Chiến lược của Mỹ ở châu Á: Liệu Pivot có hoạt động được không ? Phần II

Hình ảnh buổi thảo luận, điều dẫn chương trình bên trái; các tham luận viên bên phải
 John B. Memorial Hurford. 06 Tháng Mười 2016. Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại CFR

Trần H Sa lược dịch

Diễn giả Điều dẫn chương trình
_Kurt M. Campbell Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Asia Group, LLC;
Tác giả, Xoay Trục : Tương lai Nghệ thuật lãnh đạo của Mỹ ở châu Á
Tim W. Ferguson
Chủ biên Forbes Asia
_ Thomas J. Christensen Giáo sư chính trị thế giới với hòa bình và chiến tranh,
Đồng Giám đốc, Chương trình Trung Quốc và Thế giới, Đại học Woodrow Wilson về các vấn đề Công cộng và Quốc tế, thuộc Đại học Princeton,
Tác giả, Thách thức của Trung quốc : Định hình các lựa chọn của một cường quốc đang lên
_ Elizabeth C. Economy Thành viên cao cấp của CV Starr Senior và là Giám đốc Nghiên cứu Châu Á, Hội đồng Quan hệ đối ngoại;
Đồng tác giả, Mọi giải pháp cần thiết:
Tìm hiểu nguồn lực của Trung Quốc đang thay đổi thế giới như thế nào ?


Trong phần trước, CAMPBELL đã nói : "hình ảnh tinh thần mà chúng ta đã có vể xoay trục, là một cầu thủ bóng rổ mà việc chạy qua chạy lại có thể có hiệu quả,.."

FERGUSON: Là cầu thủ bóng rổ phải bảo vệ TPP.

CAMPBELL: Vâng - với câu hỏi chung chung của bạn, vậy nếu bạn - nếu bạn tin rằng một trong những khía cạnh khá quan trọng mà ở đó Mỹ sẽ phục hồi kinh tế có mức độ, tôi nghĩ rằng có lẽ tất cả chúng ta sẽ đồng ý điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm theo thời gian, là gia tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của chúng ta. Và Hoa Kỳ như là một nền kinh tế chưa từng thực sự cần thiết đến xuất khẩu. Đây thực sự là lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta mà điều này sẽ trở thành một tầm quan trọng dể thấy. Và chúng ta có tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh nhất với số lượng thu nhập sau thuế lớn nhất trên thế giới, là ở châu Á. Và với động lực như vậy, theo thời gian, sẽ là rất cần thiết.


Bây giờ, tôi sẽ không nhắc lại, vì bạn biết những gì mà các ứng cử viên đã nói, và bạn đã thấy rất rõ quan điểm mà Ngoại trưởng Clinton và nhóm của bà đã có. Tôi xin nói rằng dẫu như vậy vẫn có một điều không thể phủ nhận được - thành phần thương mại quan trọng trong một chiến lược có hiệu quả ở châu Á, và đó chính là - chính là không thể phủ nhận. Với chúng ta - nguy cơ thực sự trong chiến lược châu Á của chúng ta là nó sẽ trở thành một chiều, và do đó ảnh hưởng - chúng ta có một chính phủ Mỹ chỉ với một cơ quan chính phủ mang tính tồn tại theo tự nhiên - quân đội của chúng ta - và phần còn lại của chính phủ chủ yếu chỉ là hỗ trợ cho cuộc sống . Và như vậy, chìa khóa sẽ là một cách tiếp cận đa diện mà sẽ liên quan đến thành phần an ninh một cách mạnh mẽ, làm việc với các đồng minh, làm việc một cách xây dựng với Trung Quốc, một động lực thương mại không làm mất việc làm của Mỹ, mà là xuất khẩu và hệ thống dịch vụ của Mỹ cho khu vực châu Á; một cam kết để xây dựng các tổ chức đa phương; đưa các đối tác khác vào châu Á, như châu Âu, làm việc chặt chẽ với châu Âu; và một sự công nhận chung rằng nó sẽ hao tốn thời gian cho không chỉ một, mà nhiều chính quyền - đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ - chắc chắn rằng đây là một con đường ổn định và an toàn ở phía trước.

FERGUSON: Vậy, hãy chuyển cuộc thảo luận đến Trung Quốc, nếu chúng ta có thể. Rõ ràng trên mặt trận các mối quan hệ khác nhau, mối quan hệ Mỹ-Trung đã trở thành đầy đặn hơn. Những gì đã phát triển ở Trung Quốc qua tám năm nay, mà sáng kiến ​​chính sách này có thể trông đợi ? Có hay không một vài ý thức nhắc nhở các sự kiện ở Trung Quốc? Có phải chuẩn bị để đối phó với Trung Quốc mà chúng ta phải đối mặt trong năm 2016 và xa hơn nữa ?

Liz, bạn có muốn làm rỏ điều đó trước tiên không ?

ECONOMY : Có chứ. Vậy là, tôi không biết rằng chúng ta có nên nhất thiết phải lường trước về Tập Cận Bình hay không. Tôi nghĩ rằng - chúng ta thậm chí không biết Tập Cận Bình có sẽ vẫn là chủ tịch tiếp theo hay không - hoặc vẫn là Tổng bí thư cho đến khi anh ta bước khỏi chính trường, bạn biết đấy, tháng mười một, bạn biết đấy, năm 2012, ngay cả người Trung Quốc cũng đã không biết về chính mình. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể đoán trước được về ông ấy.

Bạn biết đấy. Trung Quốc ngày nay, trong phần nào suy nghĩ riêng của tôi, vừa thiển cận hơn vừa tham vọng hơn bất cứ lúc nào so với thời gian vừa qua. Và cả hai điều đó làm cho nó khó khăn hơn, mặc dù tôi sẽ tranh luận về mặt tham vọng có thể có một số đòn bẩy cho chúng ta ở đó. Nhưng trong lĩnh vực thiển cận, tôi nghĩ Tập Cận Bình đã làm cho nó rõ ràng rằng, bạn biết đấy, trong ông ta, ý tưởng đối ngoại của Trung Quốc, thậm chí đến lĩnh vực vốn nước ngoài, xã hội dân sự nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ NGO đều ít được hoan nghênh, đúng, nhằm thực hiện những gì anh ta muốn thực hiện nhằm làm cho Đảng Cộng sản Trung quốc mạnh mẽ hơn, nhằm hợp pháp hóa nó, nhằm hợp pháp hóa bất cứ điều gì - bất cứ ý thức hệ nào, đó là thứ mà anh ta đang cố gắng phát triển. Tôi nghĩ rằng anh ta cần làm điều đó, đúng không? Ông ta cần phải đặt một loại mái vòm phủ lên Trung Quốc vì những loại ý tưởng khác từ phương Tây đang đe dọa đến tính hợp pháp đó. Và anh ta không chuẩn bị và không thể, nói thẳng thắn, không thể thương lượng với những ý tưởng đó. Vì vậy, tôi cho rằng đó là một vấn đề. Và như vậy điều đó có nghĩa là chính sách của Mỹ đôi khi phải thích nghi, nhưng đôi khi phải cứng rắn để đẩy lùi. Và tôi nghĩ rằng những gì mà chúng ta đã thấy, khi chúng ta nhìn vào một cái gì đó giống như một dự thảo luật về việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, là khi chúng ta và các đối tác của chúng ta ở châu Âu, và ở một mức độ thấp hơn, tôi nghĩ rằng, với điều này ở châu Á, cần đẩy lùi, và đẩy lùi một cách cứng rắn, chúng ta có thể nhận được một số chuyển động từ phía Trung Quốc, đúng không? Họ sẽ lắng nghe, và họ sẽ thay đổi và ôn hòa hơn. Và tôi nghĩ chúng ta đã nhìn thấy rằng đến một mức độ nào đó trong khía cạnh kinh doanh cũng thế. Vì vậy, tôi nghĩ giải quyết vấn đề sẽ gặp thách thức, nhưng không phải là không thể.

Tôi nghĩ về lĩnh vực chính sách đối ngoại, bạn biết đấy, cách tôi nhìn Tập Cận Bình là vừa như đang cố gắng phát triển trong khu vực một loại hình mà mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, mặt khác, tôi nghĩ rằng, cuối cùng - mọi người sẽ không đồng ý với tôi về điều này, tôi chắc chắn - nhưng thực sự tôi nghĩ rằng mục tiêu bao quát của anh ta trong một thời gian dài là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực như là bá chủ , đúng không? Không phải nói rằng Hoa Kỳ không còn có một chổ thích đáng, nhưng tôi nghĩ rằng ông ta muốn Trung Quốc có sức mạnh quan trọng trong khu vực. Và đó thực sự là tất cả những gì gọi là trẻ hóa quốc gia Trung Quốc vĩ đại . Ý tôi là, anh ta nói về, bạn biết đấy, đang có một Trung Quốc không chỉ có thể viết các quy tắc trò chơi mà còn có thể xây dựng những sân chơi mà ở đó trò chơi nào được phép chơi. Vì vậy, anh ta muốn trở thành một người viết quy tắc, và tôi nghĩ rằng đó là rõ ràng nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương - một lần nữa, thách thức đối với chúng ta, đúng, di chuyển từ, bạn biết đấy, việc khoanh vùng các yêu sách ở biển Đông, tôi nghĩ rằng, thấy rỏ chúng qua quá khứ, bạn biết đấy, bốn năm mà anh ta lãnh đạo là khá quả quyết. Bạn biết đấy, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, bạn biết đấy, Một Vành đai Một Con đường - Tôi không nghĩ rằng những điều này nhất thiết đặt ra những thách thức quan trọng đối với chúng ta. Tôi thậm chí không tin tưởng chúng sẽ có một tác động nghiêm trọng. Chúng ta sẽ phải chờ đợi để xem chúng diễn ra như thế nào. Cho đến nay tôi muốn nói rằng chúng không thực sự gây ấn tượng trong nhận thức thực tế về chúng, nhưng bạn biết đấy, chúng ta có thể cho nó thêm một chút ít thời gian .

Nhưng tôi nghĩ trên tổng thể, rõ ràng là chúng ta đã xoay xở được. Và tôi nghĩ rằng đây là sức mạnh thực sự của chính quyền Obama khi nói đến việc đối phó với Trung Quốc. Chúng ta đã cố gắng tìm kiếm, thông qua rất nhiều công việc khó khăn, trong lĩnh vực hợp tác, đúng không? Và tôi nghĩ rằng trong một số khía cạnh tác động đến tham vọng của Tập Cận Bình, đúng không? Vì vậy, thực tế thì ông ta muốn Trung Quốc là một cầu thủ toàn cầu và tôi nghĩ rằng chính bản thân ông ta muốn trở thành một quyền lực ngang hàng với Hoa Kỳ, có nghĩa rằng, bạn biết đấy, ông ta sẽ đến ngồi vào bàn nói về biến đổi khí hậu, mà khi chúng ta gây rắc rối cho ông ấy về Ebola, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ và hoạt động nhiều hơn nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng những loại cơ hội này đang tồn tại, và đó là loại - tôi nghĩ rằng - đó là không gian mở lớn nhất đối với chúng ta ngay bây giờ.

FERGUSON: Tom, tôi đã đọc sách của bạn, nếu tôi đúng , về lâu về dài, là những gì mà tôi gọi là đánh thức hy vọng thực tế về Trung Quốc, nhưng cũng có thể, nếu tôi đúng, có phần thận trọng hơn là cái dấu chấm hết . Nếu tôi không đúng, bằng cách nào đó hãy sửa chửa giùm tôi.

CHRISTENSEN : Vâng, không, có lẽ tôi có thể trả lời câu hỏi cuối cùng của bạn, cái mà Liz đã giải quyết rất tốt. Tôi nghĩ rất nhiều căng thẳng mà chúng ta đã có với Trung Quốc không chỉ là dự đoán được mà là đã được dự đoán, đó là Trung Quốc đã có đủ tiền cần thiết cho kinh tế và quân sự đề triển khai sức mạnh cho cột trụ chống nhà của nó lần đầu tiên. Nó có rất nhiều tranh chấp hàng hải nổi bật với các nước láng giềng. Nó đặc biệt không được tin cậy bởi các nước láng giềng. Và bạn nhìn thấy sự va chạm. Và mọi người đã viết về điều đó, bao gồm chính bản thân tôi, bạn biết đấy, cách đây đã 10, 15 năm trước đây.

Đây là lý do tại sao sự trổi dậy của Trung Quốc đặt ra những thách thức cho chính sách an ninh quốc gia của Mỹ. Tôi nghĩ rằng những gì đã thực sự xảy ra - tôi định nghĩa là, như Liz đã nói rất hùng hồn về Tập Cận Bình và loại lãnh đạo gì mà anh ta đang là và loại hình ảnh gì về Trung Quốc mà anh ta đang cố gắng miêu tả, và tôi nghĩ rằng điều đó là quan trọng. Nhưng tôi thực sự tin rằng các điểm nứt vỡ lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ quan điểm của chúng ta là vào các năm 2008, 2009, bởi vì tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã có một tác động cơ bản trên con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ đã xem xét lại mối quan hệ giửa sự ổn định chính trị trong nước và chính sách đối ngoại . Họ hết sức lo ngại rằng mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống này mà vốn giúp họ giữ được quyền lực là không tất yếu ổn định, vì các nền kinh tế quốc tế vốn không ổn định và Trung Quốc đã liên kết chính bản thân nó rất chặt chẽ với nền kinh tế quốc tế theo phương cách sản xuất ra nhiều việc làm, và kha khá một chút về tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở đất nước họ. Và đồng thời, có những kỳ vọng bên trong Trung Quốc, một phần được đánh trống khua chiêng bởi bộ máy tuyên truyền riêng của đảng, qua đó nói rằng thời điểm của Trung Quốc đã đến, rằng Hoa Kỳ không quá mạnh, Hoa Kỳ không phải là rất mạnh mẽ, bởi vì, sau hết, Hoa Kỳ là trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính. Đó là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính mà hầu hết các phương pháp đo lường đã cho thấy. Và kết quả là, Hoa Kỳ bị mất nhiều sức mạnh và uy tín bằng sự vội vàng.

Và đây là Trung Quốc mà Kurt Campbell và những người rất có khả năng, như Jeff Bader, những người khởi đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Obama, được thừa kế - và đó là Trung Quốc mà họ đã phải đối phó ở Đông Á. Và tôi nói về các chính sách. Tôi thích các chính sách. Tôi không thích xoay trục, nhưng tôi thích các chính sách ở bên dưới xoay trục. Và tôi nghĩ rằng một trong những vấn đề mà tôi có với xoay trục là tôi nghĩ rằng ngôn ngữ cung cấp rất tốt vào câu chuyện ở Trung Quốc, về những gì mà nước Mỹ sẽ làm khi nó rút ra khỏi Iraq và Afghanistan. Nó sẽ tìm đến Trung Quốc. Và vấn đề với điều đó là nó gây khó khăn hơn cho những người đã ủng hộ một chính sách rất thành công trong đường lối ngoại giao của Trung Quốc từ 1997 đến 2008, kể từ thời điểm sáng kiến ​​Nye, mà Kurt đã tham gia, thực sự đã nhận được sự chú ý của Trung Quốc và làm cho Trung Quốc nghĩ rằng: chúng ta thực sự cần phải đồng hành cùng với họ vì an ninh quốc gia riêng của chúng ta. Và chúng ta cần phải tái cam đoan với họ thông qua sự hợp tác đa quốc gia và thông qua hợp tác kinh tế.

Đó là một hoạt động rất thành công trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở giai đoạn đó. Nhưng quan điểm đó được dựa trên khái niệm cho rằng nếu bạn không đi con đường đó, Mỹ sẽ thắt chặt quan hệ an ninh với nước đang giao thương và chúng ta sẽ kết thúc ở vị trí tồi tệ hơn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, lập luận đó khó thuyết phục hơn. Và sau khi xoay trục được tung ra, lập luận đó khó khăn hơn để thuyết phục. Và đó không chỉ là những năm 2010, 2011, giai đoạn được mô tả ở đây. Đó là chuyến đi đầu tiên của Ngoại trưởng Clinton đến Trung Quốc- đến châu Á - chuyến đi thực sự đến châu Á, đó là vào tháng bảy - đó là chuyến đi thứ hai đến châu Á của bà ấy, tôi tin rằng - ở đó bà đã nói : Chúng tôi đang trở lại. Khái niệm này đó là chúng ta đang trở lại châu Á - chúng ta sẽ từ giả những cuộc chiến tranh khác và chúng ta sẽ quay trở lại châu Á. Đó thực sự là xoay trục. Và tôi nghĩ rằng nó được mô tả rỏ ràng trong cuốn sách này.

Kurt xác định xoay trục như là một cái gì đó mà đúng ra thực sự bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Obama . Nó chỉ có cách diễn đạt khác, đúng không? Và nó tạo ra một loại chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, làm cho các lập luận ôn hoà khó khăn hơn để giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận, mà ở đó cho rằng - những gì là thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ hướng đến châu Á - nên thực sự hỗ trợ những người ở Trung Quốc, những người tin rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc là phải xây dựng các quan hệ vốn ít tin tưởng với các nước láng giềng. Hãy để các lập luận giành chiến thắng . Và tôi nghĩ rằng một trong những cách để làm điều đó là, như Liz đưa ra rất tốt, khi Trung Quốc hành xử theo một cách gây mất ổn định hoặc một cách quyết đoán - bất cứ lĩnh vực gì mà bạn muốn xử dụng - rằng sẽ có ngay phản ứng đáp trả sau khi đã ghi bàn, không chỉ bởi Hoa Kỳ, mà còn bởi các nước láng giềng của Trung Quốc. Và tôi nghĩ rằng chính sách mà Kurt và những người khác đưa ra cho phép có điều đó.

Và sự đóng góp lớn, tôi sẽ nói, những đóng góp lớn nhất của chính quyền Obama không phải ở trong lĩnh vực quân sự. Khá nhiều mọi thành phần quân sự có liên quan với xoay trục đã được chuẩn bị trong chính quyền Bush. Những điều này mất một thời gian dài để thông qua, đúng không? Chúng là những chính sách tốt. Thật tốt khi rất nhiều trong số chúng đã được duy trì. Tôi ước gì chúng được có nhiều hơn. Và nó không quá nhiều trong lĩnh vực kinh tế. TPP đã được tạo ra bởi bốn thành viên APEC mà không phải bởi người Mỹ, dưới thời chính quyền Bush. Chính quyền Bush đã bắt đầu đàm phán nó với ý tưởng rằng nó sẽ tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do theo tiêu chuẩn kiểu Singapore, mà sau đó sẽ làm cho Trung Quốc ghen tị. Sau đó Trung Quốc sẽ muốn tham gia và nó sẽ mở cửa nhiều hơn cho nền kinh tế của nó và nó sẽ cùng thắng. Nhưng TPP đã bị cuốn vào xoay trục, và nó bắt đầu trông giống như một cái gì đó loại trừ Trung Quốc, một chính sách loại trừ Trung Quốc, mà ở đó chưa bao giờ thực sự là ý định.

Vì vậy, tôi muốn TPP được thông qua vì lý do an ninh cơ bản. Và đó là chúng ta thương lượng rằng trong vài năm qua, chính quyền Obama đã đàm phán nó thành công, bằng uy tín rất lớn - đặt rất nhiều năng lượng vào việc này. Và thật không may đã bị ngắt lời bằng lập luận là nó là một tàu sân bay, nó không phải vậy. Hay nó là - nếu chúng ta không viết quy tắc, người Trung Quốc sẽ viết quy tắc. Đó là cũng không đúng sự thật. Nếu chúng ta không viết quy tắc, chúng ta sẽ sống theo các quy tắc cũ. Nếu chúng ta muốn quy tắc tốt hơn, chúng ta sẽ phải viết các quy tắc mới. Tôi nghĩ đó là một cách tốt hơn để đặt vấn đề. Nhưng nếu TPP thất bại bây giờ, sau khi chúng ta đã yêu cầu tất cả các bạn bè, đồng minh và các đối tác trong khu vực hy sinh các vấn đề trong nước để ký vào đó, chúng ta sẽ trông giống như là một đối tác yếu. Và điều đó sẽ có tác động lớn thực sự đến an ninh . Và đó là nơi mà các nòng pháo an ninh thực sự đi vào. Và tôi lo lắng về điều đó rất nhiều.

Vì vậy, để tổng hợp ngay, tôi nghĩ rằng những thách thức mà chính quyền Obama phải đối mặt ở châu Á là có thật và đã bị kích động mạnh vì cuộc khủng hoảng tài chính, mà chính cuộc khủng hoảng đó không gây ra, đúng không? Vì vậy, tôi luôn luôn gặp khó khăn trong việc so sánh. Nhưng mục tiêu thật sự là nên đưa Trung Quốc trở lại vị trí, nơi nó là từ năm 1997 đến năm 2008. Nhất thiết không nên củng cố vị thế an ninh của Mỹ ở khắp mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi cách. Nên khuyến khích Trung Quốc nhận ra rằng hành vi của nó đã dẫn đến rất nhiều những mối quan hệ mới gây cho nó lo lắng, và làm cho nó thay đổi hành vi của nó. Bởi vì nếu Trung Quốc hành xử một cách xây dựng đối với các nước láng giềng và khu vực được ổn định, mọi người đều thắng. Và khi Trung Quốc hành xử theo cách gây bất ổn đối với các nước láng giềng, ngay cả khi Hoa Kỳ có thể có cơ hội tăng cường các mối quan hệ của mình, Hoa Kỳ cũng không chiến thắng. Nó không đáng giá. Sẽ là tốt hơn nếu khu vực ổn định và nếu Trung Quốc hành xử một cách xây dựng - liên tục xây dựng và ổn định trong khu vực.

Tôi nghĩ đó là một mục tiêu có thể đạt được. Và tôi nghĩ rằng một trong những lý do cho mục tiêu có thể đạt được là tôi nghĩ rằng các nhà phân tích an ninh Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng toàn bộ hồ sơ của Trung Quốc ngày nay không thực sự tốt hơn so với năm 2008, bất chấp việc ngày càng tăng hiện đại hóa quân sự, bất kể các hòn đảo nhân tạo, bất kể mọi thứ. Tôi đã liệt kê tất cả những sự hợp tác giữa các nước láng giềng của Trung Quốc với Hoa Kỳ trên mặt trận quân sự ở trên. Tôi sẽ không nói lại một lần nữa, nhưng bạn có thể đi từ Hàn Quốc vòng quanh đến Ấn độ bằng mọi con đường. Không một ai ở đó không thể chấp nhận, nếu Trung Quốc đã không bỏ rơi tính xây dựng, bỏ rơi cam đoan chính sách, và bỏ rơi chính sách thành công mà Trung Quốc đã áp dụng từ năm 1997 đến năm 2008. Chúng ta nên mong muốn họ quay lại đó và tất cả mọi người sẽ giành chiến thắng, bởi vì suy cho cùng nó không phải là một trò chơi tổng bằng không.

FERGUSON: Liz, bạn muốn thêm một cái gì đó chứ, và sau đó tôi đặt cược Kurt sẽ muốn trả lời.


(Còn tiếp)

1    2    3


--------------------|||-----------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.