Hợp tác từ Sức mạnh. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông.

M. Taylor Fravel. JANUAY / 2012 .Trung tâm An ninh mới của Mỹ.

CHƯƠNG II : AN NINH HÀNG HẢI TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ CẠNH TRANH VỀ QUYỀN HÀNG HẢI.

PHẦN CUỐI.


Bản tiếng Anh lấy từ : Trần Hữu Dũng


BHM Lược dịch.

Ngoại giao ngập ngừng ? Những nỗ lực tiếp cận không quá khích của Trung Quốc kể từ tháng bảy năm 2011.

Mối quan tâm giữa các bên tranh chấp với gia tăng căng thẳng trong vùng biển Đông tạo nên một đồng thuận giữa Trung Quốc và ASEAN trong tháng 7 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) DoC, năm 2002 . Mặc dù các hướng dẫn thực hiện thiếu thực chất , họ đã dự định giảm căng thẳng và ngăn chặn bất kỳ sự leo thang nào hơn nữa. Khi kết hợp với những phát triển khác gần đây, hướng dẫn cho thấy rằng Trung Quốc có thể đã bắt đầu xử sự không quá khích trong các buổi diển tập và tuyên bố của họ về quyền hàng hải. Trung Quốc đã tìm cách cải thiện hình ảnh bị hoen ố trong khu vực và làm giảm vai trò của Hoa Kỳ trong những vụ tranh chấp, một vai trò mà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton đã nâng cao là lợi ích khu vực của Mỹ tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 2010.

Các hướng dẫn chỉ ghi chép các biện pháp xây dựng niềm tin, bao gồm cả hội thảo về bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải, tìm kiếm mở rộng hoạt động cứu hộ, và tội phạm xuyên quốc gia . Điều này hạn chế tính thiết thực của họ trong ba cách. Trước tiên, chúng được thiết kế để thực hiện DoC năm 2002, mà ngay DoC chỉ được dự định như là bước đầu tiên hướng tới một ràng buộc quy tắc ứng xử cho hoạt động ở Biển Đông. Thứ hai, DoC 2002 (và bất kỳ kết quả nào của quy tắc ứng xử ) không giải quyết các mâu thuẫn chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải. Đó chỉ là dự định để quản lý căng thẳng, không phải để giải quyết những xung đột lợi ích tiềm ẩn. Thứ ba, hướng dẫn này không mấy ấn tượng ngay cả trong bối cảnh thực hiện DoC vì chúng chỉ liên quan đến một thiết lập giới hạn hoạt động.

Tuy nhiên, các hướng dẫn là những biểu tượng quan trọng. Thỏa thuận này cho thấy Trung Quốc và Việt Nam, những đối thủ chính, đang tìm cách ngăn chặn căng thẳng leo thang. Trung Quốc và ASEAN đã thảo luận những hướng dẫn này trong vài năm, nhưng họ không đồng ý về việc liệu các nguyên tắc sẽ nói một cách rõ ràng ASEAN sẽ theo tiêu chuẩn thông lệ của quy tắc rằng trong các cuộc họp, ASEAN như là một nhóm trước khi hội đàm với Trung Quốc. Trong phạm vi ASEAN, Việt Nam cứng rắn nhất về việc bao gồm quy định này trong các hướng dẫn. Vào cuối tháng Sáu 2011, một bước đột phá xảy ra khi Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam đi Bắc Kinh như một ân huệ đặc biệt. Theo một tuyên bố đưa ra sau chuyến thăm của ông, Trung Quốc và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh đàm phán song phương trên các vấn đề hàng hải và " thúc đẩy việc thực thi DoC... để cho những tiến bộ đáng kể sẽ sớm đạt được ". Có khả năng rằng Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý ngăn chặn bế tắc của họ qua việc thực hiện các hướng dẫn trong chuyến đi của Hồ . Một vài tuần sau, theo như tin đã đưa, Việt Nam giảm bớt những khăng khăng của họ như đã từng về các ngôn ngữ được bao gồm trong hướng dẫn, và Trung Quốc nhất trí rằng ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc họp như là một nhóm trước khi họp với Trung Quốc (như đã xảy ra ở cuộc họp ASEAN tháng bảy năm 2011 ). Mặc dù thỏa thuận này không bao gồm trong các hướng dẫn thực hiện, nó đã được bao gồm trong các ghi chép tóm tắt chính thức của cuộc họp. Bước đột phá ngoại giao về các hướng dẫn cho phép tất cả các bên chứng minh cam kết của họ là hạn chế sự căng thẳng leo thang.

Trung Quốc cũng đã tiết chế các khía cạnh cư xử khác của họ. Như đã thảo luận trước đây, Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá Việt Nam ít hơn từ năm 2009: Trung Quốc bắt giữ 33 tàu trong năm 2009 nhưng chỉ có bảy trong năm 2010. Khi điều này này lộ ra vào mùa thu năm 2011, Trung Quốc đã không bắt giữ bất kỳ tàu và thuyền viên Việt Nam nào trong năm nay, mặc dù SSRFAB tiếp tục tịch thu sản lượng đánh bắt cá và thiết bị của tàu hoạt động trên biển Trung Quốc. Việt Nam báo cáo xác nhận sự thay đổi này trong các quy tắc của Trung Quốc cam kết về tàu thuyền đánh cá từ Cục Quản lý Thủy sản, cơ quan điều tiết kỷ nghệ đánh cá Trung Quốc. Việc giam giử của SSRFAB phù hợp với các hoạt động nội bộ của nó, vì nó thường xuyên tiếp cận, kiểm tra, phạt tiền và giam giữ tàu cá của Trung Quốc, ngoài các tàu cá nước ngoài. Như vậy, thay đổi trong cách tiếp cận của nó với tàu Việt Nam vào năm 2011 chỉ có thể được giải thích như là một phản ứng với áp lực từ bên ngoài Cục Quản lý Thủy sản để hài hòa các hành động của họ với ngoại giao Trung Quốc và làm giảm căng thẳng ở Biển Đông.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc sau đó tái xác nhận vững chắc rằng cách tiếp cận của Trung Quốc với vấn đề tranh chấp Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) vẫn nên dựa trên chủ trương của Đặng Tiểu Bình " chủ quyền là của chúng ta, đặt sang một bên tranh chấp, theo đuổi phát triển chung "..Ngay sau khi cuộc họp tháng bảy 2011 của ARF, ấn bản của Ribao Nhân dân dành trọn một trang cho tầm quan trọng của việc theo đuổi phát triển chung, điều này được mô tả như là một " Diễn đàn chính thức "(quanwei luntan). Một bộ sưu tập các bài tiểu luận như vậy về Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) trên tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chưa từng có và có khả năng phác họa tín hiệu "thống nhất tư tưởng (tongyi sixiang) trong đảng về vấn đề này. Tương tự như vậy, Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh phương pháp này trong chuyến viếng thăm Tổng thống Philippines Benigno Aquino III , tháng tám 2011. Hu nói, " Trước khi các vụ tranh chấp được giải quyết, các nước liên quan cố gắng có thể đặt qua một bên những tranh chấp và chủ động tìm kiếm các hình thức phát triển chung trong các vùng biển có liên quan ". Hồ Cẩm Đào dường như không nhấn mạnh các yếu tố đầu tiên trong chủ trương của Đặng Tiểu Bình , nhấn mạnh chủ quyền của Trung Quốc, điều này có thể là một nỗ lực hơn nữa để giảm căng thẳng. Cuối cùng, trong quá trình chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, tháng mười 2011 , Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận trên nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề hàng hải, bao gồm cả tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa. Các thỏa thuận hình như đã hoàn thành khi Ủy viên Nhà nước Đới Bỉnh Quốc thăm Việt Nam trong tháng chín 2011.

Nó vẫn còn được nhìn thấy cho dù Trung Quốc sẽ thay đổi hành vi mở rộng ra ngoài lãnh vực đánh cá ngoài khơi, dầu khí và các lĩnh vực khác. Tháng Năm 2011 sự cố cắt cáp dường như nhằm mục đích để báo hiệu cho đối thủ của Trung Quốc xem những gì khi Việt Nam đơn phương phát triển dầu khí trên biển. Đó là chưa rõ ràng về việc Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào với công việc khảo sát địa chấn tương tự mà cả Việt Nam và Philippines có kế hoạch thực hiện trong tương lai và liệu có hay không Trung Quốc sẽ tiếp tục can thiệp vào các hoạt động này. Sự kiện cắt cáp có lẻ tương tự như sự cố tàu USNS Impeccable năm 2009 , khi hải quân Trung Quốc, tàu của thực thi luật hàng hải dân sự và tàu đánh bắt cá vờn lượn một cách nguy hiểm chung quanh một tàu khảo sát không thi hành nhiệm vụ quân sự và không vũ trang của Hải quân Hoa Kỳ và bất thành trong việc làm vướng các cáp kéo của nó. Còn theo những kẻ ủng hộ đây là tín hiệu rõ ràng với đối thủ Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, không có sự cố hơn nữa xảy ra mặc dù Mỹ tiếp tục các hoạt động giám sát .Trung Quốc đã không can thiệp với các hoạt động giám sát này để quản lý tiềm năng leo thang. Trung Quốc có thể tính toán tương tự sau khi xảy ra sự cố hydrocarbon vào tháng năm 2009, lựa chọn giảm căng thẳng sau khi báo hiệu phản đối các hoạt động này.

Các lãnh vực tiềm năng của Hợp tác Quyền hàng hải trong vùng biển Đông.

Tranh chấp quyền về chủ quyền lãnh thổ luôn luôn khó khăn để giải quyết và thậm chí thách thức nhiều hơn trong quần đảo Trường Sa vì có quá nhiều quốc gia đã tuyên bố chồng chéo. Về nguyên tắc, tuy nhiên, tuyên bố mâu thuẫn nhau về quyền hàng hải giải quyết dễ dàng hơn so với tuyên bố về lãnh thổ, vì chúng liên quan đến sáng kiến, cái dễ chia và dể dàng chia sẻ hơn.

Khi một kết quả tạm thời hoặc thậm chí thỏa thuận lâu dài có thể giúp quản lý chi tiết này trong cạnh tranh an ninh ở biển Đông .. có ít nhất bốn lĩnh vực có thể hợp tác, những điều tìm thấy ở trên các nỗ lực hợp tác của Trung Quốc với một số hàng xóm hàng hải của họ bên ngoài Biển Đông.

Quy chế chung về đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc đã ký kết các hiệp định đánh cá với hầu hết các các nước láng giềng, một số các thoả thuận này tạo ra vùng đánh bắt cá chung cho đội tàu của cả hai nước. Trong năm 2000, Trung Quốc và Việt Nam thiết lập một vùng hợp tác chính thức với việc chia xẻ thẩm quyền về đánh bắt cá và cũng đã thiết lập cơ chế để quản lý khu vực này. Một thỏa thuận như vậy có thể được mở rộng để bao gồm một khu vực rộng lớn hơn, nơi đặc quyền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam chồng chéo về phía nam của đảo Hải Nam và phía đông của Việt Nam. Ngoài ra, như Peter Dutton đã gợi ý, một tổ chức đánh bắt cá đa phương có thể được thành lập bằng cách sử dụng theo mô hình Tổ chức Thủy Hải sản Tây Bắc Đại Tây Dương .

Những hoạt động thực thi luật hàng hải dân sự chung.

Một mô hình đầy hứa hẹn cho việc thực thi luật dân sự chung là Diễn đàn Cảnh sát biển Bắc Thái Bình Dương , bao gồm các tổ chức từ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những người tham gia diễn đàn tiến hành các buổi diển tập và các hoạt động chung liên quan đến thực thi luật hàng hải. Tổ chức này có thể cung cấp một mô hình cho các bên tranh chấp ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ).

Phát triển chung các tài nguyên dầu khí .

Tháng 6 năm 2008 thỏa thuận giữa Trung Quốc và Nhật Bản có một công thức cho việc thăm dò chung và phát triển dầu khí tại Biển Đông Trung Quốc. Tất nhiên, thỏa thuận đã không được thực hiện đầy đủ, phản ánh những thách thức vốn có trong loại hình hợp tác này. Tuy nhiên, nó chỉ ra một thỏa thuận như vậy có thể được soạn thảo như thế nào, có lẽ bắt đầu với các khu vực trong đó các khảo sát địa chấn chung được thực hiện hoặc một phần của lĩnh vực này.

Lực lượng hải quân.

Từ năm 2005, lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành 11 cuộc tuần tra hải quân chung ở Vịnh Bắc Bộ. Như một bước đầu tiên, phạm vi của các cuộc tuần tra có thể được mở rộng xa hơn về phía nam để bao gồm một khu vực rộng hơn.

Tuần tra như vậy cũng có thể được mở rộng trong một khung cảnh đa phương bao gồm các lực lượng từ các quốc gia tranh chấp khác.

Hợp tác trong tất cả các khu vực này đòi hỏi ý chí chính trị và sáng tạo ngoại giao, và gần như sẽ chắc chắn yêu cầu các nước tham gia đồng ý rằng các hoạt động này sẽ không gây phương hại đến yêu sách quyền hàng hải và chủ quyền lãnh thổ của mổi quốc gia tham gia. Những yêu sách Biển Đông đã thiết lập được một số hình thức hợp tác trong một vài của khu vực này, nhưng nó vẫn có thể chứng minh khá khó khăn để mở rộng hợp tác trong những cách này. Tuy nhiên, bất kỳ sự kết hợp nào của những nỗ lực chung sẽ giúp hạn chế cạnh tranh về quyền hàng hải trong khu vực, điều đó sẽ có thể tăng tính ổn định trong khu vực.

Kết luận.

Một số các quốc gia - bao gồm cả Trung Quốc - đã gia tăng nỗ lực của họ để yêu sách, khẳng định, diển tập và thực thi tuyên bố tranh chấp các quyền hàng hải trong Biển Đông. Cạnh tranh quyền hàng hải này có liên quan nhưng khác biệt với các yếu tố cấu thành an ninh hàng hải trong khu vực, bao gồm cả tuyên bố cạnh tranh chủ quyền lãnh thổ đối với các nhóm đảo, tự do hàng hải và hiện đại hoá hải quân. Mặc dù một số nhà quan sát tập trung vào Trung Quốc là yếu tố đối kháng chính, cạnh tranh nảy sinh từ một sự sẵn sàng ngày càng tăng dần của tất cả các quốc gia tuyên bố yêu sách, đặc biệt là Việt Nam, khẳng định và bảo vệ yêu sách của mình. Tháng 7 năm 2011 thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về hướng dẫn thực hiện DoC 2002 đã tạo ra không gian dể thở qua đó có thể khai thác để giảm cạnh tranh về quyền hàng hải thông qua một loạt các cơ chế hợp tác.

Ý chí chính trị và sáng tạo ngoại giao, tuy nhiên, sẽ là cần thiết cho các sáng kiến ​​như vậy tiến lên phía trước.

Hoa Kỳ có quyền lợi trực tiếp trong tự do hàng hải ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) và sự ổn định trong khu vực nói chung, bao gồm cả giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tuy nhiên, các tranh chấp về quyền hàng hải và chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) đặt ra những thách thức riêng biệt mà Hoa Kỳ phải điều hướng. Một mặt, Hoa Kỳ cần phải tái khẳng định lợi ích của mình trong khu vực khi họ có thể bị thách thức. Tại cuộc họp của ARF tháng Bảy 2010, ví dụ, Bộ trưởng Ngoại giao Clinton xác định rõ ràng lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, bao gồm cả tự do hàng hải, không bị cản trở thương mại, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Cụm từ lợi ích của Mỹ trong khu vực chưa từng có đã giúp tạo nên thỏa thuận của Trung Quốc với ASEAN tháng 7 năm 2011 về việc thực hiện hướng dẫn. Trung Quốc tìm cách hạn chế vai trò của Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) và hy vọng hạn chế thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp ARF 2011 thay vào đó là kết thúc thỏa thuận với ASEAN (không bao gồm Hoa Kỳ). Trong trường hợp này, ngoại giao Mỹ đã giúp ngăn chặn căng thẳng leo thang hơn nữa.

Tuy nhiên, mặt khác, Hoa Kỳ nên duy trì nguyên tắc trung lập lâu đời của nó và không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ của những quốc gia khác. Các tranh chấp ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) phức tạp và đa diện. Trong phạm vi mà chính sách của Mỹ nghiêng về một bên trong các tranh chấp này - hoặc là quan sát một chiều - nó có nguy cơ biến đổi các vụ tranh chấp này thành một cuộc xung đột song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra, trong phạm vi mà các quốc gia yêu sách tin rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ hành động của họ chống lại Trung Quốc, họ có thể có hành động táo bạo hơn và rủi ro có thể gia tăng sự bất ổn trong Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ).

Những thách thức đối với Hoa Kỳ đã hiển nhiên ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tháng 11 năm 2011 tại Bali. Trong một cuộc họp báo tại Manila ba ngày trước hội nghị, Ngoại trưởng Clinton đã lộ ra đứng về phía Philippine bằng việc nhắc đến " Tranh chấp.. Tồn tại chủ yếu trong vùng biển Tây Philippine là giữa Việt Nam và Trung Quốc ". Biển Tây Philippine là tên mà Philippine bắt đầu sử dụng trong tháng 6 năm 2011 để nói đến Biển Đông ( Biển Nam Trung Hoa ). Củng cố giải thích này, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ xuất bản một bài báo có tựa đề " Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ hậu thuẩn Philippine trong tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc ". Tương tự như vậy, Philippine đã xem chính sách Mỹ như là đã hỗ trợ vị trí của nó trong tranh chấp. Theo phát ngôn viên tổng thống Philippines, sự hiện diện của Mỹ " hổ trợ khả năng của chúng tôi để khẳng định chủ quyền rỏ ràng của chúng tôi trong khu vực ". Phát biểu của bà Clinton không chỉ làm xói mòn các nguyên tắc duy trì tính trung lập trong tranh chấp lãnh thổ của các nước khác, mà cũng có thể khuyến khích Philippines quyết đoán hơn trong Biển Đông..

Nhìn về phía trước, Hoa Kỳ phải cân bằng nỗ lực duy trì sự ổn định ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) chống lại các hành động vô tình có thể làm tăng sự bất ổn định, đặc biệt là bị lôi cuốn lớn hơn vào việc giải quyết các tranh chấp nội bộ - một hành động sẽ được nhìn thấy trong khu vực và xa hơn là rời khỏi nguyên tắc trung lập. Hoa Kỳ nên khẳng định các nguyên tắc mà Ngoại trưởng Clinton đưa ra trong tháng bảy năm 2010 và áp dụng chúng như nhau đối với tất cả các bên tranh chấp trong vùng biển Đông, không chỉ với Trung Quốc. Hoa Kỳ không nên có một quan điểm trên các phương thức cụ thể hoặc các diễn đàn về những gì nên được sử dụng để giải quyết hoặc quản lý những tranh chấp này, do đó, miễn là họ được thoả thuận các yêu sách mà không cần cưỡng chế . Hoa Kỳ không nên cung cấp các điều kiện thuận tiện cho các cuộc đàm phán hoặc hòa giải tranh chấp. Tạo sự cân bằng giữa các chính sách này sẽ giúp duy trì sự ổn định và ngăn ngừa xung đột trong tương lai.

M. Taylor Fravel là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

1    2    3    4    5

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.