Bài đăng

Đánh giá của EIA Hoa Kỳ về Biển Đông.

Hình ảnh
Nguồn eia.gov Biển Đông là một tuyến đường thương mại quan trọng trên thế giới và là một nguồn tiềm năng hydrocarbon, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, với các quốc gia tuyên bố yêu sách cạnh tranh quyền sở hữu trên biển và các nguồn tài nguyên của nó .  15/ Tháng Hai/ 2013. Theo EIA (07/02/2013) Trần Hoàng Sa Lược dịch. Tổng quan Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca ở phía tây nam đến eo biển Đài Loan ở phía đông bắc, biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới. Biển giàu tài nguyên và giữ tầm quan trọng đáng kể trên mặt chiến lược và chính trị . Khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ, đá và san hô, với phần lớn nằm ở các chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều đảo trong số những hòn đảo này một phần đất đai bị ngập, đa số không thích hợp để ở và ít nhiều là những mối nguy hiểm đối với sự vận chuyển. Ví dụ, tổng diện tích đất đai của quần đảo Trường Sa bao gồm ít hơn 3 dặm vuông.

Năm phương cách Trung Quốc có thể trở thành một nền dân chủ.

Hình ảnh
Ảnh: Flickr (maywong_photos) Chẵng có nhiều suy nghĩ đứng đắn về khả năng và các kịch bản hợp lý khác nhau của một quá trình chuyển đổi chế độ ở Trung Quốc -- cho đến bây giờ.  Minxin Pei. 13 tháng 2 / 2013. Theo The Diplomat BHM Lược dịch. Suy đoán về tương lai chính trị có thể có của Trung Quốc là một hoạt động trí tuệ mà phải suy nghĩ đến một số và nhiều câu đố. Sự hiểu biết thông thường là rằng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khó có thể thay đổi, quá cương quyết bảo vệ và kéo dài mãi mãi độc quyền chính trị của nó, có tiềm lực để tồn tại trong một thời gian dài (mặc dù không phải mãi mãi). Tuy nhiên, một quan điểm thiểu số, cho rằng ĐCSTQ sắp tận số. Trong thực tế, một quá trình chuyển đổi dân chủ ở Trung Quốc trong 10 đến 15 năm tới là một sự kiện có xác suất cao.

Rắc rối vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Hình ảnh
Thử nghiệm hạt nhân đặt ra thách thức lớn cho nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. JANE PERLEZ. ngày 12 tháng 2 năm 2013. Theo New York Times BHM Lược dịch. BẮC KINH - Vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào ngày thứ Ba, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc, để lại cho nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, một sự lựa chọn: Anh ta chỉ gây một chút bối rối cho Bắc Triều Tiên bằng cách đồng ý tiến gần đến các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc , hay anh ta làm cho chế độ lo sợ bằng cách gắng sức đấm vào dòng chảy dầu và các khoản đầu tư của Trung Quốc mà chúng đang giữ cho Bắc Triều Tiên trôi nổi ? Vụ thử nghiệm đặt ra một thách thức cho chính sách đối ngoại quan trọng của ông Tập Cận Bình, nhân vật mới đứng đầu Đảng Cộng sản, người đã nói rằng y muốn Hoa Kỳ và Trung Quốc phát triển một "loại quan hệ mới giữa hai cường quốc". Xi đối phó với Bắc Triều Tiên như thế nào trong thời gian tới để có thể nói với Hoa Kỳ anh ta là loại "lãnh đạo gì", và anh t

Suy sụp và Thăng tiến của phương Tây.

Hình ảnh
Ghép mái nhà: một công nhân đang xây dựng một ngôi nhà ở Joplin, Missouri, tháng 5 năm 2012. (Eric Thayer / Courtesy Reuters) Tại sao Mỹ và Châu Âu sẽ thăng tiến mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng tài chính ? Roger C. Altman. Tháng Giêng / tháng 2 năm 2013. Theo Foreign Affairs Trong khi những ảnh hưởng khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn còn âm vang trên khắp toàn cầu, tình trạng suy thoái kinh tế không phải xấu trên mọi mặt : nó sẽ kích hoạt những hoạt động tái cơ cấu kinh tế cơ bản, và kết quả là một nền kinh tế Hoa Kỳ sẵn sàng nổi lên mạnh mẽ hơn so với trước. Mặc dù vẫn còn quá sớm để nói chắc chắn, thậm chí Châu Âu có thể vượt lên trước. BHM Lược dịch. Cuộc khủng hoảng tài chính và đại suy thoái 2008 đã kéo theo những tác động tàn phá đối với nền kinh tế Mỹ và hàng triệu cuộc sống của người Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ sẽ nổi lên từ vết thương mạnh hơn và tái cơ cấu rộng rãi. Châu Âu cuối cùng sẽ trải nghiệm một cũng cố tương tự, mặc dù tương lai

Biển Đông: Trở lại Chiến tranh Lạnh và cân bằng quyền lực ?

Hình ảnh
Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987 . vi.wikipedia.org Cân bằng quyền lực là một phần không thể tách rời của Chiến tranh Lạnh...  Anu Krishnan. 08,Tháng Hai, 2013. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ( IPCS ) BHM Lược dịch. Thủ tướng vừa được bầu của Nhật Bản, Shinzo Abe đã bị lạc nẻo với cách tiếp cận kiên định của ông bằng việc mở rộng đề nghị hòa bình với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng, Trung Quốc đã lựa chọn duy trì lập trường mạnh mẽ của nó trên các hòn đảo tranh chấp. Nhật Bản về cơ bản được sự hỗ trợ của Mỹ, quốc gia có mối quan tâm chính yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày nay là để trung hòa các yếu tố đe dọa căn bản của Trung Quốc. Điều này có đưa đến một cuộc chiến tranh lạnh với những căng thẳng đang tăng dần, và cả hai bên đều không mong muốn một sự leo thang xung đột ?