Nợ xấu gây hổn loạn hệ thống ngân hàng Việt Nam

 Một nhân viên ngân hàng đếm tiền giấy Việt Nam
tại một ngân hàng ở thành phố Vĩnh Yên, Việt Nam,
 tháng 19, năm 2015. Việt Nam đã phá giá tiền đồng
 lần thứ ba trong năm nay vào hôm thứ Tư
khi chính quyền chuyển hướng thúc đẩy ngành xuất khẩu
yếu kém đang phải đối mặt với những thách thức
mới từ sự mất giá bất ngờ của đồng nhân dân tệ
ở Trung Quốc. REUTERS / Kham © Reuters
 Mức độ nợ xấu có khả năng cao hơn nhiều so với tuyên bố của Hà Nội

Ngày 16 tháng 11 năm 2015 04:52, David Robinson , Theo Financial Times

  Trần H Sa lược dịch

Việt Nam được xem là một trong những điểm sáng của Đông Nam Á trong suốt một thời gian khó khăn và bất ổn đối với những thị trường mới nổi. Tổng sản phẩm quốc nội của nước này được dự đoán sẽ vượt quá mong đợi và tăng lên 6,5 phần trăm trong năm nay.

Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng của nó đã bị cùm lại bởi nợ xấu mà đã kéo lây đến sự tăng trưởng. Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố đã có tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề, và kinh tế đang phát triển khỏe mạnh như là một hệ quả. Vào tháng Chín, tỷ giá chính thức của các khoản nợ xấu (NPLs) đứng ở mức 2,9 phần trăm tổng dư nợ, giảm từ 4,2 phần trăm trong tháng 12 năm 2012.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng trung ương, đang cố gắng để giảm số lượng các ngân hàng trong nước - từ 40 xuống còn 15 trong khoảng thời gian hai năm - bằng cách buộc những nhà cho vay của nhà nước có vốn tốt hơn tiếp quản các ngân hàng ốm yếu . Ngoài ra, họ đã thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), một quỹ của nhà nước tập trung vào tái cơ cấu các khoản nợ xấu để làm giảm lượng nợ xấu trong hệ thống tài chính.

Kể từ năm 2013, VAMC đã mua 191.3 ngàn tỷ VNĐ nợ xấu trong 218.9 ngàn tỷ việt nam đồng ( 9.9 tỷ USD) giá trị nợ xấu.

Cách làm việc của VAMC là mua nợ xấu theo giá trị sổ sách bằng cách phát hành trái phiếu không lãi suất, đòi hỏi một số lượng vốn tự có hạn chế. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ đơn giản là nhận các khoản nợ xấu, mà không có, hoặc điều chỉnh cơ cấu vốn hoặc xóa bỏ chúng, và để mặc chúng tiếp tục ở trong các bản kế toán.

Theo số liệu, VAMC đã thu lại được chỉ 15.7 ngàn tỷ VNĐ từ các khoản nợ xấu mà nó đã mua lại.

Theo FT Confidential Research, một dịch vụ nghiên cứu đầu tư tại Financial Times, gốc rễ của vấn đề nợ xấu tại Việt Nam vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Sự sụp đổ được khua chiêng gióng trống về con số nợ xấu chính thức, chủ yếu phản ảnh những khoản nợ xấu được xáo trộn từ bảng cân đối này sang bảng cân đối khác.

Chính quyền Việt Nam đã nổi tiếng với những dữ liệu giả dối. Trong năm 2014, cơ quan xếp hạng toàn cầu ước tính tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là khoảng 15 phần trăm.

Gốc rễ của vấn đề ngân hàng của Việt Nam trở lại vào đầu những năm 2000 theo sau việc tự do hóa nền kinh tế, khi tín dụng tăng trưởng ở mức trung bình hơn 25 phần trăm một năm.

Đến cuối năm 2014, 42 ngân hàng nội địa của Việt Nam chịu trách nhiệm hơn 325 ngàn tỷ VNĐ về vốn đăng ký, tăng từ 90 ngàn tỷ VNĐ, bảy năm trước đó.

Phần lớn các khoản vay này đã đi vào mạng lưới các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các doanh nghiệp này vẫn thống trị nền kinh tế và chiếm từ 60 đến 70 phần trăm dư nợ tín dụng của Việt Nam.

Những khối lượng đáng kể các khoản nợ xấu vẫn bị nhốt trong bất động sản và các doanh nghiệp không cốt lõi khác của nhiều doanh nghiệp nhà nước đầy quyền lực, nhưng phạm vi kinh doanh thì dàn trải - từ khai thác mỏ đến vận chuyển, đến khách sạn - và sự thiếu minh bạch, rất khó để đánh giá mức độ tổng thể của nó một cách chính xác.

Giải quyết những vấn đề này đúng sẽ yêu cầu cho phép các ngân hàng không thể đương đầu với gánh nặng nợ nần của họ (cho phép các ngân hàng tuyên bố phá sản, ND ). Nhưng chính phủ sẽ không để điều này xảy ra vì những thiệt hại kinh tế và xã hội mà nó sẽ gây ra.

Hơn nữa, theo FT Confidential Research , quá nhiều quyền lợi kết nối với đảng Cộng sản có quá nhiều thứ để mất và tích cực làm suy yếu những nỗ lực giải quyết cơ cấu sở hữu ngân hàng tối tăm của Việt Nam.

Về lý thuyết, người chơi thuộc khu vực tư nhân không thể sở hữu nhiều hơn 20 phần trăm của một ngân hàng, nhưng điều này thường đi vòng ngả sau, kể cả đảng viên, và những quyền lợi được bảo đảm bất di bất dịch này đặt ra những trở ngại đáng kể để cải cách.

Vấn đề nợ xấu của Việt Nam trong thực tế là biểu hiện của một tình trạng bất ổn thể chế sâu hơn, làm cho cải cách từ gốc đến ngọn không khả thi, bất kể ai được chọn làm lãnh đạo mới của Việt Nam tại kỳ đại hội đảng Cộng sản trong năm tới.

  ( Xem thêm Rối loạn trên lĩnh vực ngân hàng Việt Nam - không dể sửa chửa. )

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.