Trung Đông, mặt trái của thế giới. Phần I


Trung quốc, Hoa kỳ và cuộc đấu tranh ảnh hưởng ở Trung Đông. (Phần I)


Mặt trái của thế giới
 JON B. ALTERMAN. Tháng Ba năm 2017. Theo Viện Nghiên cứu BRZEZINSKI.

Trần H Sa lược dịch

Khi vết chân toàn cầu mở rộng, Trung Quốc thấy mình ngày càng phụ thuộc vào các khu vực của thế giới, nơi mà nó có ít ảnh hưởng và đang tìm cách gây ảnh hưởng trong một hệ thống vốn được phát triển bởi những nước khác. Khi các lợi ích toàn cầu của Trung Quốc mở rộng, đất nước này liên tục tự thấy mình đụng chạm với Hoa Kỳ, quốc gia không rõ ràng là một đối thủ, cũng không phải rõ ràng là một kẻ thù, nhưng rõ ràng là một sức mạnh toàn cầu đứng hàng đầu thế giới. Trong khi Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức trong chính sách đối ngoại của nó, một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của nó là làm thế nào để quản lý sự trổi dậy của chính mình, mà không va chạm với Hoa Kỳ hoặc tạo ra những gánh nặng quá mức cho chính nó, khi là cường quốc châu Á lớn nhất. Thách thức này thể hiện bản thân nó, đặc biệt là trong không gian giữa Đông Á và Trung Đông, một không gian mà, theo quan điểm của Hoa Kỳ, thực sự là mặt trái của thế giới.

Thách thức đặc biệt cấp bách, bởi vì tình thế ở Châu Á đang thay đổi liên tục. Trong khi một số nhà quan sát nhận thấy sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ trong không gian này được công nhận là đúng đắn, trên thực tế Hoa Kỳ vẫn giữ một loạt các lựa chọn ở đó. Nó có thể chiếm không gian đó theo cách kết hợp với các tham vọng của Trung Quốc, hoặc theo cách đương đầu với chúng. Nó có thể tìm kiếm một dấu ấn mạnh mẽ trong khu vực, hoặc nó có thể quyết định rằng những lợi ích sống còn của nó nằm ở nơi khác. Cũng như vậy, Trung Quốc có những lựa chọn về cách nó mà sẽ hành động trong không gian này như thế nào. Nó có thể tìm kiếm để định hình không gian này nhằm thúc đẩy lợi ích của nó, hoặc nó có thể chấp nhận tình trạng như chúng đang có. Nó có thể đồng thời phát triển các năng lực kinh tế, ngoại giao và quân sự trong không gian này, hoặc nó có thể tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế. Nó có thể hành động để thiết lập các khuôn khổ đa phương rộng rãi cho sự tương tác quốc tế, hoặc nó có thể nhấn mạnh các quan hệ song phương.

Điều khó xác địmh là : bằng cách nào mà Hoa Kỳ và Trung Quốc vận dụng lợi ích chung của họ ở Trung Đông và ở sự lãnh đạo không gian châu Á, để sẽ không đơn thuần là một chỉ số quan trọng cho thấy cách thức họ liên hệ với nhau trên toàn cầu, mà sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai địa chính trị của họ một cách rộng rãi hơn. 

Bài tiểu luận này bắt đầu bằng cách xem xét cách mà các chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tiếp cận Trung Đông trong quá khứ, và sau đó mô tả những lợi ích đang ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó. Tiếp theo nó phân tích các mục tiêu chung của các quốc gia và các đường lối tương phản mà họ theo đuổi. Nó xem xét sự hấp dẫn của Trung Quốc đối với các chính quyền khu vực và các giới hạn ảnh hưởng của Trung Quốc, và sau đó phân tích nhiệm vụ tức thì của Trung Quốc, đó là bảo đảm không gian giữa các lợi ích Trung Đông của nó và chính bản thân Trung Quốc. Phân tích này phần nào liên quan đến việc hiểu rõ vai trò của Hoa Kỳ ở Châu Á, và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên tuyến đường biển, đã thúc đẩy Trung Quốc như thế nào trong việc theo đuổi các giải pháp thay thế trên mặt đất. Bài tiểu luận sau đó xem xét sự thay đổi cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với không gian hàng hải như thế nào mà có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đối với an ninh của Trung Quốc và có thể thúc đẩy Trung Quốc hung hăng nhiều hơn trong việc đưa ra một "trật tự Trung Quốc" ở châu Á - một điều mà có thể cũng được chấp nhận và phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc. Nó kết luận bằng cách phân tích một số các thực tế mới mà Trung Quốc sẽ phải đối đầu khi lợi ích toàn cầu của nó tăng lên.

HOA KỲ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ

Hoa Kỳ từ lâu đã có cách tiếp cận linh hoạt đối với quyền lực toàn cầu. Không giống như Châu Âu, nó chưa bao giờ cố gắng thu thập góp nhặt các thuộc địa xa xôi hoặc chiếm đoạt lợi ích cho các nhà đầu tư của nó ở nước ngoài. Vào thế kỷ XIX, trong khi các cường quốc châu Âu tranh đua trên thế giới, chính phủ Hoa Kỳ phần lớn bận tâm với việc giải quyết ở lục địa của nó và đã bị loại khỏi phần lớn các cuộc chiến tìm kiếm sự giàu có và ảnh hưởng dựa trên nền tảng châu Âu. Khi Hoa Kỳ nổi lên trên sân khấu thế giới vào giữa thế kỷ XX, chiến lược của nó không quá cố gắng để kiểm soát mà lại đặt ra các tiêu chuẩn phổ quát, qua đó mọi quốc gia đua tranh nhau, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Các quốc gia châu Âu đã tìm cách tăng cường quyền lực quốc gia thông qua việc thiết lập sự kiểm soát trực tiếp, nhưng cách tiếp cận của Hoa Kỳ là gián tiếp. Gắn vào chiến lược của Hoa Kỳ - ngay cả trong chủ nghĩa chống cộng mạnh mẽ của nó - là một mối quan tâm trong việc thúc đẩy sự ổn định, khả năng dự đoán và minh bạch ở nước ngoài. Sự quan tâm này bao gồm cả các thành phần quân sự và kinh tế, liên quan đến những người lính cũng như các doanh nhân. Trong khi nhiều cấu trúc và nhiều quy tắc xảy ra như một hậu quả mà đã tự nhiên ủng hộ lợi ích và hành vi của Hoa Kỳ, các lợi ích đó không chỉ dành riêng cho Hoa Kỳ. Các đồng minh đã thịnh vượng dưới sự bảo vệ trong sự thống trị hòa bình của người Mỹ (Pax Americana), và cuối cùng là một loạt quy tắc chung phát triển dần dần chứ không phải là một kết quả được ấn định trước, nhằm nhấn mạnh đến ưu tiên của Hoa Kỳ. Cách tiếp cận này đã giúp củng cố việc chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu với niềm tin rằng rỏ ràng nó là lợi ích chung.

Khi Hoa Kỳ lướt vào Trung Đông sau Thế chiến II, nó đã làm như vậy trong khuôn khổ Chiến tranh Lạnh đã rõ ràng. Nghĩa là, các nổ lực của Mỹ rõ ràng đã có một thành phần quân sự được bổ sung bằng kinh tế. Các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh tìm cách thúc đẩy lợi ích của phương Tây bằng cách bảo đảm an ninh cho các mỏ dầu, bảo đảm việc vận chuyển được an toàn, và trợ giúp các xã hội cựu thuộc địa và phong kiến thoát khỏi sức hút của chủ nghĩa cộng sản. An ninh của Israel là một mối quan tâm quan trọng nhưng không phải là một quan tâm quá mạnh ; hòa bình đã được theo đuổi như để ngăn cản Liên Xô đạt được chỗ đứng trong các nhóm địch thủ, nhằm thúc đẩy lợi ích thương mại riêng biệt của Hoa Kỳ. Chiến lược đó đã đi qua các điểm nhấn khác nhau trong nửa thế kỷ - đôi khi tiếp cận với nhiều trung tâm của quốc gia, đôi khi với nhiều cơ sở; đôi khi lấy kinh tế làm trọng, và đôi khi lấy quân sự làm trọng. Nhưng nó luôn luôn dựa vào việc xem Trung Đông như là một ước vọng chiến lược.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Đông vẫn còn là một chiến lược quan trọng đối với Hoa Kỳ, qua đó không lo ngại việc một quyền lực bên ngoài sẽ lướt vào, mà lại e sợ khu vực này sẽ không chống nổi lũ ma quỷ của nó và gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã vội vã bảo vệ các mỏ dầu của Saudi sau khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait vào năm 1990, và tập hợp một liên minh quốc tế rộng lớn để đẩy Saddam trở về. Mục tiêu của Hoa Kỳ là trật tự, nhưng không kiểm soát. Tương tự, cuộc đối đầu của Hoa Kỳ với Iran từ năm 1979 đã làm dấy lên mong muốn duy trì sự ổn định khu vực, và đánh bại các nổ lực của chính phủ Iran đang muốn xé rời từng mãng hiện trạng, do Hoa kỳ dẫn đầu (mặc dù một phần Cộng hòa Hồi giáo xem chiến lược của Hoa Kỳ là một phần trong những nỗ lực cô lập và làm suy yếu nó).

Trong nửa thế kỷ vừa qua, Hoa Kỳ đã chiếm một vai trò ngày càng trở nên bất an tại Trung Đông. Các chủ thể trong khu vực muốn thay đổi hiện trạng, đã thúc đẩy nhiều chính phủ tìm kiếm sự bảo vệ từ Mỹ. Đồng thời, quan hệ gần gủi giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh độc tài, một nghĩa vụ đối với chủ nghĩa tự do thế tục, và ủng hộ cho Israel đã khiến Hoa Kỳ phải thường đối mặt với tư cách là một cường quốc kiêu ngạo và vô đạo đức, một quốc gia được dễ dàng trình bày như một con quỷ trong các cuộc tranh luận công khai. Quan điểm của Hoa Kỳ về chính nó ở Trung Đông - như là một lực lượng dân chủ ũng hộ nhu cầu của công chúng trước tiếng nói và trách nhiệm phải giải trình cao hơn từ các chính phủ độc tài - không chiếm ưu thế. Quan điểm phổ biến là tiêu cực hơn. Phần lớn các chính phủ ở Trung Đông coi Hoa Kỳ như một đối tác ngây ngô nhưng cần thiết, và công chúng của họ nhìn nhận Hoa Kỳ đôi khi như một xã hội đáng ngưỡng mộ với một chính phủ đáng khinh bỉ.

TRUNG QUỐC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TOÀN CẦU

Cách tiếp cận tổng quát của Trung Quốc đối với các hoạt động trên toàn cầu thì hoàn toàn khác so với Hoa Kỳ. Ngay tại cực điểm của nó, Trung Quốc là một cường quốc khu vực chứ không phải là một cường quốc toàn cầu. Nó chưa bao giờ tìm kiếm của cải ở những nơi xa xôi hoặc nghĩ ra các quy tắc điều hành các hoạt động quốc tế. Khi Trịnh Hoà (Zheng He) lên đường đi biển tới Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ vào thế kỉ thứ mười lăm, ông ta đã không tìm kiếm đất đai cho hoàng tộc giống như các đồng nghiệp châu Âu của mình. Trung Quốc đã chinh phục lãnh thổ vùng tiếp giáp và đòi hỏi - và nhận được - sự cống phẩm từ các nước lân cận, nhưng nó chưa bao giờ cho thấy một khát vọng về một vai trò toàn cầu.

2015: Mô hình quy mô của thành phố thủ đô mới của Ai Cập, đã nhận đầu tư của Trung Quốc. (KHALED DESOUKI / AFP

Thay vào đó, những người khao khát như vậy đã đẩy chính họ vào cảm nhận của Trung Quốc rằng họ là những kẻ xâm lược khi Trung Quốc ở vào tình trạng tồi tệ. Các cường quốc châu Âu đã thiết lập các thuộc địa ở Đông Á trong suốt thế kỷ XIX và (cùng với Hoa Kỳ) đã bòn rút những nhượng bộ từ giới lãnh đạo Trung Quốc sau cuộc chiến tranh Nha phiến. Trung Quốc chịu đau khổ thêm nửa dưới sự bành trướng của Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX, và gần như hoàn toàn hướng nội trong nhiều thập kỷ khi nó giải quyết hậu quả của Cách mạng Cộng sản năm 1949. Đến thời Trung Quốc bắt đầu giải tỏa sự cô lập của nó vào cuối những năm 1970, toàn bộ các quy tắc toàn cầu hậu chiến đã được thiết lập. Sự gia tăng chóng mặt của Trung Quốc đã phát sinh trong những năm kể từ khi được định hướng không bằng việc thách thức những luật lệ mà bằng cách tận dụng chúng. Sự trổi dậy của Trung Quốc không dính dáng đến việc thành lập các liên minh quân sự giống như NATO, và Trung Quốc vẫn duy trì một sự bất an sâu sắc đối với các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Chiến lược rõ ràng của Trung Quốc rất chú trọng đến các mối quan tâm về an ninh, và là mối quan tâm toàn diện cho lợi ích của cả hai bên.

Sự trổi dậy ngoạn mục của Trung Quốc đã gây ra sự suy đoán rộng rãi về chiến lược cuối cùng của đất nước họ. Một thế hệ các nhà tư tưởng chiến lược Mỹ đã say mê các bài viết của các nhà lý thuyết quân sự Trung Quốc cổ đại, và nhiều người cho rằng chủ nghĩa im lặng hiện nay của Trung Quốc là một dấu hiệu của sự kiên nhẫn chứ không phải là một ý định lành tính. Khi họ đọc lịch sử Trung quốc, dòng tư tưởng chung trong suy nghĩ của người Trung quốc không phải là quá trình điều chỉnh một cách hòa bình, mà là đối đầu vào thời điểm thích hợp. Theo quan điểm này, sự khiêm tốn trong các tham vọng đã được tuyên bố của Trung Quốc trên sân khấu toàn cầu, cho thấy đó là một dự tính khôn ngoan chứ không phải là các khát vọng khiêm tốn.

Tuy vậy, ngay cả đối với các nhà phân tích thân cận Trung Quốc, cũng thật khó để biết giới lãnh đạo TQ thực sự tìm kiếm điều gì, nếu thực sự nó có một kế hoạch tổng thể. Rất nhiều thứ đang phát triển rất nhanh ở rất nhiều nơi, và chính phủ Trung Quốc thì quá lớn, phức tạp - và không rõ ràng - do đó nếu có ý định tách biệt thực tại và ảo tưởng có lẻ là không thể. Và ngay cả nếu Trung Quốc có một chiến lược dài hạn, không có cách nào để biết liệu chiến lược đó sẽ thành công hay không trong một thời kỳ hòa bình lâu dài, huống hồ là liệu nó có thể hiện hửu hay không khi chiến tranh xảy ra .

LỢI TỨC CỦA TRUNG QUỐC Ở TRUNG ĐÔNG

Khi nói đến Trung Đông, lợi ích của Trung Quốc thì tương đối gần đây hơn so với Hoa Kỳ, và chúng hẹp hơn. Trung Quốc có một mối liên hệ văn hoá khiêm tốn với Trung Đông, chủ yếu qua ngỏ Hồi giáo, trong nhiều thế kỷ. Con đường Tơ Lụa đã có trước Hồi giáo, nhưng bản thân những du khách Trung Quốc hiếm khi đi qua nó. Vào thời trung cổ, các thương nhân Hồi giáo đã thành lập các cộng đồng Hồi giáo ở các cảng của Trung Quốc, nhưng lại không có các khu phố Tàu ở Trung Đông. Trung Quốc có một số cộng đồng người Hồi giáo khác biệt - không chỉ có người Duy Ngô Nhĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ mà còn cả người Hui, những người mà hầu hết không thể phân biệt được với người Hán. Một vài trong số những người Hồi giáo Trung Quốc đã hành hương đến Mecca qua nhiều thế kỷ, nhưng trước khi thường xuyên đi bằng máy bay, các chuyến đi như vậy là rất hiếm. Sinh viên Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu thường xuyên tại Đại học al-Azhar của Cairo chỉ trong thế kỷ hai mươi, và với số lượng tương đối nhỏ. Về mặt Chính phủ, có rất ít kết nối.


Về mặt chính trị, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cảm nhận mối liên hệ với các phong trào chống thực dân ở Trung Đông theo cảm tính, đặc biệt là khi các phong trào này chi phối trong những năm 1950 và 1960, nhưng chủ yếu việc tham gia chính trị của Trung quốc chỉ mang tính tượng trưng. Chính quyền Gamal Abdel Nasser của Ai Cập mở rộng sự công nhận về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc vào năm 1956, gây ra việc phương Tây rút lui sự hỗ trợ dành cho đập thủy điện Thượng ở Aswan, và việc quốc hữu hoá sau đó của Công ty Suez Canal. Trong khi đó, Abdel Nasser đưa ra một quan điểm chính trị có ít nhiều ảnh hưởng thực tiễn trên quan hệ Ai Cập - Trung Quốc. Tương tự, không thể trùng hợp ngẫu nhiên mà đại sứ quán Trung Quốc ở Algiers lại nằm trong căn nhà cũ của Charles De Gaulle - một vị trí tạo cảm tưởng không nghi ngờ rằng nó là một cái tát dành cho những người ở Pháp - các ông chủ cựu thực dân của Algeria . Trung Quốc tương đối ít mở rộng để đổi lấy sự hỗ trợ của Ả Rập, điều mà người ta cũng cho rằng không có giá trị đặc biệt đối với Trung Quốc.

Với sự tăng trưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế trong hai thập kỷ qua, các nguyên tắc đã thay đổi, và Trung Quốc ngày càng trở nên hội nhập vào Trung Đông. Sự tham gia trực tiếp của Trung quốc chủ lực là kinh tế, thông qua ba con đường. Với đến nay điều quan trọng nhất là năng lượng. Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu dầu thô vào năm 1993, mà Trung Đông đã liên tục là nguồn cung cấp cho hơn 50% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm nản chí những nổ lực nhằm đa dạng hóa nguồn cung của Trung Quốc, như sự gia tăng nguồn cung từ các nguồn không thuộc khu vực Trung Đông đã nhanh chóng biến mất trong giỏ hàng nhập khẩu đang phát triển . Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng 9% riêng trong giai đoạn 2013 - 2014, và con số đó gia tăng khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chiếm 43% tổng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Năm đó, đáng chú ý, là phần tăng trưởng GDP của Trung Quốc, đạt ít hơn 8% so với nhiều năm tăng trưởng với hai con số, trước đó.

Con đường thứ hai là trao đổi hàng hoá sản xuất. Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) là một trong những đối tác thương mại tăng trưởng nhanh nhất của Trung Quốc, nhưng gia tăng không chỉ vì nhập khẩu năng lượng. Trung Quốc bán một loạt các hàng hoá sản xuất cho GCC, và việc mua bán đó đang gia tăng nhanh chóng. Tổ chức Economist Intelligence Unit ước tính đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu trên toàn cầu chiếm ưu thế đối với GCC, tăng gấp đôi khối lượng năm 2013 và đạt 135 tỷ USD mỗi năm. Dragon Mart, một trung tâm mua sắm rộng lớn ở ngoại ô Dubai, hoạt động như một phòng trưng bày cho vô số nhà sản xuất và đại lý bán sỉ của Trung Quốc, gần đây đã tăng gấp ba lần không gian sàn nhà lên hơn 2 triệu feet vuông, hoặc một diện tích 46 mẫu cho không gian bán lẻ. Chừng 250.000 người Trung Quốc hiện đang sống ở Dubai, mặc dù một số phục vụ cho khách hàng quen thuộc từ Châu Phi và Châu Âu thích làm ăn với Trung Quốc ở đó, chứ họ không đến tận Trung Quốc.

Con đường thứ ba là hợp đồng về cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng khác. Trung Quốc đã áp dụng kiến ​​thức chuyên môn - gặt hái được từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho các thành phố đang bùng nổ của nó - với nhu cầu của các thành phố đang bùng nổ của Trung Đông. Các công ty xây dựng của Trung Quốc có tiếng là có chất lượng rẻ và nhanh, điều đó cho phép các nhà lãnh đạo địa phương có đủ tin tưởng cho sự tiến bộ nhanh chóng. Các khoản đầu tư và hợp đồng của Trung Quốc ở Trung Đông trong giai đoạn 2010 - 2016 đạt tổng cộng hơn 60 tỷ đô la và bao gồm các dự án cao cấp như một tuyến tàu điện ở Mecca, một đường ống dẫn dầu ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cho phép trực tiếp tiếp cận đến Ấn Độ Dương và 40.000 căn hộ ở Bahrain. Các chính phủ Trung Đông đã bị lôi cuốn trước viễn cảnh về nhà ở và cơ sở hạ tầng được xây dựng nhanh chóng với giá hấp dẫn, thường dựa vào nguồn tài chính nhà nước của Trung Quốc; khi xem xét vai trò túng thiếu vật chất trong việc tạo ra các cuộc biểu tình ở "Mùa xuân Ả rập". .


Năm 2007: Công nhân xây dựng Trung Quốc ở Kouba, Algeria. (Hình ảnh PASCAL PARRO

Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Trung Đông trong hai thập kỷ gần đây hầu như tập trung toàn bộ vào nhà nước. Chính phủ Trung Quốc khoan khoái với các lãnh vực công cộng rộng lớn trong các nhà nước ở Trung Đông, và nó thoải mái gây ấn tượng trong các thoả thuận thương mại với các cơ quan nhà nước. Khi hoạt động bất cứ đâu ở nước ngoài, chính phủ Hoa Kỳ thường tìm cách vượt qua các mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau, để thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với giới doanh nhân, giới ăn trên ngồi trước, các học viện và các thành viên khác của xã hội dân sự. Trái lại, Trung Quốc tự thỏa mãn chấp nhận Trung Đông như nó đang là. Trung Quốc có một số quan tâm rằng khu vực này thiếu tính co giản cần thiết để đối phó với những thách thức về xã hội, kinh tế và chính trị trong nước, chính phủ Trung Quốc dường như hay nghi ngờ các nhóm đối lập và xem các lực lượng chính phủ là những sức mạnh duy nhất có thể ngăn ngừa khủng bố và các loại rối loạn khác. Bất chợt nhận ra nhờ vào cuộc nổi dậy của người Ả Rập năm 2011 và sự trổi dậy của những người theo chủ nghĩa dân túy, những người đã đổ lỗi cho Trung Quốc vì nó đã giúp đỡ lật đổ các nhà độc tài , các quan chức Trung Quốc đã tỏ ra nhẹ nhõm khi thấy các nhà lãnh đạo độc tài mạnh mẽ của khu vực quay trở lại, trong khi thận trọng không hoàn toàn đóng cửa đối với các nhóm đối lập.


TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ Ở TRUNG ĐÔNG

Về cơ bản, không có xung đột tự nhiên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Trung Đông. Cả hai đều chia xẻ mối quan tâm về sự ổn định, và cả hai đều đã đầu tư sâu sắc trong hiện trạng. Một phần do cam kết của Hoa Kỳ mở cửa thị trường ở Trung Đông - đáng chú ý ở đây là các công ty của Trung Quốc đã đầu tư hơn 16 tỉ đô la ở Iraq, làm cho Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của nước này - Trung Quốc hưởng lợi từ một hệ thống mà Hoa Kỳ đầu tư hàng tỷ đô la để giúp bảo đảm an ninh. Nhưng Trung Quốc không chỉ hưởng lợi bằng cách tránh những đầu tư tương tự về mặt an ninh; ; nó cũng được hưởng lợi bằng cách tránh những sự thù địch mà các khoản đầu tư như vậy khuyến khích những người phản đối tình trạng hiện tại. Một số quan chức Trung Quốc bày tỏ ở chổ riêng tư một sự hài lòng nào đó với sự tham gia của Hoa Kỳ ở Trung Đông, bởi vì các lực lượng Hoa Kỳ được triển khai đến Trung Đông là các lực lượng Hoa Kỳ không thể triển khai tới Trung Quốc. Ví dụ, Hải quân Hoa Kỳ thường có ba nhóm tàu sân bay tấn công túc trực sẵn vào bất cứ thời điểm nào, và việc cam kết giữ một chiếc ở Trung Đông làm cho nó gặp khó khăn khi cần túc trực thêm một chiếc tại Thái bình dương vào bất kỳ thời điểm nào.

Chiến lược của Trung Quốc đối với quyền lực ở Trung Đông dường như khá khác so với thái độ của nước này đối với quyền lực của nó ở các nước lân cận. Trong khi Trung Quốc cảm thấy thoải mái hoạt động dưới đám mây quyền lực của Hoa Kỳ vốn quá xa nhà, ngày càng có nhiều người cảnh giác cho sức mạnh của Hoa Kỳ ở Đông Á. Sự thận trọng của Trung Quốc đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ có vẻ như có ít nhất hai lý do: Trung Quốc tin rằng Đông Á phải là khu vực chịu ảnh hưởng nhất định của riêng nó và nó sợ rằng Hoa Kỳ muốn xử dụng các lân bang của Trung Quốc để kềm chế Trung Quốc. Cuộc đấu khẩu của Trung Quốc với Hoa Kỳ qua các khẳng định về chủ quyền trên biển Đông là một lời nhắc nhở rằng, sự mặc nhận của Trung Quốc đối với sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ là rất cao. Một lời giải thích thứ ba cho sự thận trọng của Trung Quốc cũng có khả năng. Trung Quốc cảm thấy rằng nó không cần Hoa Kỳ duy trì trật tự ở Đông Á, cái mà cũng đang nằm trong tầm kiểm soát của hải quân Trung Quốc và là nơi mà Trung Quốc đang là cường quốc địa phương quá mạnh về quân sự và kinh tế. Tương tự như không nắm giử Trung Đông, nơi mà các mối đe dọa tiềm ẩn tràn lan, chính trị địa phương rất phức tạp và thường xuyên tối tăm, việc ứng dụng lực lượng quân sự Trung Quốc ở Trung đông cho đến nay là một hoạt động hết sức mong manh.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHÁC NHAU ĐỐI VỚI TRUNG ĐÔNG

Ngay cả nơi mà lợi ích của Hoa Kỳ và Trung Quốc chồng chéo nhau - về an ninh, sự ổn định và thương mại - hai nước có những cách tiếp cận khác nhau sâu sắc. Nhiều trong số những khác nhau này bắt nguồn từ cam kết tự nhận của Hoa Kỳ về tiến trình, và sự tập trung của Trung Quốc vào hậu quả. Hoa Kỳ tập trung vào tiến trình không phải là một chủ đề nhất quán trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng nó đã trở nên ngày càng nhất quán theo thời gian. Trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh, các quan chức Hoa Kỳ thúc đẩy cải cách đất đai và các dự án phát triển kinh tế, như là cách chủng ngừa cho dân chúng ở các nước đang phát triển, chống lại sự hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản. Nếu chế độ phong kiến ​​làm cho chủ nghĩa cộng sản hấp dẫn hơn, theo logic, sau đó Hoa Kỳ và các đồng minh của nó có một lợi ích chiến lược trong việc xóa bỏ chế độ phong kiến. Một loạt các cơ quan của Hoa Kỳ đã họat động bằng nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện điều kiện kinh tế và chính trị ở nước ngoài, từ sự trợ giúp kỹ thuật toàn cầu bằng "Chương trình Point IV" được Tổng thống Harry Truman hứa hẹn năm 1949, được tái tổ chức một cách quy mô sự viện trợ theo Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961. Tuy vậy, Hoa Kỳ theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ với các chính phủ độc tài kéo dài từ Châu Á, đến Trung Đông sang Châu Mỹ La Tinh, một phần để giử không cho chủ nghĩa cộng sản lan rộng.

Sự thất bại nặng nề của Hoa Kỳ tại Việt Nam và những lời chỉ trích công khai về nhu cầu khẩn cấp trong Chiến tranh Lạnh của Cơ quan Tình báo Trung ương vào giữa những năm 1970, không chỉ tạo ra yêu cầu về một chính sách đối ngoại "đạo đức" của nước Mỹ , mà còn làm tăng tính phê phán rằng các phương pháp tiếp cận thực dụng đang làm hại đến lợi ích của Hoa Kỳ về lâu dài. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh có hai tác động đến việc tranh luận. Thứ nhất, chuyện thường thấy nổi bật là phương Tây giành chiến thắng trong chiến tranh lạnh vì hệ thống của nó ưu đẳng hơn. Sự lan rộng các hệ thống tự do đã trở thành nhu cầu an ninh vì các nền dân chủ được hiểu không phải là để lao vào các cuộc chiến tranh giết hại lẫn nhau, hay hơn thế nữa, "không có hai quốc gia nào mà cả hai đều có McDonald's đã từng lao vào chiến đấu lẫn nhau."


2010: Tàu điện Mecca do Trung Quốc xây dựng, Ả-rập Xê-út. (Ảnh AMER HILABI / AFP 

Thứ hai, sự vắng mặt một mối đe dọa an ninh gây hại cho nhân loại trong nửa sau bán thế kỷ, đã giải phóng Hoa Kỳ và các đồng minh của nó khỏi sự cần thiết phải hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo côn đồ. Khi các khuôn khổ chiến lược mới cho thế giới hậu Chiến tranh lạnh nổi lên, một số người ở Hoa Kỳ đã đề xuất rằng Hoa Kỳ nên cố gắng trở thành một lực lượng bền bỉ vì điều tốt cho thế giới - thậm chí mất mát những lợi ích ngắn hạn của Hoa Kỳ. Quan điểm này về vai trò của Hoa Kỳ một phần đã quay trở lại với lịch sử về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ. Nó cũng xuất phát từ thực tế rằng cuộc gặp gỡ của Hoa Kỳ với thế giới vào thế kỷ XIX đã bị chi phối bởi các nhà truyền giáo chứ không phải bởi các tướng lĩnh. Bonaparte đã đưa ra "sứ mệnh dân sự" của ông ta như là một nhiệm vụ của chính phủ gắn kết rõ ràng vào quyền lực nhà nước. Tại Hoa Kỳ, việc thuyết phục người khác theo chính nghĩa là một sự hăng hái của công chúng, và nó tiếp tục có nguồn gốc sâu xa.

Như là hệ quả của hai chủ đề này, dân chủ hóa và đường lối quản trị đã là một phần quan trọng trong sự hỗ trợ cho nước ngoài của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Việc liên kết quản trị đất nước với an ninh đã đóng một vai trò quan trọng trong mỗi chiến lược an ninh quốc gia của phủ tổng thống kể từ năm 1990. Chính quyền của Tổng thống Obama đã quản lý hơn 350 dự án ở 64 quốc gia theo tiêu chí "Dân chủ, Nhân quyền và Cai trị", và vào tháng 9 năm 2015 Mỹ đã lấy làm kiêu hãnh rằng " Hoa Kỳ là nước ủng hộ lớn nhất cho các xã hội dân sự trên thế giới, với hơn 3,2 tỷ đô la đầu tư để củng cố xã hội dân sự kể từ năm 2010". Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 đã rõ ràng: Hoa Kỳ ủng hộ việc mở rộng dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài vì các chính phủ phải tôn trọng những giá trị này là chính đáng, hòa bình và hợp pháp. Chúng ta cũng làm như vậy bởi vì thành công của chúng ở nước ngoài thúc đẩy một môi trường hỗ trợ cho các lợi ích quốc gia của Mỹ. Các hệ thống chính trị bảo vệ các quyền phổ quát, cuối cùng sẽ ổn định hơn, thành công hơn và an toàn hơn.

Trung Quốc dường như không có bất cứ một đường lối nào thuyết phục người khác theo chính nghĩa mang tính toàn cầu, và dường như nó không có mong muốn thuyết phục thế giới về tính ưu việt của hệ tư tưởng hay văn hoá Trung Quốc. Hơn nữa, dân số Trung Quốc không tìm cách vượt qua sức mạnh của nhà nước để trở thành một lực lượng tích cực trên thế giới. Hành động của chính phủ Trung Quốc trong không gian chính sách đối ngoại hoàn toàn bị hạn chế bởi lợi ích của nhà nước, và nhà nước thấy lợi ích của nó được thúc đẩy bởi các mối quan hệ chặt chẽ với các chính phủ khác. "Năm nguyên tắc chung sống hòa bình" của Trung Quốc đã được nhấn mạnh trong hơn nửa thế kỷ, nó không chỉ khăng khăng về sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn liên quan đến việc không can thiệp vào các hoạt động trong nước của các quốc gia khác. Trong việc theo đuổi các mối quan hệ hợp tác trên các vấn đề liên quan đến phát triển với các nước khác, chính phủ Trung Quốc tập trung vào các tác nhân của chính phủ ở mức độ lớn hơn nhiều so với chính phủ Hoa Kỳ. Trung Quốc chia xẻ ý thức của một số chính phủ rằng các tổ chức phi chính phủ (NGO) có thể là một lò chống đối và gây bất ổn xã hội, và không tìm cách khuyến khích hoặc trao quyền cho xã hội dân sự ở các nước khác. Cách tiếp cận của Hoa Kỳ thì khác. Trong khi chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn tìm cách trao quyền cho các chính phủ đối tác và thận trọng không hỗ trợ cho các nhóm khủng bố, nó cũng tích cực tìm cách thu hút các nhà hoạt động xã hội dân sự trong các chương trình của mình, và thường thì cẩn thận bao gồm cả những tiếng nói không ũng hộ chính phủ đương quyền.

Các cách tiếp cận khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với Trung Đông đã rõ ràng khi cuộc nổi dậy bùng phát khắp thế giới Ả Rập trong năm 2011. Chính phủ Hoa Kỳ đã nhảy vào các cuộc biểu tình như xác nhận rằng quản trị phi dân chủ là không bền vững. Trong khi Nhà Trắng không khuyến khích những người biểu tình, nhưng sự hài lòng của họ với các sự kiện là rõ ràng. Sau khi biết được rằng Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và là liên minh lâu đời của Hoa Kỳ đã từ chức năm 2011, Tổng thống Obama nói, "Có rất ít khoảnh khắc trong cuộc đời của chúng ta, mà ở đó chúng ta có đặc ân chứng kiến ​​lịch sử đang diễn ra. Đây là một trong những khoảnh khắc đó. Đây là một trong những thời điểm. Người dân Ai Cập đã lên tiếng, tiếng nói của họ đã được nghe, và Ai Cập sẽ không bao giờ như xưa nửa". Trung Quốc, ngược lại, xem các cuộc nổi dậy với sự lo lắng. Thay vì chào mừng chúng, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng hạn chế tường trình về chúng ở trong nước, sợ rằng sẽ sinh ra một cuộc nổi dậy tương tự như thế tại Trung Quốc. Khi kết quả cuộc nổi dậy của Ả Rập năm 2011 không rõ ràng, có vẻ như Trung Quốc có vấn đề trầm trọng nảy sinh ở Trung Đông. Sự sụp đổ của hiện trạng không chỉ có nghĩa là Trung Quốc mất các đối tác tầm quốc gia ở những nơi như Libya và Ai Cập, mà còn là nó phải nhận lấy sự thù hận của các nhóm cách mạng mới và rất mạnh mẽ, những người tin rằng Trung Quốc đã xâm phạm quyền lợi của họ.



1    2
--------------------------|||------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.