Bài đăng

TPP giúp cải cách Việt Nam ?

Hình ảnh
Những người biểu tình ở Hà Nội cầm áp phích  phản đối quyết liệt chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc  Tập Cận Bình đến Việt Nam vào ngày 5 tháng 11. (EPA) Việt Nam hy vọng thỏa thuận thương mại sẽ nghiêng sự cân bằng về hướng Mỹ, rời xa Trung Quốc. Simon Denyer 08 Tháng 12. Theo Washington Post Trần H Sa lược dịch HÀ NỘI - Các ngón tay của cả hai bàn tay đan quyện vào nhau thật chặt, Thiếu tướng Lê Văn Cương, đã nghỉ hưu, mô tả cách Việt Nam phụ thuộc kinh tế vào hàng xóm khổng lồ Trung Quốc thái quá như thế nào. Sau đó, khi ông nói về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu liên quan đến một tá quốc gia bên bờ Thái Bình Dương, 2 bàn tay nắm chặt của vị tướng giãn ra, và những ngón tay tách khỏi nhau.

Biển Đông, âm mưu đen tối và lý lẻ minh bạch

Hình ảnh
Thêm hậu thuẫn cho vụ kiện Biển Đông Biển Đông : Dân biểu Mỹ tố cáo Trung Quốc thiếu thành thật Chưa xác định được ‘tàu lạ’ bắn chết ngư dân Việt ở Trường Sa Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ " luật hóa " sáng kiến can thiệp Biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Makati, phía đông Manila, Philippines, ngày 12/11/2015 .  Thêm hậu thuẫn cho vụ kiện Biển Đông  04.12.2015 Philippines tiếp tục nhận thêm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông. Italy là nước mới nhất vừa lên tiếng hậu thuẫn con đường theo đuổi pháp lý của Manila trong cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng. Truyền thông Philippines loan tin tại cuộc họp ở Rome hôm 3/12, Thủ tướng Matteo Renzi và Tổng thống Sergio Mattarella của Italy đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Tổng thống Begnino Aquino về việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra nhờ tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phân xử. Trước Italy, một số nước khác cũng đã lên tiếng bày tỏ

Nợ công, vỡ nợ và bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hình ảnh
  danluat.thuvienphapluat.vn    Nợ công tăng quá nhanh, nhà đầu tư lo ngại nguy cơ Việt Nam vỡ nợ.  “Nhà đầu tư đang lo ngại về nợ công của Việt Nam ngày càng tăng quá nhanh và nguy cơ vỡ nợ quốc gia”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho biết.   Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng dài hạn từ quý II/2016 Tại hội nghị “Toàn cảnh thị trường tài chính – bất động sản 2015 và dự báo 2016” diễn ra chiều ngày 2/12, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định về thị trường tài chính hiện nay ngày càng khó dự đoán và dễ bị tổn thương. Ông Nghĩa đưa ra dẫn chứng, nếu trước đây, Nhật Bản 30 năm tăng trưởng 10% và từ năm 1990 đến giờ không tăng trưởng phần trăm nào thì không có ai "sốc". Nhưng gần đây, Trung Quốc cũng 30 năm tăng trưởng 10%  mà vừa tụt xuống 6-7% thì cả thị trường bị "sốc".

Nợ xấu gây hổn loạn hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hình ảnh
 Một nhân viên ngân hàng đếm tiền giấy Việt Nam tại một ngân hàng ở thành phố Vĩnh Yên, Việt Nam,  tháng 19, năm 2015. Việt Nam đã phá giá tiền đồng  lần thứ ba trong năm nay vào hôm thứ Tư khi chính quyền chuyển hướng thúc đẩy ngành xuất khẩu yếu kém đang phải đối mặt với những thách thức mới từ sự mất giá bất ngờ của đồng nhân dân tệ ở Trung Quốc. REUTERS / Kham © Reuters   Mức độ nợ xấu có khả năng cao hơn nhiều so với tuyên bố của Hà Nội Ngày 16 tháng 11 năm 2015 04:52, David Robinson , Theo Financial Times   Trần H Sa lược dịch Việt Nam được xem là một trong những điểm sáng của Đông Nam Á trong suốt một thời gian khó khăn và bất ổn đối với những thị trường mới nổi. Tổng sản phẩm quốc nội của nước này được dự đoán sẽ vượt quá mong đợi và tăng lên 6,5 phần trăm trong năm nay. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng của nó đã bị cùm lại bởi nợ xấu mà đã kéo lây đến sự tăng trưởng. Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố đã có tiến bộ trong việc

AIPAC, Israel , Iran và Washington.

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Nhà Trắng  Washington có thể tách chính sách Iran của họ ra khỏi Israel ? Trita Parsi, 02 tháng 12 2015, Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Không phải Israel lúc nào cũng nhìn thấy nước Cộng hòa Hồi giáo Iran như là một mối đe dọa gây bất ổn. Một quan chức cấp cao Đức nói với tôi trong năm 2010, khá tự hào, rằng dưới sự lãnh đạo của Angela Merkel, chính sách Iran của Đức đã trở thành một chức năng trong quan hệ với Israel. Liệu Đức sẽ xử phạt Iran hay tham gia vào phương thức ngoại giao, nó phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của Israel. Trong dạng đơn giản nhất, quan chức Đức đã giải thích với tôi quá trình "Israel hóa" Iran - đó là, biến chính sách của một ai đó đối với Iran đại khái thành một chức năng quan hệ của nước đó với Israel.