Trung Đông, mặt trái của thế giới. (Phần Cuối)

Trung quốc, Hoa kỳ và cuộc đấu tranh ảnh hưởng ở Trung Đông. (Phần Cuối)


Bản đồ các nước được xem là thuộc Trung đông 

JON B. ALTERMAN. Tháng Ba năm 2017.. Theo Viện Nghiên cứu BRZEZINSKI.

Trần H Sa lược dịch 

SỰ LÔI CUỐN CỦA TRUNG QUỐC

Những kẻ hay thay đổi đã nhún nhảy quay trở lại khu vực, và các viên chức an ninh đã tái xác nhận sự kiểm soát của họ. Do đó, Hoa Kỳ đã mất lòng tin vào những người cầm quyền; Trung Quốc, được đánh giá cao về sự khác biệt của nó trong những công việc nội bộ, dường như lại ủng hộ. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy những cách tiếp cận khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thúc đẩy một sự cạnh tranh thầm lặng giữa hai nước trên phần lớn thế giới, như Hoa Kỳ nhấn mạnh vào các mối quan hệ song phương với "chuổi gắn bó" và Trung Quốc biểu hiện sự quan tâm của mình một cách cẩn thận vào việc không để ý đến nội bộ nước khác, qua đó hạn chế chính sách của Hoa Kỳ. Tất nhiên, Hoa Kỳ có nhiều thứ hơn Trung quốc về tính chính đáng - sức mạnh kinh tế, năng lực kỹ thuật và sự tinh tế về quân sự - nhưng cách tiếp cận của Trung Quốc, không giống như Mỹ, làm cho các nguồn lực quân sự và kinh tế có thể dể dàng xử dụng được mà nếu làm khác đi thì sẽ chẵng có ai theo.

Đối với các quốc gia mà Hoa Kỳ đã cố gắng đóng băng - chẳng hạn như Iran - Trung Quốc đại diện cho một đối trọng trong các công việc toàn cầu. Đối với những quốc gia tin rằng Hoa Kỳ đang quay lưng lại với những người bạn cũ của mình - chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Ai Cập - Trung Quốc đại diện cho một nước cạnh tranh chống lại điều mà Hoa Kỳ đòi hỏi, và một con đường để đạt được điều mà Hoa Kỳ sẽ không bỏ đi. Hầu như mọi quốc gia ở Trung Đông đều tin rằng nó sẽ được giải phóng khỏi vai trò Trung Quốc đang tăng cao trong khu vực, ngay cả từ những gì mà mỗi quốc gia đó mong muốn thấy Trung Quốc phải khác đi.


Nhập khẩu từ Trung quốc hàng năm của các quốc gia Trung Á.
Đối với Trung Đông, phần lớn sự hấp dẫn của Trung Quốc không phải là với những gì nó đang có, mà là những gì nó không có. Tình cảm này tương tự như sự phổ biến mà Hoa Kỳ hưởng được ở Trung Đông trong những năm 1920, vì khu vực đã tìm cách giải phóng bản thân khỏi sự quản lý của đế quốc Anh và Pháp. Các chính phủ Trung đông từ lâu đã chống lại những gì họ coi là sự can thiệp của Hoa Kỳ, và công chúng Trung đông từ lâu đã không hài lòng với những gì mà họ coi là xu hướng thù địch đối với lợi ích của họ. Với cả hai (chính quyền và công chúng), Trung Quốc là một tấm vải trắng mà ở đó các quốc gia Trung Đông khai triển các khát vọng của họ về một mối quan hệ quyền lực rất khác biệt. Các viên chức Trung Quốc không đặt điều kiện, và họ không lên mặt dạy đời. Họ không phàn nàn rằng cơ quan lập pháp đã trói tay của họ, và họ không sản xuất các văn bản mang tính mệnh lệnh to tát, đòi hỏi phải có chữ ký và xác minh. Các nước phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, đã trở thành những đối tác cồng kềnh hơn, và Trung Quốc hứa hẹn một mối quan hệ đơn giản hơn nhiều.

Nó chắc chắn giúp Trung Quốc như là một quốc gia thành công, và đã là một quốc gia thực hiện những tiến bộ kinh tế đáng kể trong vài thập kỷ qua. Nhìn về phía trước, Trung Quốc có thể sẽ vẫn là một trong những thị trường tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phát triển nhanh nhất thế giới, và là một thị trường gồm các vật liệu được sản xuất từ ​​nhiên liệu hoá thạch ngày càng tăng. Ở những nơi khác, viễn cảnh về việc bán năng lượng không được tốt . Sự bảo tồn thiên nhiên là nguyên nhân cho việc nhập khẩu dầu của châu Âu suy yếu, sự kết hợp bảo tồn thiên nhiên và sản xuất dầu độc đáo ở Mỹ đã làm giảm xuất khẩu của Trung Đông sang Mỹ, nước mà một thời đã từng nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Trên thực tế, với sự gia tăng sản xuất trong nước, gần đây Hoa Kỳ đã trở lại vị trí nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên lớn nhất thế giới.


Con số sinh viên du học của Saudi
Các nước Trung Đông từ lâu đã tin rằng sự nương cậy của Mỹ đối với dầu mỏ từ Trung Đông sẽ khiến Hoa Kỳ vô cùng quan tâm về các sự kiện trong khu vực. Việc chấm dứt của sự nương cậy đó - thậm chí nếu tạm thời - đã làm cho nhiều nước trong số những nước đó tin rằng Hoa Kỳ đang háo hức cắt đứt quan hệ của họ. Ban đầu các cuộc thảo luận của Hoa Kỳ về "xoay trục đến châu Á" đã gửi tín hiệu cho nhiều nước ở Trung Đông rằng Hoa Kỳ đang mạnh dạn cố gắng tách rời khỏi khu vực. Trung Quốc phụ thuộc vào năng lượng Trung Đông ngày càng tăng, và mối quan hệ của nó với khu vực ngày càng phát triển, làm cho các chính phủ và công chúng Trung Đông tin rằng Trung Quốc là cường quốc đang nổi lên và Hoa Kỳ là cường quốc đang suy giảm.

NHỮNG GIỚI HẠN CỦA ẢNH HƯỞNG TRUNG QUỐC

Tuy nhiên, những kỳ vọng về tương lai, có xu hướng gây hoang mang cho những hiểu biết của hiện tại. Quá sớm để cho rằng Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng ở Trung Đông, hoặc nó sẽ sớm làm như vậy. Những người ủng hộ Trung Quốc trong khu vực có khuynh hướng đánh giá thấp khoảng cách to lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về mặt quân sự và ngoại giao. Sẽ mất hàng thập kỷ để khả năng của Trung Quốc trong khu vực tương xứng với những gì mà Hoa Kỳ đã có trước đó.

Một yếu tố văn hoá rộng lớn hơn cũng làm giảm tác động của Trung Quốc. Ở Trung đông, Trung Quốc thường thấy ít thoải mái hơn so với Hoa Kỳ, nước mà đã tiếp xúc sâu sắc với khu vực đã được bắt đầu hơn hai thế kỷ trước. Một phần là vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá, như các nhà vô thần nói tiếng Quan Thoại thấy thật khó khăn để tiếp cận Ả rập. Nhưng ở Trung Đông và trên khắp thế giới, Hoa Kỳ đã khởi hành đi trước Trung quốc khá xa. Harvard là tiêu chuẩn vàng của thế giới về giáo dục, không phải Đại học Bắc Kinh; cư dân máy tính muốn là Apples chứ không phải Hasee; các tài xế mong muốn sở hữu xe Jeep chứ không phải Great Wall SUV. Khi nói đến uy tín và nhận thức về sự đổi mới, Hoa Kỳ tạo ra những việc làm quyến rũ trong khi công nhân Trung Quốc cực nhọc với các sản phẩm. Các sản phẩm Trung Quốc rẻ và có sẵn ở Trung Đông, nhưng chúng là sản phẩm rẻ tiền dành cho người nghèo. Hiện tượng tương tự cũng có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, tất nhiên, cái mà giới ăn trên ngồi trước sỡ hữu là các thương hiệu phương Tây (bao gồm nhiều sản phẩm được sản xuất ngay tại Trung Quốc). Tình trạng này của vấn đề cho thấy việc nghiêng về ũng hộ phương Tây có khả năng kéo dài trong thời gian sắp tới.

GẦN NHÀ

Đối mặt với vấn đề an ninh ở Trung Đông và vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực, khuyng hướng cư xử theo bản năng của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây là ngay tức thì hạn chế sự tăng trưởng các mối quan hệ với Trung Đông. Thay vào đó, Trung Quốc muốn phát triển mối quan hệ ở Trung Đông một cách chậm chạp, như sự tiếp nối các mối quan hệ sâu sắc hơn với các nước láng giềng của Trung Quốc. Trung Á đại diện cho một khu vực tương đối không ai tranh giành và do đó là một loại lãnh thổ mới y nguyên để cho Trung Quốc giành chiến thắng. Quan trọng hơn nữa là vai trò của Trung Á như là cửa ngõ cho một số đối tác thương mại - quan trọng nhất của Trung Quốc - không chỉ ở Trung Đông mà còn ở châu Âu.

Trung Quốc vẫn còn hơi mơ mộng với Sáng kiến Một vành đai một Con đường mà ban đầu tập trung vào sự tiếp giáp của địa hình và các mô hình thương mại. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của tất cả các nước láng giềng gần gũi của nó, và nó là một đối tác thương mại ngày càng phát triển đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự mở rộng của Trung Quốc về hướng tây đã bắt đầu hơn một thập kỷ, trước khi Xi Jinping tuyên bố Sáng kiến ​​một Vành đai một Con Đường vào năm 2013. Từ cuối năm 2014 đến năm 2015, thương mại Trung Quốc với năm nước thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á - Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan - và vùng Caucasus của các quốc gia Armenia, Georgia, và Azerbaijan - tăng 10 lần, chủ yếu là do trao đổi năng lượng. Trung Quốc chắc chắn nhận ra rằng một biến số quan trọng trong khả năng mở rộng ảnh hưởng của nó là sự đồng thuận của các nước láng giềng trước sự trổi dậy của Trung Quốc. Ngoài Trung Á, nhiều nước trong số những nước láng giềng này có quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ, một phần là di sản của mối quan hệ thời chiến tranh lạnh, và một phần do hiệu quả của sức mạnh kinh tế Mỹ. Hàng chục ngàn binh lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản, và cả hai nước cũng có quan hệ thương mại hơn 100 tỷ đô la một năm với Hoa Kỳ. Mối quan hệ Mỹ-Ấn đang nóng lên, kết hợp với sự nghi ngờ của Ấn Độ đối với tham vọng khu vực của Trung Quốc, cũng miêu tả một vật chắn tiềm năng đối với Trung Quốc khi nó thúc đẩy việc hướng Tây, đặc biệt là bằng đường biển.


Hải cảng Gwadar, Pakistan, một dự án nhiều triệu dola được phát triển bởi Trung quốc
Lịch sử Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ chống lại ảnh hưởng của Liên Xô ở Châu Âu cung cấp một điểm tham khảo hữu ích, một phần là do nó hoàn toàn khác đối với vấn đề ảnh hưởng của Trung Quốc  ở Châu Á. Thứ nhất, Liên Xô chen vào châu Âu rõ ràng là quân sự, và đó là một kết quả tự nhiên của Thế chiến II. Như vậy, nó đại diện cho một cái gì đó làm thay đổi đột ngột tình trạng của các quốc gia Đông Âu đang nỗ lực phục hồi từ chiến tranh. Ngược lại, ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á có vẻ tế nhị hơn và ít quân sự hơn, và xu hướng chung đối với việc chào đón các mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc dường như đang lan rộng khắp các quốc gia trong khu vực, một phần là do tầm quan trọng của sự phát triển quan hệ thương mại. Trong khi các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ bị báo động bởi các hành động của Liên Xô tại Châu Âu, các đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ mang quan điểm có nhiều sắc thái hơn về ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc tại Châu Á. Thật vậy, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các đồng minh Hoa Kỳ ở Châu Á, và nhiều nước châu Á kháng cự sâu sắc trước quan niệm rằng họ sẽ phải "lựa chọn" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoàn cảnh đó hoàn toàn khác xa với tâm lý "Bức màn Sắt" mà đã chiếm ưu thế ở Tây Âu vào nửa sau của thế kỷ hai mươi.

Thứ hai, các động thái của Liên Xô ở Châu Âu rõ ràng là tỏ ý muốn thay thế hệ thống của Mỹ và các đồng minh của nó, trong khi Trung Quốc lập luận rằng hệ thống của nó là sự kết hợp. Trung Quốc bỏ công sức giảm thiểu những ảnh hưởng của Trung Quốc, mạnh mẽ lập luận rằng nó chỉ đơn thuần tìm kiếm các thỏa thuận cùng có lợi, phục vụ lợi ích quốc gia cho cả hai phía. Sự khiêm tốn trong các nổ lực được tuyên bố có thể giảm thiểu sự phản đối Trung Quốc.

Thứ ba, Hoa Kỳ cảm thấy gắn bó mật thiết với châu Âu vì các quan hệ thân tộc và văn hoá. Nhiều người Mỹ cảm thấy bất kỳ thay đổi nào đối với hiện trạng là một mối đe dọa. Trong khi ngày càng tăng các công dân Mỹ có nguồn gốc châu Á (và trong nhiều trường hợp đặc biệt là Trung Quốc), nhưng châu Á thường bị cảm thấy xa cách hơn về văn hóa. Người châu Á sống ở Hoa Kỳ cũng ít bị báo động bởi ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng ở châu Á, so với người Mỹ theo định hướng châu Âu cảm thấy trong bối cảnh ảnh hưởng của Liên Xô gia tăng, điều này tạo ra ít áp lực hơn trong nước để kiểm soát sự tăng trưởng của Trung Quốc.

HOA KỲ Ở CHÂU Á

Một vấn đề phải là trọng tâm của các chiến lược gia Trung Quốc là, Hoa Kỳ chấp nhận như thế nào trước sự mở rộng của Trung Quốc về phía tây - một sự mở rộng có thể có những khía cạnh kinh tế, ngoại giao và an ninh. Cho đến nay, hai bên đã tìm cách xây dựng mối quan hệ có tính cách xây dựng phát sinh từ các lợi ích chung của họ. Ví dụ, Trung Quốc nhận được sự động viên của Hoa Kỳ do việc tham gia các nổ lực chống cướp biển ngoài khơi Somalia. Tương tự, Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc biểu dương lực lượng của Trung Quốc trong việc cam kết về an ninh toàn cầu, chẳng hạn như gởi hơn 3.000 nhân viên gìn giữ hòa bình cho 10 sứ mệnh của LHQ trên toàn thế giới. Hoa Kỳ dường như không cản trở những nổ lực của Trung Quốc xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Pakistan ( bao gồm cả việc phát triển hải cảng tại Gwadar) và Sri Lanka, cũng như không cản trở những nổ lực của Trung Quốc nhằm phát triển các cơ sở hải quân và các cơ sở vận chuyển ở Djibouti, nơi mà Hoa Kỳ có căn cứ hải quân.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ dường như đang có động thái chống lại sự mở rộng của Trung Quốc, hoặc ít nhất vẫn giữ được khả năng chống lại nó, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Mối quan hệ song phương ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ với Ấn Độ là một biểu hiện của điều này, trong các khía cạnh quân sự và kinh tế. Cũng như vậy, Hoa Kỳ nhẹ nhàng thuyết phục Nhật Bản và Ấn Độ có quan hệ hải quân gần gủi hơn. Mối quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Úc, tạo ra sự hiện diện bền vững hơn của Hoa Kỳ ở Tây Thái bình dương, là một dấu hiệu khác cho thấy Hoa Kỳ quan niệm khoảng cách địa lý của khu vực như thế nào. Một thuật ngữ mới về cam kết quân sự của Mỹ đối với "Ấn độ - Thái bình dương" (Indo-Pacifc) dường như đang đạt được sự thịnh hành, mặc dù một số học giả chỉ trích nó như là một điều vô nghĩa. Trên mặt trận kinh tế, Mỹ đã tìm cách làm xói mòn Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) trước khi nó khai triển và Quan hệ Đối tác Xuyên Thái bình dương là sáng kiến ​​nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại giữa Mỹ và Đông Nam Á mà không liên quan đến Trung Quốc.

Rõ ràng rằng Hoa Kỳ có một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở Trung Đông và Nam Á, so với Trung Quốc sẽ có thể tập hợp được trong nhiều thập kỷ tới. Đồng thời, quan hệ thương mại sâu hơn, nền kinh tế đang phát triển và mức tiêu thụ tăng lên rõ ràng của Trung Quốc làm cho nó trở thành đối tác hấp dẫn đối với nhiều chính phủ và doanh nghiệp châu Á. Có một sự bổ sung nào đó ở đây, vì rõ ràng Trung Quốc có thể có một sự hiện diện quân sự tương đối nhẹ trong khu vực bởi Hoa Kỳ có một sự hiện diện quân sự tương đối nặng. Hải quân Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do hàng hải thông qua Ấn Độ Dương, ngay cả khi nhiều thương vụ trao đổi xử dụng tuyến đường này để đến với Trung Quốc. Đúng là hệ thống thương mại khu vực hoạt động được nhờ sự đồng thuận của các nước tham gia, nhưng họ đã làm như vậy dưới ô dù bảo vệ của Mỹ và với sự hỗ trợ tích cực của ngoại giao Mỹ, qua đó cùng nhau thúc đẩy hợp tác đa phương mạnh mẽ.

Trung Quốc thu nhận được cả an ninh lẫn tính dễ bị tổn thương từ vai trò của Hoa Kỳ. Trong thời bình, nó được hưởng lợi từ một môi trường an toàn và có thể dự đoán được cho thương mại. Một dấu hiệu cho thấy hệ thống hiện nay mở cửa như thế nào đối với lợi ích của Trung Quốc là, sự đầu tư thành công của Trung Quốc vào lãnh vực dầu khí tại Iraq - nó đã diễn ra theo gót lực lượng quân đội của Mỹ mà Trung Quốc không tham gia. Tuy nhiên, ở quan điểm cực đoan quá khích, Trung Quốc lại không chia xẻ sự bền bỉ của hệ thống hiện tại. Hoa Kỳ sẽ giữ được một khả năng đáng kể để phá vỡ các hoạt động hàng hải của Trung Quốc nếu như nó muốn - chắc chắn là ở Ấn Độ Dương, và ngay cả ở Biển Đông. Tương tự, khả năng của Hoa Kỳ là có thể tích tụ một loạt đồng minh ở châu Á  làm giảm khả năng hiện tại của Trung Quốc, nếu nó muốn làm như vậy. Điều này một phần là do khoảng cách của Hoa Kỳ đối với khu vực, và một phần do mối quan ngại của khu vực rằng Hoa Kỳ không tìm cách thống trị ở đây. Những tình huống hiện tại giúp bảo vệ lợi ích của Trung Quốc, nhưng các tình huống trong tương lai thì có thể là không.

Để có một vai trò khu vực ngày càng được tăng cường trong tương lai gần mà có thể phục vụ lợi ích của mình trong môi trường an ninh đang khác đi, Trung Quốc sẽ phải yêu cầu sự đồng thuận của Hoa Kỳ đối với sự mở rộng của nó vào Ấn Độ Dương, hoặc nếu không, nó sẽ cần một chiến lược để vượt qua sự cản trở của Hoa Kỳ. Cho đến nay dường như nó tập trung vào việc giành được sự ưng thuận của Hoa Kỳ, bảo đảm rằng các căng thẳng hải quân giữa Hoa Kỳ và Trung quốc vẫn còn biệt lập ở Biển Đông. Khả năng Trung quốc tiếp tục giành được sự đồng thuận của Hoa Kỳ là không chắc chắn. Đúng là Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế Trung-Mỹ, làm cho quan hệ song phương không thể xảy ra tình trạng căng thẳng nghiêm trọng . Trung Quốc cũng đã làm cho quan hệ song phương tiến bộ dể dàng hơn bằng cách nhấn mạnh rằng nó không tìm kiếm một vai trò quân sự nhiều hơn so với nhu cầu cần thiết, nhấn mạnh rằng nó tìm kiếm các giải pháp "cùng thắng" có lợi cho cả hai và sẵn sàng đầu tư hàng tỷ usd để bảo đảm lợi ích cho các đối tác của Trung Quốc. Gợi ý của Trung Quốc là sự phát triển của nó hài hòa với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực chứ không phải là một thách thức đối với Mỹ. Nhưng ngôn ngữ "cùng thắng" ít phổ biến hơn ở các lân bang Trung Quốc, nơi có một số đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ. Giải pháp hậu Thế chiến II đã đưa Hoa Kỳ đến gần Triều Tiên và Nhật Bản, và sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ đã được xây dựng để chống lại sự mở rộng của Liên Xô ở Thái bình dương, giờ đây là một con đê chắn sóng chống lại sự phiêu lưu của Trung Quốc. Khẳng định mạnh mẽ của Trung Quốc về các quyền hàng hải của nó là một minh chứng rõ ràng cho việc khẳng định sự thống trị của Trung Quốc ở Đông Á.

SỰ LÔI CUỐN CỦA NHỮNG TUYẾN ĐƯỜNG BỘ

Trung Quốc thích thú với việc phát triển các tuyến đường bộ, vì nhiều lý do. Thứ nhất, căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Nga ngăn cản hai nước hợp tác để cô lập Trung Quốc và đặc biệt làm cho Nga mong muốn có quan hệ tốt đẹp với phương Đông. Sự cân bằng trong các đầu mối quan hệ song phương nghiêng về phía Trung Quốc, vì kinh tế và dân số yếu kém của Nga làm suy yếu sức mạnh của quốc gia nó. Thứ hai, quá khứ của Liên Xô đã để lại một Trung Á tương đối kém phát triển và không đồng nhất đối với Nga. Nhu cầu cơ sở hạ tầng và thương mại quá lớn, và Trung Quốc có thể cung cấp cả hai yếu tố đó tốt hơn so với Nga nếu có thể. Trung Quốc cũng có thể làm cho các quốc gia Trung Á và Nga chống lại nhau, vì cả hai đều cung cấp các tuyến đường cho Trung Quốc đến châu Âu. Các tuyến đường sắt của Nga hoạt động trên một loại đường ray độc đạo, tạo ra động lực cho Trung Quốc phát triển các tuyến đường sắt vượt trội Nga hoặc buộc Nga phải vận chuyển hàng hoá Trung Quốc với mức thuế ưu đãi.

Các kế hoạch không chắc chắn của Trung Quốc trong không gian trên bộ đóng vai trò quan trọng đối với những lợi thế của đất nước họ. Không có bản đồ về nơi mà Sáng kiến ​​một Vành đai một Con Đường sẽ chạy ngang qua, và không có danh sách các quốc gia tham gia. Kết hợp với sự tin tưởng kế hoạch của Trung Quốc thành công trong tương lai, sự không chắc chắn dẫn nhiều chính phủ và doanh nghiệp đi theo con đường chưa rỏ ràng này, với niềm tin rằng họ có cơ hội dự phần vào một cái gì đó tuyệt vời, ngay cả khi chẵng ai có một ý tưởng rõ ràng chính xác nó là gì. Cách thức mà các quan chức Trung Quốc dứt khoát hoan nghênh đặc tính "cùng thắng" trong việc mở rộng của Trung Quốc, kết hợp với lời hứa về các nguồn lực từ một cường quốc kinh tế đang lên, làm tăng khả năng các nước đang ngấp nghé hợp tác sẽ hoan nghênh ảnh hưởng của Trung Quốc.


Con đường thương mại dầu khí bằng hàng hải
Mặc dù vậy, ưu thế kinh tế của tuyến đường hàng hải là nổi bật. Chi phí vận chuyển bằng tàu thuỷ đến châu Âu chỉ bằng 1/3 đến 1/2 chi phí mậu dịch bằng đường bộ, và khối lượng đa phần là lớn hơn gấp 30 lần. Hoa Kỳ có quan hệ yếu hơn với các nước trên biên giới đất liền của Trung Quốc so với các nước láng giềng hàng hải của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhưng logic tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đòi hỏi một sự nhấn mạnh về thương mại hàng hải.

NHỮNG THAY ĐỔI TIỀM ẨN TRONG VAI TRÒ HÀNG HẢI CỦA HOA KỲ

Một câu hỏi quan trọng cần lưu ý là điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ đóng vai trò ít hơn trong việc bảo vệ tuyến đường biển thông tin liên lạc giữa eo biển Hormuz và eo biển Malacca. Hiện nay, Hải quân Hoa Kỳ có một vai trò đặc biệt trong không gian này, mặc dù nhiều cường quốc ven biển có một số sự hiện diện hải quân trong khu vực. Trong khi Hải quân Hoa Kỳ không có sự hiện diện thường trực to lớn trong không gian đó, gần một nửa các toán quân chuyển đến Afghanistan và vùng Vịnh đã đi từ phía tây ở San Diego, CA chứ không phải từ phía đông ở Norfolk, VA. Barry Posen lập luận rằng sức mạnh độc nhất vô nhị của Hoa Kỳ là "mệnh lệnh của cộng đồng" - đó là khả năng duy nhất để triển khai nhanh chóng nhằm bảo vệ quyền lợi ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, người ta có thể cho rằng Hoa Kỳ có thể có khả năng xử dụng ít nhiều sự bảo vệ của nó cho cái được gọi là "cộng đồng toàn cầu". Một phần, tầm nhìn của các thành phần bất hảo là khá hạn chế. Ví dụ, trong khi nạn cướp biển đã là một vấn đề ở Sừng Châu Phi và quần đảo Indonesia, có vấn đề ở các khu vực tương đối gần bờ và nằm trong tầm tay của lực lượng Tuầm duyên và Hải quân quốc gia. Trong trường hợp nạn cướp biển đe dọa lâu dài ở bờ biển Somalia, một nổ lực phối hợp quốc tế (bao gồm cả Trung Quốc) đã tỏ ra khá hiệu quả, và không có con tàu thương mại lớn nào bị bắt cóc kể từ tháng 5 năm 2012. Khi nói đến việc bảo vệ tự do hàng hải trên vùng biển ngoài khơi, có rất ít hải quân quốc gia của bất cứ nước nào khác thậm chí có thể nghĩ đến việc ngăn chặn tuyến đường biển; và nếu đã có quan hệ thương mại sâu sắc với nhau thì khó mà không thể không gây nên những hành động thù địch với nhau. Mặc dù các quan chức chính phủ Hoa Kỳ thường nhanh chóng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cam kết với các đồng minh trên khắp châu Á, và trong khi nó bắt đầu miêu tả cái gọi là "Ấn độ - Thái bình dương" để bao hàm một cam kết của Mỹ trên toàn khu vực, vẫn còn một số tiếng nói xác định cho thấy mức độ cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á là một hành động dại dột.

Hai khía cạnh khác trong ưu tiên toàn cầu của Hoa Kỳ là đáng xem xét. Thứ nhất là khả năng độc đáo của Hoa Kỳ trong việc triển khai lực lượng quân sự hùng hậu một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong khi khả năng đó chắc chắn tồn tại, những kết quả khá hỗn tạp từ nửa thế kỷ qua trong các triển khai toàn cầu đã đặt ra những câu hỏi hợp lý về tính thiết thực của nó. Khi các công cụ trong chiến tranh bất đối xứng phát triển mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ - hoặc bất kỳ của chính phủ nào - có khả năng nhanh chóng đưa ra và quyết định những tác động chính trị,  mà thông qua đó các hành động quân sự trở nên bị hạn chế hơn. Một khía cạnh khác là vai trò của Hoa Kỳ trong việc duy trì một trật tự toàn cầu rộng khắp trên mọi mặt của nó - quân sự, ngoại giao và kinh tế. Hoa Kỳ trở thành đối tác cao cấp trong tất cả các nỗ lực toàn cầu, cái mà đã mang lại gánh nặng không cân xứng trong khi thận trọng phân phối các khoản trợ cấp rộng lớn. Đối mặt với những gì mà nhiều người Mỹ coi như là sự cách ly đáng chào đón đối với thị trường năng lượng toàn cầu và các làn sóng di cư - cùng với những thách thức về ngân sách đang gia tăng do vấn đề nhân khẩu học già cỗi, công dân xử dụng quyền hạn gia tăng và liên tục kháng cự các chính sách thuế má ngày càng tăng - việc kêu gọi Hoa Kỳ giảm bớt chi tiêu tài sản nhân vật lực của quốc gia để duy trì trật tự cho một thế giới dường như vô ơn có khả năng gia tăng.

TRẬT TỰ CỦA TRUNG QUỐC ?

Một vấn đề quan trọng cần trả lời là một trật tự, do Trung Quốc lãnh đạo ở châu Á có thể khác nhau như thế nào so với một trật tự, do Hoa Kỳ và các đồng minh hướng dẫn. Ở một mức độ nào đó, sự khác biệt có thể sẽ ít hơn so với thời Chiến tranh Lạnh, khi thế giới bị phân chia thành hai phe cộng sản và tư bản. Cuối cùng chủ nghĩa tư bản đã thắng nhưng chỉ ở trên chủ đề kinh tế. Mặc dù vẫn còn những khác biệt trong phạm vi đúng sai đối với các doanh nghiệp nhà nước, những cơ sở kinh tế để đánh giá tính hữu ích của các hoạt động được chấp nhận rộng rãi, và chúng ta thấy có sự chồng chéo đáng ngạc nhiên giữa các hệ thống thị trường tự do và "chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc". Nhưng trên mức độ khác, những chênh lệch đang nổi lên. Hoa Kỳ đã đầu tư một khoản rất lớn trong các chế độ đàm phán thương mại, qua đó hứa hẹn đối xử công bằng với hàng hoá. Nó cũng đã đầu tư cho việc quản trị tốt, và thúc đẩy quản trị tốt trong các tổ chức toàn cầu. Trọng tâm trong phương thức tiếp cận của Hoa Kỳ là một loại sốt sắng về kinh tế, ở đó dựa trên sự tin tưởng rằng mô hình của Hoa Kỳ nhằm phát triển xã hội là con đường dẫn đến sự thịnh vượng. Đặc biệt trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ tự hiểu mình là người quảng bá và bảo vệ một thế giới tự do đối chọi với một thế giới bạo ngược của chế độ độc tài, và sau đó là chủ nghĩa cộng sản.

Ngược lại, cách tiếp cận của Trung Quốc là được sống cùng với một cái gì đó đang tồn tại chứ không phải là thay thế nó. Giống như Hoa Kỳ vào những năm 1940, nó không tìm kiếm hình thái đế quốc. Khác với Hoa Kỳ trong giai đoạn hậu chiến, Trung Quốc cũng không tìm kiếm quyền bá chủ tư tưởng. Thay vào đó, lực đẩy của nó là nhấn mạnh vào các thoả thuận thương mại song phương giữa hai bên - nơi mà Trung Quốc là một bên mạnh hơn ngày càng tăng. Không hoài nghi về các kế hoạch chung đối với những nghĩa vụ lẫn nhau, Trung Quốc đã phấn đấu để đơn giản hóa cách thức "cùng thắng", thường là trực tiếp giữa các chính phủ. Trung Quốc không ưu tiên cho sự phát triển của một tầng lớp kinh doanh độc lập ở nước ngoài, cũng như không muốn hạn chế vai trò của các chính phủ trong nền kinh tế. Trung Quốc cũng không nhấn mạnh đến việc tận diệt tham nhũng (mặc dù nó đang có hành động chống tham nhũng đang được triển khai ở trong nước). Trung Quốc chỉ đơn giản là muốn theo đuổi các lợi ích kinh tế quốc gia và coi các quốc gia khác như là các đối tác sẵn sàng.

Một số nhà quan sát Trung Quốc lập luận rằng Trung Quốc tham gia các quy tắc của Hoa Kỳ khi mà nó đã phát triển nền kinh tế và đã tăng tỷ trọng thương mại toàn cầu. Theo quan điểm này, Trung Quốc không phải là một sự phá hoại hiện trạng mà là một bên tham gia vào đó. Nhìn từ quan điểm của Chiến tranh Lạnh, khi các hệ thống tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản chiến đấu để giành vị trí hàng đầu, thì điều này đúng. Trung Quốc không có sự đe dọa nào về "đại tư tưởng". Tuy nhiên, hệ thống Hoa Kỳ không chỉ có động cơ lợi nhuận. Hệ thống Hoa Kỳ được xác định dựa trên mong muốn thúc đẩy cạnh tranh, minh bạch và cơ hội. Trái lại, hệ thống Trung Quốc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của chiến thắng; những tin đồn về tham nhũng, chủ nghĩa độc tài và hiếm khi thảo luận rỏ ràng về các khế ước xã hội của Trung Quốc. Ví dụ, trong cuộc điều tra gần đây nhất về hối lộ trên khắp thế giới, tổ chức Transparency International đánh giá rằng các công ty Trung Quốc có khả năng hối lộ đứng hàng thứ hai trong các hoạt động ở nước ngoài, đứng sau các công ty Nga; và sự khác biệt giữa họ nhỏ đến nổi nằm bên trong biên độ sai số. Viết vào năm 2013, hai năm sau khi Trung Quốc thông qua luật cho rằng hối lộ ở nước ngoài là một tội ác, một nhà phê bình lưu ý rằng Trung Quốc dường như đã không đưa ra bất kỳ cuộc điều tra nào về hối lộ ở nước ngoài và cho rằng chính phủ ít quan tâm đến việc theo đuổi vấn đề này. Khi Trung Quốc vươn ra thế giới mạnh mẽ hơn, và khi các quỹ của Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong phát triển kinh tế toàn cầu, một vấn đề đang hiện ra lờ mờ. Liệu Trung Quốc có muốn xử dụng hình bóng của mình đang nổi lên trên sân khấu quốc tế để bảo vệ các thể chế của mình vốn nằm ngoài các tiêu chuẩn quốc tế hay không, hay liệu nó có xử dụng sự tham gia quốc tế ngày càng tăng của nó để đưa các tổ chức của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế hay không?

Về vấn đề này, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á đại diện cho sự đầu tư bất thường của Trung Quốc vào một tổ chức đa phương mà Trung Quốc không tự kiểm soát được. Trong khi ban đầu có lẻ Trung Quốc tin rằng AIIB có thể là một công cụ trong chính sách của Trung Quốc, thành công đáng kinh ngạc của ngân hàng này trong việc thu hút 60 nước tham gia ở buổi ban đầu - 16 trong số đó từ châu Âu - có nghĩa là khả năng của Trung Quốc chỉ đạo các hành động của ngân hàng sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, một ngân hàng đa phương lớn như vậy có thể có những ảnh hưởng nghịch lý đối với cách quản lý của Trung Quốc, nó bị áp lực bởi thực tế chứ không phải là những tác dụng ở nước ngoài ảnh hưởng đến việc dự đoán của Trung Quốc . AIIB có thể giúp quảng cáo sự xuất hiện của Trung Quốc như là một sức mạnh toàn cầu, nhưng vì là một tổ chức đa phương nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc, nó không có khả năng là công cụ chủ lực mà qua đó Trung Quốc đầu tư vào châu Á. Do đó, Trung Quốc có thể sẽ dựa nhiều hơn vào các tổ chức như Quỹ Con đường Tơ lụa và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để đầu tư nhằm thúc đẩy lợi ích của nhà nước.


2009: Một nhân viên nhà hàng nướng xiên thịt cừu ở Yiwu, Trung Quốc. (PHILIPPE LOPEZ / AFP / )
Khi chính phủ Hoa Kỳ thảo luận một cách cởi mở về sự cần thiết phải làm cho Trung Quốc trở thành một "nước tham gia có trách nhiệm" trong các vấn đề toàn cầu, Trung Quốc đã thể hiện rõ rệt nỗ lực của mình để xác định "một loại quan hệ siêu cường mới" Những thành phần đó là :
    1) Không xung đột hoặc đối đầu,
    2) tôn trọng lẫn nhau,
    và 3) hợp tác cùng có lợi.
. Tuy nhiên, điều nổi bật nhất, đặc biệt trong bối cảnh Trung Đông, là nỗ lực của Trung Quốc nhằm nói rỏ ràng về ý nghĩa của một "loại siêu cường mới". Vào thế kỷ XIX, siêu cường là sự phản ảnh hiện trạng một quốc gia mà nó có thể kiểm soát được bao nhiêu quốc gia riêng lẻ. Vào giữa và cuối thế kỷ XX, cường quốc thường được đo bằng mức độ mà một quốc gia có thể ảnh hưởng và có ảnh hưởng lớn, chủ yếu thông qua các sắp xếp thể chế. Những gì mà Trung Quốc đang tìm kiếm để làm trong bối cảnh Trung Đông là gia thêm sức mạnh của nó thông qua việc nhấn mạnh đến ngoại giao kinh tế và triển vọng gặt hái lẫn nhau, đồng thời hạn chế những đóng góp bảo vệ an ninh hoặc tăng cường các thể chế quản lý kinh tế. Đặt cược vào phía Trung Quốc là việc những nước khác sẽ tiếp tục đóng góp đủ, để duy trì giá trị đầu tư của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc sẽ gặt hái những lợi ích mà không cần tốn nhiều vốn. Về mặt ngoại giao, mong muốn của Trung Quốc dường như là để có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều thành phần đối kháng, trong khi các cường quốc như Hoa Kỳ lại tạo ra sự thù hận từ việc buộc đối tác phải lựa chọn phe nào. Trong khi Trung Quốc từ bỏ một số cơ quan thông qua việc theo đuổi chiến lược này, nó đem lại lợi ích hơn là việc tiết kiệm chi tiêu . Bằng cách không tự triển khai vào Trung Đông, điều đó giúp tránh được một cuộc đối đầu mà nó không thể giành chiến thắng trước Hoa Kỳ và các đồng minh. Sẽ đọc thấy được nhiều điều qua bất kỳ nổ lực nào của Trung Quốc nhằm chuyển hướng mạnh mẽ các lực lượng của nó như một nổ lực thay thế Hoa Kỳ. Hơn nữa, vẫn còn mất hàng thập niên khả năng của Trung Quốc mới có thể bắt đầu để phù hợp với khả năng của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ các vị trí cách xa bờ biển của nó. Tương tự như vậy, các định chế kinh tế toàn cầu mà Hoa Kỳ đã giúp thành lập - không chỉ ở Trung Đông - được hưởng một nhận thức về quyền sở hữu toàn cầu, và bất cứ sự phản đối nào của Trung Quốc đối với chúng sẽ bị coi như là dấu hiệu xâm lược và tham vọng của Trung Quốc. Cũng giống như Hoa Kỳ được hưởng lợi từ nhận thức rằng hệ thống mà nó đã thiết lập đã để lại nhiều chỗ cho những người khác hưởng lợi, bởi vậy, Trung Quốc được hưởng lợi từ nhận thức rằng nó không được quyết đoán khi nó có thể tích lũy sức mạnh quốc gia.

Nhưng đồng thời, Trung Quốc cần phải tích lũy thêm nhiều sức mạnh quốc gia. Trung Quốc đang phải đối mặt với những lo ngại rằng cách tiếp cận truyền thống của họ đối với các khu vực cách xa Trung Quốc thì không còn tương xứng nửa. Những công dân Trung Quốc với quy mô lớn di tản khỏi Libya và Yemen, Nhà nước Hồi giáo hành hình con tin Trung quốc ở Syria, và các mối đe dọa an ninh liên tục đối với các công dân Trung Quốc ở Irắc là một nhắc nhở mà có lẻ một triệu người Trung Quốc ở nước ngoài, biểu thị cho một trách nhiệm ngày càng tăng của các lãnh sự quán Trung Quốc rằng, đất nước này vẫn còn đang trong thời kỳ sơ khai. Với một lực lượng ngoại giao giới hạn, không có những cơ sở ở hải ngoại, và quan hệ với lực lượng tình báo ngoại quốc và các cơ quan thực thi luật pháp vẫn còn trong trứng nước, khả năng của nhà nước Trung Quốc bảo vệ một số lượng người Trung Quốc ở nước ngoài ngày càng tăng hầu như là không đủ.

NHỮNG THỰC TẾ MỚI

Nhu cầu của Trung Quốc thích ứng với thực tế toàn cầu xảy ra vào thời điểm khi mà những thực tế đó đang trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng. Quan tâm của thế giới ở Trung Đông trong thế kỷ vừa qua gắn chặt với nhiên liệu hoá thạch, và dầu lửa của Trung Đông đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Châu Á kể từ Thế chiến II. Sự thay đổi mô hình thương mại toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch và sự quan tâm ngày càng tăng về tác động môi trường của nhiên liệu hoá thạch, tạo ra sự không chắc chắn. Đối với Trung Quốc nói riêng, có hai điều xảy ra với sự kiện này. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than trong nước để sản xuất điện đã làm dơ bẩn không khí của các thành phố Trung Quốc, nhưng việc chuyển sang xử dụng khí ga sẽ làm cho Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu nhập khẩu. Tương tự, cơ sở giao thông hạ tầng đang phát triển ở Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu, nhưng nhiên liệu vận tải của Trung Quốc phải được nhập khẩu - và phần lớn là từ Trung Đông. Hoa Kỳ, ngược lại, hiện nay đã giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, mặc dù tính bền vững của cuộc cách mạng dầu khí độc đáo đang là vấn đề. Những tiến bộ về công nghệ có thể nâng cao khả năng của mỗi quốc gia để phát triển các nguồn năng lượng trong nước và làm giảm sự trao đổi toàn cầu. Ngược lại, việc không phát triển các công nghệ mới có thể khiến Hoa Kỳ quay trở lại là trung tâm mua bán dầu khí của toàn cầu trong 20 năm nửa.

Trung Quốc, sau đó, đã gia tăng sự hiện diện của mình trên sân khấu thế giới ở một điểm uốn bất thường. Trong khi nhiều thay đổi trước đó về quyền lực toàn cầu xảy ra sau chiến tranh, sự thay đổi ngày nay đang tiến triển trong thời bình giữa các quyền lực hiện hành. Trung Đông là một trong những giai đoạn bất ổn lớn nhất của nó, và cũng có một ảnh hưởng sâu sắc đối với các siêu cường của thế giới. Trong khi chúng ta đã quen nói về sự không ổn định ở Trung Đông, Trung Đông trong những năm 1970 và 1980 dường như rất không ổn định vào lúc mà người ta lang mang về quá khứ của nó, giống như một thành trì của sự chắc chắn. Các quốc gia bị suy yếu, các tay chơi phi nhà nước đang nổi lên và sự trở lại tiềm ẩn của Iran vào chính trị toàn cầu, tất cả đều tạo ra sự không chắc chắn sâu sắc. Mặc dù vậy, thật khó tưởng tượng rằng, trong 20 năm tới, Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á của nó sẽ không phụ thuộc nặng nề vào Trung Đông về năng lượng. Không rõ ràng là điều, Hoa Kỳ sẽ vẫn dò tìm cam kết duy trì một vai trò toàn cầu như thế nào.

Những nổ lực của Trung Quốc để bảo đảm mối quan hệ đang phát triển của nó với Trung Đông cung cấp một cửa sổ quan trọng, trong việc Trung Quốc nhìn thấy vai trò toàn cầu của nó như thế nào. Chiến lược Trung Đông của Trung Quốc không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà chính phủ Trung Quốc nhìn nhận các lợi ích an ninh của nó, mà còn buộc Trung Quốc phải lựa chọn các mối quan hệ của nó với Hoa Kỳ và môi trường hậu đệ nhị thế chiến mà Hoa Kỳ đã giúp xây dựng. Điều thường bị lãng quên là có bao nhiêu sự lựa chọn cho cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ phải thực hiện về an ninh trong phần này của thế giới (tức Trung Đông), và bao nhiêu trong số những lựa chọn đó chưa được thực hiện. Những mô hình thay đổi hành vi trong thập kỷ tới là gì - và như thế nào - sẽ là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong ý định của Trung Quốc, ý định của Hoa Kỳ và cấu trúc quan hệ siêu cường trên toàn cầu.

-------------------------------------------

 Giới thiệu về tác giả

Tiến sĩ Jon B. Alterman là phó chủ tịch cao cấp, giữ chức Chủ tịch Chiến lược An ninh và Điạ chiến lược toàn cầu của Viện Nghiên cứu Zbigniew Brzezinski , và là giám đốc Chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Trước khi gia nhập CSIS năm 2002, ông từng là thành viên của Ban hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là trợ lý đặc biệt cho trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề Cận Đông. Ông là thành viên của Ban Chấp hành Ban Điều hành Hải quân và là cố vấn chuyên môn cho Nhóm Nghiên cứu Iraq (còn gọi là Ủy ban Baker-Hamilton). Trước khi tham gia chính phủ, ông là học giả tại Học viện Hòa bình Hoa Kỳ và Viện Washington về Chính sách Cận Đông và làm trợ lý cho Thượng nghị sĩ Daniel P. Moynihan (Dân chủ -NY), chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại và quốc phòng. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều ấn phẩm về Trung Đông, bao gồm bốn cuốn sách và biên tập viên cho hơn năm cuốn khác. Ông nhận bằng tiến sĩ khoa lịch sử ở Đại học Harvard.


1    2
-------------------------------|||--------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.