Chiến lược của Mỹ ở châu Á: Liệu Pivot có hoạt động được không ? Phần I.

Cuộc thảo luận với người điều khiển chương trình, bên trái, và ba tham luận viên, bên phải
John B. Memorial Hurford. 06 Tháng Mười 2016. Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại CFR

Trần H Sa lược dịch


Diễn giả Điều dẫn chương trình
_Kurt M. Campbell Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Asia Group, LLC;
Tác giả, Xoay Trục : Tương lai Nghệ thuật lãnh đạo của Mỹ ở châu Á
Tim W. Ferguson
Chủ biên Forbes Asia
_ Thomas J. Christensen Giáo sư chính trị thế giới với hòa bình và chiến tranh,
Đồng Giám đốc, Chương trình Trung Quốc và Thế giới, Đại học Woodrow Wilson về các vấn đề Công cộng và Quốc tế, thuộc Đại học Princeton,
Tác giả, Thách thức của Trung quốc : Định hình các lựa chọn của một cường quốc đang lên
_ Elizabeth C. Economy Thành viên cao cấp của CV Starr Senior và là Giám đốc Nghiên cứu Châu Á, Hội đồng Quan hệ đối ngoại;
Đồng tác giả, Mọi giải pháp cần thiết:
Tìm hiểu nguồn lực của Trung Quốc đang thay đổi thế giới như thế nào ?


FERGUSON: Chào mừng các bạn đến phiên họp hôm nay, buổi thuyết trình của John B. Hurford Memorial, hay trong trường hợp này là cuộc thảo luận ba bên về chính sách đối ngoại của Mỹ, "Chiến lược của Mỹ ở châu Á," được ghi với phụ đề "Liệu Xoay Trục có còn hoạt động ?" Vì vậy, có một số thông tin cơ bản ngắn gọn trước khi tôi giới thiệu các tham luận viên của chúng ta. Xoay trục, hoặc tái cân bằng như đôi khi nó được gọi, được mô tả nhiều nhất - ít nhất - ít nhất là một số lần cho đến - chiến dịch năm 2008, đã trở thành rõ rệt nhất với những nhận xét của Ngoại trưởng Clinton tại Việt Nam trong tháng 7 năm 2010 - đúng là có ngày đó phải không? - điều đó thực sự đặt nó ở phía trước và ở trọng tâm như là - như một tuyên bố mới trong chính sách của Mỹ.

Với ý nghĩa, chuyển trọng tâm sang châu Á, ít nhất là từ quan điểm của ngày hôm nay, có vẻ như là có một chút gì đó dễ hiểu và sự trổi dậy của châu Á - về mặt kinh tế và chiến lược - trong khi chờ đợi nó trở nên rõ ràng hoàn toàn. Tuy nhiên, xoay trục hoặc tái cân bằng, có người hoài nghi về nó, một số người đặt câu hỏi liệu nó đã thực sự thể hiện một số thay đổi thực sự nào đó hay không, một số người khác tự hỏi, phải chăng nó là một sai lầm dưới dạng hoặc cách thức, mà nó được thực hiện, hoặc cách thức mà nó từng được xem như là một số một chính sách ngăn chặn liên quan đến Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được một vài thảo luận về việc phải chăng đó là một đặc tính thích hợp của chính sách. Nhưng tuy nhiên, đúng là - nó đã tự thiết lập cho chính nó như là cơ sở cho hầu hết các cuộc thảo luận về chính sách liên quan đến chính sách đối ngoại đối với châu Á của Mỹ.

Vì vậy, trên thực tế đó, hôm nay chúng ta có ba người tham gia rất hội đủ chuyên môn về chủ đề. Bên trái trước mắt của tôi, là Kurt Campbell, người mà trong số rất nhiều công việc khác, đã là - một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao trong Bộ Ngoại giao thời Hillary Clinton. Ông ấy chắc chắn giới thiệu sự tạo thành, và sau đó có thể trình bày nhiều hơn việc tạo ra chính sách tái cân bằng xoay trục. Chúng ta có thể sẽ nghe thấy một số bối cảnh về vấn đề đó vào ngày hôm nay.

Bên trái của ông ấy, Thomas Christensen

ECONOMY : Ối trời. 

FERGUSON: Oh, Liz, xin lỗi.

ECONOMY : Vâng, anh ấy không sao, nhưng tôi cho là tôi đang ở giữa.

CHRISTENSEN : Tôi ở ngoài cùng - tôi ngoài cùng bên trái.

FERGUSON: Làm sao mà tôi có thể không trông thấy cô áo xanh -

ECONOMY : Tôi có thể với tới Tom. Tom - Tôi sẽ nắm được tay của anh. OK, không sao.

FERGUSON: Vậy thì, bên trái Kurt Campbell, là Elizabeth Economy, là thành viên cao cấp của CV Starr trong các nghiên cứu châu Á, ở đây tại Hội đồng, là một chuyên gia về Trung Quốc và các vấn đề địa chiến lược liên quan khác ở châu Á. Và bên trái của cô, Thomas Christensen, giáo sư tại Princeton, - một trong những học giả Trung Quốc có hạng ở Hoa Kỳ và cũng là chuyên gia về các vấn đề chiến lược trong khu vực.

Tôi sẽ bắt đầu bằng cách hỏi mỗi thành viên tham dự - và nhân đây, xin cảm ơn Quỹ tài trợ Hurford. Chúng ta có hai người đại diện đến với chúng ta từ quỹ tài trợ đó ngày hôm nay. Cảm ơn họ vì sự tài trợ cho sự kiện ngày hôm nay, và cũng cần lưu ý rằng mỗi người trong các tham luận viên của chúng ta đã phát hành một số cuốn sách rất thú vị, mới nhất trong số đó cho mỗi tham luận viên có sẵn bên ngoài cửa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nghe thấy một số tài liệu tham khảo được thực hiện từ những cuốn sách đó ngày hôm nay.

Tôi sẽ bắt đầu, trước khi tôi dẫn cuộc thảo luận vào một số ngỏ ngách - hy vọng không phải là những ngỏ ngách tối đen - mà là ngỏ ngách của các đề mục nhỏ, yêu cầu mỗi tham luận viên đưa ra phần nào đánh giá vắn tắt mà ở đó chúng ta đồng ý đối với chiến lược của Mỹ ở châu Á và tái cân bằng xoay trục, nếu bạn thấy điều đó như là đại diện cho chính sách đó. Chỉ cần một đánh giá vắn tắt. Có phải chúng ta lấy được đất, mất đất, giữ đất, trong những năm tới đây?

Thế nào, Kurt Campbell ?

CAMPBELL: Tuyệt. Và cảm ơn bạn rất nhiều, và thật tuyệt khi được ở đây ngày hôm nay. Tôi gặp lại người bạn cũ của tôi Richard Haass. Cảm ơn bạn với ban lãnh đạo Hội đồng và sự giúp đỡ thiết lập công việc ngày hôm nay, và thật là tuyệt vời với hai người bạn của tôi, Tom và Liz.

Các bạn biết đấy, nếu bạn đi du lịch vòng quanh châu Á hiện nay và đặt câu hỏi cho bất kỳ cấp lãnh đạo chính phủ nào về những gì là mối quan tâm lớn nhất đang đe dọa khu vực - và, bạn biết đấy, như người Mỹ chúng ta - có lẽ định kiến ​​của chúng ta sẽ là, ừ, nó là hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên, thử nghiệm tên lửa hạt nhân của nó, sự phát triển của nó? Có một cảm giác rằng phải chăng Trung Quốc đang trổi dậy theo cách khiêu khích nhiều hơn trong quá khứ? Có hay không nổi lo ngại về sự bất ổn định trong một số quốc gia mà gần đây đã dân chủ hóa ở Đông Nam Á? Có hay không sự lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế đang tụt hậu ở các nước khác nhau ? Và bạn suy nghĩ - bạn lường trước rằng đó là những gì bạn nghe thấy nhiều nhất, nhưng trong thực tế, mối quan tâm lớn nhất ở châu Á, điều mà bạn nghe trước hết (số một ) ngay bây giờ là Hoa Kỳ. Vì vậy, các biến cố quan trọng ở châu Á, hiện nay, là những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ, và điều đó đang diễn ra trước mắt chúng ta trong chiến dịch tranh cử. Và, bạn biết đấy, tôi có một ứng cử viên cụ thể mà tôi ủng hộ, nhưng tôi nghĩ rằng bất cứ ai cũng phải có -

ECONOMY (?): Ai vậy ? (Cười).

CAMPBELL: - Ai đã tham gia chính trị Mỹ cần phải hiểu rằng những mối quan tâm mà đã được nêu ra trong khoảng thời gian này sẽ không thể được giải quyết bằng một cuộc bỏ phiếu đơn giản và rằng các câu hỏi về Hoa Kỳ và vai trò của nó sẽ còn kéo dài. Và có một nỗi sợ hãi ở châu Á rằng một số khía cạnh cơ bản trong chính sách của Mỹ - các cam kết mạnh mẽ của chúng ta với các đồng minh, một chương trình không phổ biến hạt nhân, hỗ trợ của chúng ta cho một chiến lược tham gia toàn diện, thực tế với Trung Quốc, hỗ trợ mạnh mẽ cho quốc phòng - mà các loại khía cạnh nền tảng này trong chính sách đối ngoại của Mỹ là tất cả trong cuộc chơi. Và như vậy, việc thêm vào mọi thứ khác mà chúng ta đang phải đối mặt - và bắt đầu với, một châu Âu mà tôi sẽ tranh luận là công việc số một trong bất kỳ chính quyền mới nào, bảo đảm rằng các liên minh truyền thống của chúng ta - hiểu được vai trò lâu dài của chúng ta, đặc biệt là trong hậu quả của Brexit, sự không chắc chắn về Nga - theo sau bởi những thách thức to lớn ở Trung Đông và Nam Á, qua đó rõ ràng là không có bất kỳ câu trả lời nào tốt cả; và dĩ nhiên sau đó, là nhấn mạnh những thách thức mà chúng ta sẽ nói về khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong ngày hôm nay. .

Nhưng điều quan trọng nhất không phải là những sáng kiến mới ở châu Á. Nó không phải, bạn biết đấy, một sự phát triển mới đặc biệt về tái cân bằng hoặc xoay trục. Và chúng ta có thể nói về - một phần nào những nét đặc biệt và về cách thức mà điều này đã hình thành. Vấn đề thực sự là việc trấn an bạn bè và đối tác của chúng ta trong khu vực rằng, Hoa Kỳ hiểu rằng phần lớn nhất trong lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết ở châu Á, và chúng ta chuẩn bị đóng một vai trò mạnh mẽ đó.

FERGUSON: Và phải chăng bạn sẽ nói rằng chúng ta đã lấy được đất trong tám năm qua trong địa hạt đó ?

CAMPBELL: Tôi - thấy, bạn biết đấy, vấn đề phần nào với thể loại tuyến tính như - bạn biết, như , bạn biết đấy, chúng ta đang di chuyển theo hướng này như thế nào, tôi nghĩ rằng không thể phủ nhận sự kiện rằng, có một sự công nhận rằng Hoa Kỳ đã làm được nhiều hơn và cần sẽ phải làm nhiều hơn nữa. Nhưng những kỳ vọng đã tăng theo cấp số nhân, và tôi sợ rằng Hoa Kỳ không hoàn toàn hiểu những gì nó sắp nhận được ở châu Á tiến bộ là có hiệu quả thực sự. Và chúng ta sẽ cần một sự tích hợp nhiều hơn, gắn kết nhiều hơn, quyết tâm tập hợp các nỗ lực nhiều hơn. Vì vậy, tôi chắc rằng chúng ta đã đạt được tiến bộ. Nhưng bất cứ ai nghiên cứu khu vực sẽ hiểu một cách chặt chẽ rằng, cái nhiều hơn là sắp sửa được dự kiến.

FERGUSON: Liz, tôi sẽ để cho bạn đúc kết, được không ạ.

ECONOMY : Được thôi.

FERGUSON: Tom Christensen, bình luận của bạn.

CHRISTENSEN : À. Vâng, vấn đề có một chút kỳ lạ đối với tôi, vì tôi từng chỉ trích đường lối ngoại giao công chúng chung quanh xoay trục, trong khi tôi từng là một fan hâm mộ của nhiều chính sách mà được xếp vào loại mang nhãn hiệu ngoại giao công chúng. Tôi nghĩ rằng chính quyền Obama đã làm được rất nhiều điều đúng ở Đông Á. Tôi viết như vậy trong trang Foreign Affairs . Nhưng tôi không thích thứ ngoại giao công chúng xoay trục, một phần vì tôi nghĩ nó hơi không chính xác để nói rằng, chúng ta đã rời khỏi châu Á trong quá khứ. Và nó hơi rắc rối cho những diễn viên khác nhau trên thế giới, về khái niệm chúng ta đã đi khỏi và chúng ta trở lại, bởi vì nó cho thấy rằng có lẽ chúng ta đã rời khỏi một khu vực khác của thế giới, và nó cho thấy rằng có lẽ chúng ta lại có thể bỏ mặc châu Á một lần nữa, nếu có một số vấn đề nào đó ở Trung Đông hoặc ở nơi khác.

Vì vậy, tôi không thích ngoại giao công chúng chung quanh thuật ngữ hoặc là xoay trục hoặc là tái cân bằng. Nhưng các chính sách mà chính quyền Obama theo đuổi dưới sự lãnh đạo của Kurt (Kurt Campbell ), đến một mức độ lớn, đúng là đã mang tính xây dựng. Và mọi người đã hỏi tôi - tôi đã phục vụ trong chính quyền Bush như là phó trợ lý bộ ngoại giao về Trung Quốc. Mọi người hỏi tôi, bạn có thể so sánh chính quyền Bush đã hoạt động ở châu Á như thế nào và chính quyền Obama đang hoạt động ở châu Á ra làm sao. Thông thường động lực đằng sau câu hỏi đó là để nói : Khi chính quyền Bush rời văn phòng, khu vực đã ổn định hơn nhiều và ít căng thẳng hơn so với hiện nay, do đó chính quyền Bush đã làm một công việc tốt hơn. Và tôi từ chối điều đó, bởi vì tôi nghĩ rằng Trung Quốc mà chúng ta đã phải đối phó với chính quyền Bush là một Trung Quốc rất khác so với Trung Quốc mà chính quyền Obama phải đối phó.

Và rất nhiều sự bất ổn xuất hiện ở khu vực thoát thai từ các chính sách của Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Và tôi nghĩ rằng các chính sách của Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt ra nhiều thách thức cho chính sách ngoại giao của Mỹ hơn là chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, và họ đã làm như vậy bởi vì Trung Quốc đã cảm thấy tự tin hơn ở nước ngoài, và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảm thấy sợ nhiều hơn ở nhà của họ. Và kết hợp hai điều này dẫn đến, hoặc Trung Quốc phản ứng với hành động khiêu khích từ những nước khác - trong những gì họ coi là hành động khiêu khích từ những nước khác - theo những cách phản tác dụng. Hoặc, thực sự, chỉ cần quyết đoán theo cách làm mất ổn định khu vực, đến một mức độ nào đó, dẫn những người khác đến gần gũi hơn với Hoa Kỳ.

Và tôi nghĩ rằng thành công của chính quyền Obama là ở việc nắm bắt những cơ hội cải thiện các mối quan hệ an ninh của Mỹ, đặc biệt với khá nhiều nước láng giềng của Trung Quốc - với Philippines, với Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng Cường; với Nhật Bản, trong đó có vai trò quyết đoán hơn như là một phần của liên minh với sự tái diễn giải hiến pháp; với Hàn Quốc trong hình thái của Hệ thống Phòng không Chiến trường Tầm cao (THAAD) ; với Việt Nam qua việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí; với Malaysia qua việc truy cập P-8; với Ấn Độ về một loạt vấn đề. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là những điều đúng để làm trong đối phó. Và tôi nghĩ rằng nó gây được sự chú ý của Trung Quốc rằng, có thể một số chính sách của nó đã phản tác dụng, và có lẽ họ nên suy nghĩ lại về các chính sách đó.

Và đó là mục tiêu thực sự trong dài hạn, bởi vì suy cho cùng ngay cả khi Hoa Kỳ đang làm tốt hơn trong ngoại giao an ninh với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, vẫn sẽ là tốt hơn nếu Trung Quốc đơn giản trấn an các nước láng giềng là nó đã trỗi dậy - như nó đã làm từ 1997 đến 2008 - và khu vực đã ổn định, như nó đã từng ổn định khi chính quyền Bush chấm dứt nhiệm kỳ. Vì vậy, tôi chắc rằng tôi đồng ý với tinh thần câu trả lời đầu tiên của Kurt, mà với nó thật là khó để so sánh thông qua mặt thời gian và thật là khó để thực hiện những dự án theo kiểu đường thẳng. Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục làm những điều mà chúng ta đang làm trong khu vực. Tôi dường như thích nó có một sự liên tục nhiều hơn mà - trong khung cảnh đường lối ngoại giao công chúng - rằng chúng ta đã từng ở đó trong một thời gian dài, chúng ta đang vẫn ở đó trong một thời gian dài.

Và khu vực sẽ quan trọng hơn đối với chúng ta và đối với phần còn lại của thế giới theo cách mà đã được nêu trong cuốn sách này là thực sự tốt (cười) - cuốn sách tôi đang đọc. Bạn thấy những phần ghi chú tóm tắt của nó chứ ? Điều đó có nghĩa là tôi đã chú ý. Vì vậy, tôi đọc cuốn sách này, và ông ấy đã thực hiện một công việc rất tốt trong việc giải thích tại sao châu Á là rất quan trọng đối với chúng ta. Và điều đó sẽ tiếp tục xảy ra. Và tôi sẽ chỉ thay đổi tiêu đề, và khác với điều là tôi chỉ yêu cuốn sách. (Cười).

CAMPBELL: Tôi có thể trả lời với điều đó không ? Không, bạn hảy nhận nó. OK, bạn dừng.

ECONOMY : Vâng, đến lượt tôi.

CAMPBELL: Vâng.

ECONOMY : Vậy, hãy để tôi nói toạc ra - tôi nghĩ xoay trục là nổi bật. Và tại sao? Bởi vì tôi nghĩ rằng nó thực sự là một biểu hiện giá trị cốt lõi và lý tưởng của Mỹ - bạn biết đấy, trên hết, tự do thương mại, tự do hàng hải và tự do chính trị, đúng không ? Hoặc ít nhất, là những nguyên tắc quản trị tốt, như trách nhiệm giải trình chính thức, minh bạch và pháp quyền. Và với tôi, điều đó cung cấp cho nó một logic cố hửu, và cũng là hy vọng cho một sự bền vững, đúng, bởi vì đó là những điều mà các vị tổng thống biết điều, bạn biết đấy, có thể cần phải chấp nhận theo thời gian, đúng, bởi vì chúng thực sự chỉ là một sự khẳng định về những gì mà Hoa Kỳ khởi xướng. Vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ không nao núng đối với xoay trục hoặc tái cân bằng hay bất cứ tên gì mà bạn muốn gọi nó.

Ngoài ra, tôi nghĩ rằng chúng ta đã thực hiện một công việc khá tốt vì nó đã khớp nối động thái hướng về phía trước để cố gắng thực hiện các biện pháp đáp ứng phần nào những gì mà chúng ta đặt ra để làm. Tôi nghĩ rằng trên mặt trận thương mại, chúng ta có Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và tôi chắc chắn bạn sẽ muốn nói chuyện với một số chi tiết về nó. Nhưng, bạn biết đấy, chúng ta đã đạt được thỏa thuận đàm phán, bây giờ chúng ta chỉ có phê chuẩn nó. Đó là một vấn đề quan trọng, một thành tựu lớn. Về mặt an ninh chúng ta đang đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu mà chúng ta có, bạn biết đấy, 60 phần trăm lực lượng của chúng ta, bạn biết đấy, không quân và hải quân, chuyển đổi sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và chúng ta rõ ràng đã phát triển nhiều mối quan hệ mạnh mẽ hơn với tất cả các đồng minh của chúng ta, và thiết lập các quan hệ đối tác mới, đúng không ? Và Tổng thống Obama, gần như tôi có thể nói, đúng, đã đến thăm Campuchia, Lào, và bạn biết đấy, Myanmar đã mở cửa.

Vì vậy, bạn nói đúng, Tom, điều mà chúng ta có thể nhìn vào nó như là một sự liên tục dài hạn, nhưng tôi nghĩ rằng đã có một sự thay đổi khá đáng kể. Và đó là một sự thay đổi từ trước thời gian Obama, trên thực tế, trở thành - bạn biết đấy, sau một vài năm vào nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Đó cũng là một sự thay đổi. Vì vậy, tôi nghĩ nó là - tôi nghĩ rằng - bạn biết đấy, nó hoàn hảo ? Có những thứ gì còn vướng không ? Thông suốt. Và chúng ta sẽ có một số vấn đề với động thái hướng về phía trước của nó, không nghi ngờ. Tôi nghĩ bây giờ chúng ta đang thấy Duterte và những gì đang diễn ra ở Thái Lan, rằng chúng ta không thể kiểm soát khu vực. Những thách thức mới sẽ phát sinh mọi lúc, và chúng ta sẽ phải điều chỉnh và thích nghi. Nhưng nhìn chung, tôi nghĩ rằng nó chính xác là loại chính sách mà chúng ta cần cho khu vực - rất rõ ràng. Có lẽ chúng ta cần phải thuyết phục nó nhiều hơn một chút. Có lẽ chúng ta có thể làm một loạt video ngoài cuốn sách của bạn hoặc một cái gì đó, Kurt, tôi không rỏ.

FERGUSON: Bạn dừng ở đó. Vậy, về cân bằng, phần lớn người ũng hộ nhìn vào điều này. Liz đã nhắc tới TPP. Không có hành động nào trong hoạch định chính sách tượng trưng cho sự thúc đẩy của chính quyền Obama nhiều hơn Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mặc dù nó đã có một số nguồn gốc trước đó.

Kurt, tôi sẽ đặt hậu quả tất yếu của nó vào vòng chạy của bạn ở đây. Dường như nó đang được treo một cách lấp lững. Nếu chúng ta không có được nó hoàn toàn vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền này, trước phát biểu của bà Hillary Clinton và dĩ nhiên cả Donald Trump, phải chăng nó đã chết ? nó có thể được hồi sinh bằng cách nào đó không ? Trọng tâm toàn bộ vấn đề cần giải quyết xoay trục có thực tế hay không ?


Kurt Campbell
CAMPBELL: Cảm ơn. Tôi sẽ chỉ mất một chút -  trước khi trả lời câu hỏi rất quan trọng đó - tôi thực sự đồng ý về cơ bản với những điểm mà cả Tom và Elizabeth đã nói, bởi vì tôi thực sự nghĩ rằng nó rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng việc triển khai đã không được xử lý hiệu quả. Và tôi phải - và tôi đã cố gắng (viết) trong cuốn sách để nhận một số trách nhiệm vì điều đó. Và đối với những trách nhiệm của bạn, người mà đã từng ở trong chính phủ, hãy để tôi nói ngay điều này hoạt động ra làm sao. Chín mươi chín trong số 100 lần bạn có một sáng kiến, bạn đưa nó ra, và ngay lập tức nó biến mất. Và không một ai biết bạn đang nói về điều gì, và bạn đang nêu ra cái gì và mọi người đều như thế, có phải không ? Và nhân một dịp rất hiếm hoi mà ở đó bạn làm điều gì đấy và nó trở nên lớn hơn nhiều, và nó được nhận vào đời sống - và thật sự, bạn biết đấy, nguồn gốc của đề tài này là một bài viết mà Ngoại trưởng Clinton đã công bố trong Foreign Policy.

Tôi đã cho người làm một phân tích văn bản như một tiểu luận giống kinh thánh về ý nghĩa của vấn đề này là gì. Và tôi, bạn biết đấy, đọc nó vào giữa đêm - không chính xác, bạn biết đấy, không thể nhớ chính xác - và vì vậy đã phải đối phó với một số hậu quả ngoài ý muốn, quan trọng nhất trong số đó là chuyện mà Tom bàn đến, về quan điểm bỏ rơi đồng minh của chúng ta. Ý tưởng rằng chúng ta sẽ để mặc châu Âu - để mặc mọi thứ mà Hoa Kỳ đã từng thực hiện trong bất kỳ mục đích nào và bất kỳ hậu quả nào mà chúng ta đã thực hiện với bạn bè châu Âu. Và do đó, một phần rất lớn - chỉ là những quốc gia đang xoay trục đến châu Á nhanh hơn so với việc Hoa Kỳ nằm lại ở châu Âu. Và vì vậy sự tranh luận là cố gắng làm điều đó một cách hiệu quả hơn, và thay vì chỉ nói về Iran và những thứ khác, chúng ta sẽ nâng cao châu Á trong các cuộc thảo luận của chúng ta với châu Âu.

Và rất nhiều thứ đã bị mất. Và rất nhiều thứ đã không đi đến một cách có hiệu quả. Và ý tưởng, hình ảnh tinh thần mà chúng ta đã có vể xoay trục, là một cầu thủ bóng rổ mà việc chạy qua chạy lại có thể có hiệu quả, và sẽ có phần nào quyền kiểm soát trên một khu vực đặc biệt rộng lớn, một lần nữa đã mất. Đã có nhận thức về cách quay lại. Và bạn không được bắt đầu lại, mà bạn phải thừa nhận, nếu bạn muốn có hiệu quả trong hoạch định chính sách, nơi mà bạn đã ngã xuống. Tôi sẽ nói rằng, hy vọng sẽ không thấy điều này là khác biệt so với đảng Cộng hòa, rằng đó là một sự liên tục trên quy mô lớn, bởi vì về cơ bản mọi thứ mà chúng ta thực hiện ở châu Á nhìn chung là thuộc lưỡng đảng. Tôi không biết những gì là không còn ý nghĩa với lưỡng đảng nữa, nhưng về cơ bản có rất ít sự khác biệt, mặc dù tất cả chúng ta đã phục vụ trong nhiều cách khác nhau, xét về quan điểm tổng thể của chúng ta. Và tôi rất đồng ý với Elizabeth. Tôi nghĩ rằng đó là một tuyên bố về mục đích và sự công nhận của tương lai, và mặc dù không hoàn hảo, nó phải được thể hiện nếu nói chung chúng ta muốn có hiệu quả hơn.

Vì vậy, tôi xin nói, hảy xoay quanh quan điểm đó để tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của bạn.

(Còn tiếp.... Cuộc thảo luận với hơn 15 ngàn từ, do đó xin tạm chia nó thành ba phần để tiện cho người đọc, THS.) 

1    2    3

---------------------------------|||--------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.