Bài đăng

Những bằng chứng sai lệch trong tranh chấp biển Đông của Trung quốc.

Hình ảnh
Bản đồ Việt Nam được vẻ vào thế kỷ 16 đã ghi chú Hoàng Sa với 2 chử Cát Vàng Những Bằng chứng Không Đáng tin và vấn đề Biển Đông, phần II Bill Hayton. Theo Viet-studies Những bằng chứng sai lệch Không ngạc nhiên khi những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Anh về tranh chấp Biển Đông, được viết bởi những tác giả Trung Quốc và dựa trên nguồn tài liệu của Trung Quốc, ủng hộ cho luận điểm của phía Bắc Kinh. Nhận định của Cheng (tr. 277) là, "có lẽ là đủ để nói rằng lập trường của Trung Quốc đối với những quần đảo tranh chấp ở Biển Đông là 'yêu sách có lý hơn'". Chiu và Park (tr.20) kết luận rằng "so với Việt Nam, yêu sách của Trung Quốc đổi với chủ quyền Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tỏ ra có sức nặng hơn”. Quan điểm của học giả Shen được thể hiện một cách rõ ràng ngay từ tiêu đề các nghiên cứu của ông: 'International Law Rules and Historical Evidence Supporting China's Title to the South China Sea Islands’ (Các quy định của luật quốc tế và bằng chứn

Yếu tố lịch sử trong những bằng chứng tranh chấp ở biển Đông.

Hình ảnh
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 . Những Bằng chứng Không Đáng tin và vấn đề Biển Đông, phần I Bill Hayton. Theo Viet-studies TÓM TẮT Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông, nhưng có rất ít tác phẩm nghiên cứu về yếu tố lịch sử của tranh chấp. Hầu hết các tác phẩm đều dựa vào một số ít các công trình nghiên cứu trong những năm 1970, 1980. Các tác phẩm này chỉ phản ánh kiến thức về vấn đề Biển Đông tại thời điểm đó. Hệ quả là bây giờ những tranh cãi về Biển Đông được đóng khung trong các thông số được thiết lập cách đây đã 40 năm. Tuy nhiên tìm hiểu một cách cẩn thận những tác phẩm đầu tiên này cho thấy đây là những nghiên cứu không dựa trên những nguồn tài liệu gốc cũng như không dựa trên bối cảnh lịch sử.

Kế hoạch khống chế hải quân Trung quốc của Nhật Bản

Hình ảnh
Kế hoạch xuất sắc của Nhật Bản để tiêu diệt Hải quân Trung Quốc trong trận chiến Ảnh: Wikimedia Commons . 01 Tháng một 2016, Harry Kazianis. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Có vẻ như Nhật Bản đang xây dựng kế hoạch chiến lược động thủ riêng của mình, chiến lược Chống Tiếp cận/ Khắc chế Khu vực (A2 / AD) - hoặc những gì mà một cựu quan chức Nhật Bản mô tả là "uy thế hàng hải và ưu việt bầu trời" - chống lại Hải quân Trung Quốc. Bản thân kế hoạch, theo Reuters mô tả chi tiết, thực hiện một số lượng lớn những ý tưởng đúng đắn: "Tokyo đang đối phó bằng cách kéo dài một tuyến chống tàu, những tập hợp tên lửa chống máy bay dọc theo 200 hòn đảo ở Biển Đông Trung Quốc trải dài 1.400 km (870 dặm) từ đất liền của Nhật bản hướng xuống Đài Loan. . .

Đôi "bạn kèm thù" Mỹ - Trung và chiến tranh lạnh ?

Hình ảnh
Ian Bremmer Không có chuyện chiến tranh lạnh trở lại với đôi 'bạn kèm thù' Mỹ, Trung Quốc. Phỏng vấn Ian Bremmer, 31 tháng 12 năm 2015 00:05 JST. Theo Nikkei Asia Review Trần H Sa lược dịch  WASHINGTON - Chúng ta đang sống trong một thế giới "G-Zero", đánh dấu bằng sự thay đổi, trật tự toàn cầu không chắc chắn và "hủy diệt sáng tạo địa chính trị", ông Ian Bremmer, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng của Mỹ cho biết. Mặc dù môi trường không ổn định này tạo ra nhiều rủi ro hơn, Mỹ không vội vàng thay đổi hiện trạng vì sự thịnh vượng mạnh mẽ của nó, và nền kinh tế rộng lớn vững chắc tạo cho nó một "bến cảng an toàn" trong đầu tư toàn cầu và giáo dục, Bremmer, chủ tịch và là người sáng lập Eurasia Group, một công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị, cho biết. Nikkei gần đây đã nói với ông về chủ nghĩa khủng bố, quan hệ Mỹ-Trung Quốc và vai trò của Mỹ trong một thế giới luôn thay đổi.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Hình ảnh