Tập Cận Bình nhìn thế giới như thế nào ... và tại sao, Phần I.



 JEFFREY A. BADER. Tháng Hai / 2016. 
Theo Viện Nghiên Cứu Brookings . PHẦN I.

Trần H Sa lược dịch

 Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Trung Quốc đã trải qua một loạt các giai đoạn, được đánh dấu bởi những khái niệm rỏ ràng khác nhau, về những gì mà các nhà lãnh đạo của nó tin rằng trật tự thế giới nên ra làm sao. Những quan điểm thay đổi này phản ảnh một sự mâu thuẫn tiềm ẩn đối với trật tự đang tồn tại, qua đó đã diễn ra một cách khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Trung Quốc hiện nay đang trải qua một giai đoạn mới, cái mà có nghĩa có thể hiểu đầy đủ hơn, nếu trước tiên chúng ta hiểu được các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nhìn nhận như thế nào về nơi mà ngày nay họ đang suy nghĩ về trật tự toàn cầu. Phản ảnh trên cả sự liên tục và những thay đổi trong bảy thập kỷ qua sẽ cho phép chúng ta nhận biết tốt hơn những gì thực sự mới và khác so với những gì đã khá quen thuộc.

Có một sự hấp dẩn để nhìn thấy những thay đổi trong quỹ đạo của một quốc gia, khi phản ảnh tầm nhìn của nhà lãnh đạo đất nước, trong trường hợp này là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Xi đã chứng minh rằng ông ta là một nhà lãnh đạo quyết đoán, mạnh hơn các người tiền nhiệm và quyết tâm không chỉ để quản lý Trung Quốc, mà còn chuyển đổi nó để đáp ứng những thách thức lớn lao chưa được giải quyết, chủ yếu là ở bên trong đất nước và ở nước ngoài. Nhưng trong suy nghĩ về những tác động tiềm năng của nhà lãnh đạo Trung Quốc trên một đất nước gần 1,4 tỷ dân, đôi khi thật là hữu ích để nhớ lại rằng, vào năm 1972, khi Tổng thống Nixon nói với Chủ tịch Mao rằng "Chủ tịch đã thay đổi thế giới ", Mao trả lời một cách cừ khôi :" Không, tôi chỉ thay đổi một vài điều ở ngoại ô Bắc Kinh.". Khiêm tốn của Mao trong dịp đó là quá đáng, và chắc chắn ông ta cùng với Xi ở một mức độ thấp hơn đã thay đổi đường lối của Trung Quốc. Nhưng nhận xét ​​của ông ấy nhắc nhở chúng ta rằng sự biến đổi quốc gia lớn lao, thường là sản phẩm từ những tác động mạnh mẽ của lịch sử, nhiều hơn là từ mệnh lệnh của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Hiểu biết quan điểm của Trung Quốc về trật tự quốc tế kể từ năm 1949 đã tiến hóa như thế nào sẽ giúp làm rõ, không khó hiểu, những đóng góp đặc biệt của Tập Cận Bình vào cách mà Trung Quốc nhìn thấy và muốn tương tác với thế giới.

Mao Trạch Đông - Sự thù địch đối với hệ thống quốc tế

Từ khi Mao Trạch Đông chiếm chính quyền năm 1949 cho đến khi Đặng Tiểu Bình đưa Trung Quốc vào những đường lối khác nhau trong thập niên 1970, Trung Quốc về cơ bản là một quyền lực cách mạng, không chỉ trong chính sách đối nội mà còn trong thái độ của nó đối với trật tự quốc tế. Bắc Kinh coi trật tự quốc tế là không hợp lý, tiêu biểu cho sự chiến thắng của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân áp đặt trên nạn nhân của họ, của người giàu dành cho người nghèo, của nước phát triển áp đặt cho các nước chưa phát triển, của chủ nghĩa tư bản dành cho chủ nghĩa xã hội, và của người da trắng áp đặt cho dân không phải da trắng. Trong số những quan điểm này không có một điều nào là quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan điểm này đã được chia sẻ rộng rãi trong số các quốc gia thuộc Phong trào Phi liên kết, và đã tìm thấy xu thế quốc tế mạnh mẽ này tại Hội nghị Bandung năm 1954. Những quan điểm này là cơ sở cho sự từ chối của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế, và hành động, kêu gọi thay thế nó bằng một hệ thống quốc tế "dân chủ" hơn. Những quan điểm này trở nên một cách tự nhiên để cho Đảng Cộng sản nhúng vào trong tư tưởng Marx-Lênin. Chúng cũng phản ảnh di sản kinh nghiệm của Trung Quốc trong suốt cái gọi là "thế kỷ của sự sỉ nhục" (năm 1840 - năm 1940) từ sự chiếm đóng và xâm lược của các cường quốc bên ngoài. Và chúng đã được tăng cường bởi sự cô lập của Mỹ áp đặt cho Trung Quốc sau năm 1949 và loại trừ nó khỏi cộng đồng quốc tế.

Điều này có nghĩa rằng tất cả các tổ chức quốc tế quan trọng đa dạng và đa phương ở dưới sự tấn công bởi Bắc Kinh. Bắc Kinh từ lâu đã muốn tham gia Liên Hiệp Quốc, nhưng đã bị chặn lại bởi Hoa Kỳ. Nhưng về phần các tổ chức LHQ khác, nó dường như không hề quan tâm, và thậm chí sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, nó đã không có động thái nhanh chóng tham gia các cơ quan khác mà từ lâu nó đã tố cáo như là những trụ cột của một trật tự quốc tế bất công. Như vậy, bằng sự lựa chọn riêng của mình và của phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu, Trung Quốc đã bị loại trừ khỏi tất cả các cơ quan của hệ thống Liên Hiệp Quốc - như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, IMF, GATT, và các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đài Bắc đại diện cho Trung Quốc như là "Cộng hòa Trung Quốc" (Trung Hoa Dân Quốc) trong hầu hết các tổ chức đó`, và kể từ khi Bắc Kinh từ chối cọng tác với bất kỳ tổ chức nào công nhận chính phủ ở Đài Bắc, khi Trung Quốc tham gia vào bất kỳ tổ chức nào, nó luôn đòi thay thế Trung Hoa Dân Quốc ở tổ chức đó.

Bên cạnh hệ thống Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh duy trì sự giận dữ đặc biệt đối với các tổ chức bị thống trị bởi Mỹ và xếp chúng tương tự như là những kẻ thù địch. NATO, liên minh Mỹ-Nhật Bản, và các liên minh an ninh khác của Mỹ, và những thỏa thuận nền tảng liên quan trên thế giới đều bị xem là được thiết kế cho dự án bá chủ của Mỹ, và đe dọa các nước trong thế giới thứ ba như Trung Quốc. Bắc Kinh bác bỏ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, xem nó như là một công cụ của các siêu cường, Trung quốc gia nhập hàng ngũ các quốc gia thủ đắc vũ khí hạt nhân vào năm 1964, bất chấp Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và sau đó khước từ tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, điều mà nó lên án. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã bị xem như là một câu lạc bộ của các nước giàu, thiết lập các quy tắc nền tảng được thiết kế nhằm bảo vệ quyền của tư bản chủ nghĩa; để đáp trả điều đó, Trung Quốc hỗ trợ kêu gọi một trật tự kinh tế thế giới mới. Các phương tiện truyền thông phương Tây được nhìn thấy như không phải là những tổ chức tự do, mà đúng hơn là các công cụ thống trị của phương Tây, và Trung Quốc hỗ trợ cho Phong trào Phi liên kết kêu gọi sáng tạo một trật tự thông tin quốc tế mới, qua đó sẽ phá vỡ tính độc quyền của các Phương tiện truyền thông phương Tây .

Ở đỉnh cao của thời kỳ cách mạng này, Trung Quốc tích cực hỗ trợ những phong trào nổi loạn ở nhiều nước Đông Nam Á, chiến đấu bên cạnh Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến chống lại Hàn Quốc và Hoa Kỳ, và cung cấp hỗ trợ cho các phong trào cách mạng ở các vùng xa xôi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. Những cuộc đấu tranh này được Bắc Kinh mô tả là các "cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ", có nghĩa là họ tìm cách thay thế các chính phủ thân phương Tây, "Tân đế quốc" bằng các chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng Trung Quốc giữ bản thân mình ở ngoài tầm tay các tổ chức chính thức, rỏ ràng có tư tưởng chống thực dân, Phong trào Phi liên kết và Nhóm 77, trong suốt giai đoạn cách mạng này. Thay vào đó nó thông qua một loại bị cô lập lảo luyện, kết hợp bản thân nó với các dòng chính sách chung của hai tổ chức này, trong khi duy trì một bàn tay tự do. Sự bị cô lập này là phù hợp với mục tiêu lớn hơn của Mao, qua đó dồn thế giới vào đường cùng. Trung Quốc của Mao thì yếu kém, đất nước nghèo khổ một cách tuyệt vọng mà đã xuất hiện từ nhiều thập niên chiến tranh, bị chiếm đóng và một thế kỷ của sự "sỉ nhục quốc tế". Trong khi thỉnh thoảng mạo hiểm theo đuổi những sáng kiến ngoại giao, Mao chủ yếu là muốn Trung Quốc bị bỏ lại một mình để trải qua một chuyển đổi mang tính cách mạng mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Đặng Tiểu Bình - Tham gia các hệ thống quốc tế

Với việc mở của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm 1972, vào lúc viếng thăm của tổng thống Nixon và tăng tốc đáng kể hơn sau khi Mỹ-Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1978, Bắc Kinh đã nghỉ lại một cách đáng kể phương thức tiếp cận với hệ thống quốc tế. Đặng Tiểu Bình khởi xướng một chiến lược cải cách kinh tế trong nước và mở cửa với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và phương Tây. Một chiến lược như vậy đòi hỏi đầu tư nước ngoài, thương mại nước ngoài, kiến thức và công nghệ nước ngoài và hợp tác nước ngoài. Với sự thay đổi trong thái độ đối với Hoa Kỳ, đã tiến đến thay đổi thái độ của Bắc Kinh đối với toàn bộ trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ thống trị.

Trong những năm cầm quyền của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc tham gia hoặc bắt đầu trên con đường hướng tới tham gia với tất cả các tổ chức quan trọng trong hệ thống Liên Hiệp Quốc mà nó đã từng lên án - không chỉ LHQ, mà còn cả Ngân hàng Thế giới, IMF, Hiệp ước không phổ biến hạt nhân và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, các tổ chức không phổ biến hạt nhân khác nhau nhằm trấn áp sự phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, GATT / WTO, và các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Nó không còn lên án NATO, tổ chức mà nó đã xem như một sự cân bằng hửu ích chống lại Liên Xô, và nó chấp nhận trên thực tế các hiệp ước an ninh của Mỹ ở tây Thái Bình Dương như là vô hại (trừ hiệp ước phòng thủ Mỹ-Trung Hoa Dân Quốc) . Nó cũng tham gia các tổ chức đa phương ở khu vực châu Á Thái Bình Dương , bao gồm cả Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Các giai đoạn của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã sôi động, trùng với và thực sự tạo điều kiện cho sự nổi lên của Trung Quốc trên sân khấu thế giới như là một cầu thủ lớn dựa trên sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục mà nó chủ trì. Nhưng cũng chẵng có nhà lãnh đạo nào khớp nối một tầm nhìn về những gì họ đã thừa hưởng từ Đặng Tiểu Bình mà đã cơ bản thay đổi Trung Quốc . Các khẩu hiệu về ý thức hệ mà mỗi cái đại diện cho mỗi nhà lãnh đạo - như là "Ba đại diện" của Giang và "xã hội hài hòa" của Hồ Cẩm Đào - có ít hoặc không có liên quan đến vị trí của Trung Quốc trên thế giới, trong đó tiếp tục được thấy trong các điều khoản rõ ràng từ Đặng. Cả Giang lẫn Hồ Cẩm Đào đã đồng thuận các nhà lãnh đạo ở trong thời kỳ lãnh đạo tập thể. Chẵng có ai ở trong một vị trí vững chắc để đặt ra một tầm nhìn chính sách đối ngoại mới, ngay cả khi họ đã có ý sẳn sàng.

Trong thời kỳ Đặng Tiểu Bình, và vào thời điểm của các chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào (1992-2012), Trung Quốc thường truyền đạt một cảm giác thoải mái với trật tự quốc tế mà nó đã tham gia, các quan chức và trí thức Trung Quốc bác bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc là một cường quốc theo "chủ nghĩa xét lại" . Hành vi của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế nói chung phản ảnh quan điểm, Trung Quốc tham gia một cách xây dựng trong các tổ chức đó, đôi khi làm cho Hoa Kỳ thất vọng về các vấn đề cụ thể nhưng thường không ở trong một dáng dấp gây rối hay phá hoại.

Trong những lúc Trung Quốc thể hiện vai trò cường quốc cách mạng và từ chối trở thành một cường quốc xét lại, nó vẫn tiếp tục có một thái độ nhập nhằng đối với trật tự quốc tế. Nó nhận được những lợi ích từ điều đó, và tham gia một cách xây dựng điều đó, nhưng những năm truyền bá tư tưởng cách mạng và tán thành học thuyết Phong trào phi liên kết đã để lại một tồn đọng ăn sâu vào tư tưởng của các nhà chỉ trích hệ thống quốc tế. Ngay cả khi Trung Quốc đã trở thành một trụ cột của hệ thống quốc tế, nó vẫn tiếp tục tham gia tiếng nói trong thế giới thứ ba, qua việc kêu gọi một trật tự quốc tế "dân chủ" hơn, Thông tin Quốc tế mới và những trật tự kinh tế, các ràng buộc về quyền phủ quyết của các thành viên thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, loại bỏ các tổ chức "chiến tranh lạnh" như các liên minh do Mỹ dẫn đầu, mà được coi là di sản của lịch sử. Có một sự phân cách giửa các hành động của Trung Quốc, đó là những thứ của một kẻ ủng hộ hệ thống quốc tế, bên cạnh những lời lẻ khoa trương kết án công khai của nó, qua đó vẫn bày tỏ những bất bình đối với hệ thống ngoại trừ những lợi ích mà hệ thống quốc tế mang lại cho nó.

Thời đại Xi Jinping - Những khả năng mới

Đây là bối cảnh lịch sử ngược lại với những gì chúng ta sẽ thấy những cải tiến mới mà Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của Trung Quốc kể từ năm 2012, đã mang lại để chống đở trong suy nghỉ về trật tự quốc tế. Quan niệm thống trị của Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1978 và sau đó từ năm 1978 đến năm 2012 không phải là những sáng tạo trí tuệ tinh khiết của các học giả vô vụ lợi. Chúng đã phản ảnh cả hệ tư tưởng và các ưu tiên chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc. Chúng cũng là sản phẩm của một sự lãnh đạo mà qua đó không phải chỉ mang tính cách mạng mà còn cả tính quốc tế yếu kém, không có sức mạnh cứng để dự đoán những ý tưởng và quan tâm của họ một cách hiệu quả.

Những ý tưởng mới của thời đại Xi phản ảnh những thay đổi lớn ở vị trí của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế, sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự của nó, và kỳ vọng của Trung Quốc rằng hệ thống quốc tế sẽ và nên thích nghi với việc Trung Quốc đã chuyển đổi.

Trung Quốc mà Tập Cận Bình thừa hưởng là rất khác so với Trung Quốc mà ba người tiền nhiệm của ông gặp phải khi họ nhậm chức. Trung Quốc mà Tập Cận Bình tiếp thu là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, sau khi trải qua hai thập kỷ tăng trưởng gần hai chử số. Nó là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới. Một cường quốc xuất khẩu, có tích lũy nhiều nghìn tỷ USD trong dự trữ ngoại hối (vào năm 2015 khoảng 4 nghìn tỷ $). Nó là mục tiêu lớn nhất của các đầu tư trực tiếp nước ngoài ở bên ngoài Hoa Kỳ, và là nguồn gốc phát triển nhanh nhất của trực tiếp đầu tư bên ngoài. Nó là nước sản xuất quy mô lớn nhất trên thế giới, và là trung tâm của một trung tâm sản xuất khu vực liên kết với các nước Tây Thái Bình Dương. Nó là đối tác thương mại lớn nhất của mỗi quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á. Sự thèm khát của Trung Quốc đối với nguyên liệu thô đã định hướng giá cả hàng hóa toàn cầu, lúc tăng lên, lúc giảm xuống. Nó là nhà sản xuất các loại khí nhà kính lớn nhất thế giới.

Quân đội của Trung Quốc là sản phẩm của hai thập kỷ tăng trưởng ngân sách hai con số. Nó đã hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và ICBM của mình trở thành một lực lượng tấn công đứng thứ hai với nhiều năng lực, và MRBM đã phát triển và hệ thống tên lửa hành trình đã bắt đầu làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực với Hoa Kỳ. Nó phát triển một đội tàu khổng lồ với các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, có thể tuần tra ở biển Đông và Biển Hoa Đông. Nó đã phát triển một đội tàu với mô hình tàu ngầm chạy bằng diesel, cho phép phóng chiếu sức mạnh và đe dọa các tàu nổi trên mặt biển ở phía tây Thái Bình Dương. Nó đã triển khai tàu sân bay đầu tiên. Lượng dự trử máy bay chiến đấu của nó mở rộng đến điểm mà nó cảm thấy có thể tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, cùng với gợi ý một vùng như thế ở biển Đông. Chuyển đổi đầy kịch tính của PLA trong hai thập kỷ qua chắc chắn đã gây nên những nghi vấn trong các nước láng giềng, và người Mỹ, về mục đích của một PLA mới, liệu nó có sẽ được triển khai cho các mục tiêu tấn công cũng như yêu cầu phòng thủ hay không, và liệu tham vọng của Trung Quốc có sẽ gia tăng với khả năng quân sự mới của nó hay không.

Thời đại Xi Jinping - những Ý tưởng thay đổi

Điều quan trọng là phải hiểu rỏ những phát triển này để hiểu cách thức và tại sao Tập Cận Bình đã đưa ra những ý tưởng mới về trật tự quốc tế và mối quan hệ của Trung quốc đối với trật tự đó. Trung quốc giờ đây có một vai trò lớn hơn. Nó cần hệ thống quốc tế khác hơn, so với Trung quốc cách đây hai mươi năm. Nó có tiềm năng lớn hơn rất nhiều để ảnh hưởng đến các sự kiện chung quanh nó. Nó muốn gây ngạc nhiên với một Trung Quốc cho đến nay đã đưa đất nước ra khỏi những thập kỷ trước đó, trong thực tế là đã không đặt vấn đề về vai trò của mình trong hệ thống quốc tế. Dưới thời Xi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã làm như vậy.

Đặng Tiểu Bình đã hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn sẽ khơi dậy sự khó chịu trong các nước láng giềng. Ông ta nhìn thấy những nước hàng xóm là nguồn đầu tư tiềm năng, chuyên môn và thương mại; tất cả sẽ tiêu tan nếu láng giềng Trung quốc là những nước thù địch. Theo đó, khẩu hiệu của chính sách ngoại giao Trung Quốc dưới sự quản lý của Đặng là "tao guang yang hui" (thao quang dưỡng hối) , dịch đại khái là, "phát triển khả năng trong khi vẫn giữ một vị thế thấp". Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc không tìm cách đóng một vai trò lãnh đạo trong khu vực hay toàn cầu, cũng không tìm cách thống trị các tổ chức quốc tế. Tính hiệu lực của "tao guang yang hui "đã được tái khẳng định gần đây nhất là vào năm 2010, bởi Ủy viên Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo), người mà sau đó giám sát chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Bất kể câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình, các nhà lãnh đạo và trí thức Trung Quốc từ lâu đã bực tức tình trạng non kém của mình trong trật tự quốc tế, bị gia nhập và là kẻ bị trị trước các quy tắc của những tổ chức, mà Trung Quốc đã không đóng một vai trò nào trong việc hình thành. Đồng thời, một số thành phần ở phương Tây phàn nàn rằng, Trung Quốc có hành vi như là một "tay đua tự do" trong các tổ chức quốc tế, thu được những lợi ích của thành viên mà không đóng góp đáng kể cho các hoạt động của các tổ chức đó. Trong các tổ chức kinh tế quốc tế, đòi hỏi những đóng góp tiền tệ từ các thành viên với phần đóng góp biểu quyết sản phẩm tài chính, những đóng góp và các quyền của Trung Quốc là những thứ của một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, dựa trên những số liệu GDP lỗi thời. Có một sự đồng thuận phát triển như vậy, bên trong và bên ngoài Trung Quốc, rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong hệ thống quốc tế như là một người đặt ra quy luật, và là nhà điều hành.

Bổ sung mong muốn của Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong hệ thống quốc tế, là thách thức kinh tế làm thế nào để đầu tư hàng nghìn tỷ đô la ngoại hối nó đã tích lũy được trong hai thập kỷ qua. Bắc Kinh phản đối sự thúc giục của các nhà lãnh đạo phương Tây yêu cầu định giá lại tiền tệ của nó, mạnh hơn và cao hơn một cách nhanh chóng; và sự phàn nàn Trung quốc đã chậm chạp tháo dỡ những trở ngại về cơ cấu để cân bằng lớn hơn, do thặng dư của nó vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ hội cho đầu tư trở lại trong môi trường lãi suất thấp trong những năm gần đây đã không được thỏa đáng. Trung Quốc không thể tiếp tục đầu tư khổng lồ của mình ở các tổ chức tài chính của Mỹ trong những năm trước năm 2008 mà không phải chấp nhận những quay vòng thấp, qua đó thêm vào cần phải suy nghĩ lại chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.

Tập Cận Bình là một nhân vật thích hợp để suy nghĩ lại cách tiếp cận của Trung Quốc đối với chính sách nước ngoài, được trình bày bởi những khả năng mới của nó. Cha ông từng là một trong những công thần của cách mạng Cộng sản và trong ba thập kỷ đầu tiên của nhà cầm quyền Cọng sản, một đồng chí thân tín của cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình lớn lên được thừa hưởng những đặc quyền từ một "vương hầu" của Đảng Cộng sản và một con đường hiệu quả hợp lý để nắm bắt thành công và quyền lực. Nhưng ông ta, giống như cha mình, phải chịu đựng những khó khăn được áp đặt bởi Cách mạng Văn hóa - lưu vong khỏi Bắc Kinh, gián đoạn lâu dài con đường học vấn, làm việc ở nông thôn. Khi cuộc Cách mạng văn hóa kết thúc, dẫn đến thời kỳ cải cách được mở ra bởi Đặng Tiểu Bình, con đường sự nghiệp của ông bao gồm các vị trí quản lý cấp cao trong những lãnh vực mang tầm quốc tế và tiến bộ kinh tế của Trung Quốc, đáng chú ý là ở Phúc Kiến và tỉnh Chiết Giang và Thượng Hải. Ông ấy nổi lên từ kinh nghiệm của các đặc quyền và đau khổ với một niềm tin vững chắc vào sự cần thiết của một Đảng Cộng sản mạnh để cai trị Trung Quốc, ác cảm với sự hỗn loạn và bất ổn xã hội, một cam kết đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dựa trên sự chấp nhận vai trò của thị trường và yêu cầu sự tôn trọng đối với Trung Quốc trên trường quốc tế.

Jeffrey Bader là một thành viên cao cấp ở Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton tại Viện Nghiên cứu Brookings ở Washington, DC .Từ năm 2009 đến năm 2011, Bader là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh quốc gia tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Trong chức năng đó, ông là cố vấn chính cho Tổng thống Obama về châu Á. Từ 2005-2009 Bader phục vụ như là Giám đốc Sáng kiến Trung Quốc và sau đó là giám đốc đầu tiên của Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton





1    2

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.