Bài đăng

Syria đầy kịch tính của Putin gây gia tăng rủi ro cho hồ sơ Nga.

Hình ảnh
Thứ Ba 6 tháng 10, năm 2015, Theo Thomas Graham, Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile Trần Lê lược dịch Putin gây nên nguy cơ cao nhằm ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ, nhưng động thái này có thể gây phản tác dụng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đảo lộn Trung Đông bằng việc mạnh dạn tạo nên những sự kiện nhạy cảm. Sự tăng cường quân đội gần đây và các cuộc không kích ban đầu chống lại các mục tiêu bên trong Syria đánh dấu sự trở lại của Nga như là một diễn viên chiến lược quan trọng lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 qua đó Nga đưa các quốc gia Ả-rập ra chống lại Israel.

Chẵng ai biết, Đặng tàn nhẫn, khát máu.

Hình ảnh
Ảnh từ : History/Bridgeman Image Đặng Tiểu Bình tại một cuộc diển binh, tháng 9 năm 1981 Jonathan Mirsky, Điểm sách. Đặng Tiểu Bình: Cuộc đời cách mạng, Alexander V. Pantsov với Steven I. Levine Trần Lê lược dịch từ : The Bloodthirsty Deng We Didn’t Know "Đặng là ... một kẻ độc tài khát máu, cùng với Mao, chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người dân vô tội, do những cải cách xã hội và nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong giai đoạn 1958-1962." Đây là kết luận tiểu sử Đặng Tiểu Bình của Alexander Pantsov và Steven Levine, một cuốn sách mà, cuối cùng, cho thấy Đặng là kẻ bạo lực và nguy hiểm khi làm cố vấn và sùng bái Mao Trạch Đông. Nó cũng giải thích rằng, việc nổi tiếng trứ danh của Đặng Tiểu Bình như là một nhà cải cách kinh tế dựa nhiều vào những nông dân nghèo ham thích kinh doanh của Trung Quốc, cũng như dựa vào những đồng nghiệp đọc nhiều hiểu rộng và những quan chức kém can đảm.

Mỹ và Nga ở Syria : Siêu cường đối đầu hay cơ hội ( hợp tác ) ?

Hình ảnh
Ảnh: Creative Commons / Flickr. 02 tháng 10 2015, Theo Michael O'Hanlon, America and Russia in Syria: Superpower Showdown or Opportunity? Trần Lê lược dịch Theo tin đã đưa, Washington và Moscow đang làm việc theo cách thức loại bỏ những hoạt động quân sự với chiến thuật đối nghịch của họ bên trong Syria từ những hậu quả (tai hại ) sau khi quân đội Nga tiếp cận hiện trường trong những tuần gần đây. Đó là tin tốt. Điều cuối cùng chúng ta cần có là hai siêu cường hạt nhân không cố ý, hoặc thậm chí cố ý, bắn nhau trong một số tình trạng sa lầy ở Trung Đông.

Câu hỏi hết sức hóc búa : Ai sẽ kiểm soát Biển Đông?

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Official US Navy 29 tháng chín năm 2015, Theo Peter Harris, The Trillion-Dollar Question: Who Will Control the South China Sea? Trần Lê lược dịch Một cái nhìn trở lại lịch sử đem lại một số kết luận thú vị. Những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã chất đống những kế hoạch chiến lược mà Mỹ đã thiết lập với một con số những tình huống lúng túng thúc bách. Hoa Kỳ có nên gửi tàu chiến chạy thông qua các tuyến đường biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như là lãnh hải ? Bằng cách nào Washington có thể đưa tín hiệu kiên quyết và bảo đảm với các đồng minh trong khu vực mà không làm mếch lòng các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc ? Sự pha trộn cần phải có của ngoại giao, quân sự, và cam kết chính trị là gì ?

Trung Quốc thực sự nghĩ gì về Biển Đông ( Và Vai trò của Mỹ ) ?

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Bộ Quốc phòng Ngày 26 tháng chín năm 2015, Theo Jeff M. Smith. What Does China Really Think About the South China Sea (And America's Role)? Trần Lê lược dịch Cánh cửa duy nhất mở vào những gì Bắc Kinh thực sự suy nghĩ về sự căng thẳng lấp kín Biển Đông. Qua tin tức những sự kiện tranh chấp ở Biển Đông thấy được trên báo chí Mỹ trong năm nay, một trong những quan điểm quan trọng rỏ ràng đã vắng mặt : quan điểm của Trung Quốc. Đúng như thế, quan điểm "chính thức" của Trung Quốc về các vụ tranh chấp, được cung cấp thường xuyên, qua những chỉ thị buồn ngủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, là không có gì quá bí mật. Tuy nhiên, đường lối chính thức được cung cấp trong các chỉ thị này và trong báo chí nhà nước rốt cuộc chỉ như những câu thần chú đọc như vẹt của Trung Quốc "chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông từ hơn 2.000 năm nay". Đáng tiếc họ cho chúng ta biết quá ít về việc Trung Quốc thực sự nghĩ gì trên những tranh chấp ở Biển Đông