Kissinger : chủ nghĩa hiện thực bi quan và bất lực.

( Trích từ bài điểm sách Kissinger cố sức tìm kiếm vị trí chúa trùm của David Runciman )

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 11/ 2019. Ảnh: Jason Lee / Pool / EPA

David Runciman…Tập 42 Số 23… · 3 tháng 12 năm 2020…… Theo London Review of books.

Trần H Sa lược dịch.

Đôi khi ông ấy đã đi quá xa trong việc giải thích mọi thứ diễn ra như thế nào. Trong một cuộc phỏng vấn nổi tiếng với nhà báo người Ý, Oriana Fallaci, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 1972, ông nói rằng chìa khóa cho 'địa vị ngôi sao điện ảnh' của ông là "Tôi luôn hành động một mình. Người Mỹ thích điều đó vô cùng. Người Mỹ thích anh chàng cao bồi dẫn đầu đoàn tàu lửa, một mình cưỡi ngựa đi trước". Hóa ra người Mỹ không thích cho anh chàng cao bồi được nghỉ ngơi để nói với họ rằng anh ta tuyệt vời như thế nào. Nhưng quan trọng là ông ta đã không bị chỉ trích vì điều đó. Sau khi Nixon từ chức vào năm 1974, các cuộc thăm dò cho thấy trong năm 1975 Kissinger là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, được 85% người Mỹ đánh giá là đã làm một 'công việc tuyệt vời'. Schwartz viết, trong một chuyến đi đến Moscow vào cuối năm đó, Kissinger nói với Brezhnev rằng mức độ nổi tiếng cá nhân của ông ta là 80%, "điều này thật bất thường đối với một quan chức không được bầu cử". 'Hoặc một quan chức được bầu cử", Anatoly Dobrynin, đại sứ Liên Xô tại Mỹ và là người hâm mộ Kissinger từ lâu, nói thêm rằng, rõ ràng không có chút hoài nghi nào: "số một trong lịch sử". "

Tất nhiên, đây là điểm mấu chốt : việc một quan chức không được bầu cử đứng ngoài cuộc tranh cãi sẽ dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là khi tất cả những gì mà công chúng nhìn thấy về ông ta, đó là khả năng lái máy bay của ông ta, hành động khôn ngoan của ông ta và vô số lần xuất hiện trên truyền hình với sự tôn trọng của những người phỏng vấn. Trước đó vào năm 1974, sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ nhắm vào Opec thực sự bắt đầu có hiệu lực, Kissinger đã khoe khoang riêng tư với phó cố vấn an ninh quốc gia, Brent Scowcroft: "Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ bảo người Ả Rập đổ bỏ dầu của họ rồi nói với Quốc hội rằng, chúng ta sẽ phải tiêu thụ xăng dầu theo chế độ phân phối, còn hơn là đưa vấn đề ra xem xét ". Nhưng ông ấy không phải là tổng thống, vì vậy ông ấy không bao giờ phải xem xét một chính sách như vậy có thể ảnh hưởng ra sao đến sự hâm mộ của công chúng đối với cá nhân của ông ấy.

Vấn đề thực sự đối với cách tiếp cận của Kissinger không phải là sự kiêu ngạo quá nhiều như sự không mạch lạc ở tầm cơ bản của nó. Bằng cách nhấn mạnh rằng nước Mỹ vừa dễ bị tổn thương trong ngắn hạn vừa vô cùng hùng mạnh về lâu dài, ông có lý lẽ để biện minh cho mọi thứ. Nếu ông ta cần phải trốn tránh và bỏ chạy, ông ta có thể lập luận rằng đó là bởi vì các chính trị gia của Mỹ không có can đảm cần thiết. Nếu ông ta cần cãi chày cãi cối, ông ta tự cho đó là vì, chỉ có anh ta mới biết mọi thứ cuối cùng sẽ diễn ra như thế nào. Trong những ngày nóng bỏng của Chiến tranh Việt Nam, ông đã lo lắng rằng Bắc Việt sẽ 'cố đợi chúng ta rút ra', vì biết rằng dư luận Mỹ có khả năng mất kiên nhẫn. Ông kết luận rằng điều cần thiết là phải thể hiện sức mạnh thông qua các chiến dịch tăng cường ném bom ồ ạt, để chứng minh rằng Mỹ có tinh thần chiến đấu. Ông ấy làm điều này chính bởi vì ông ấy tin rằng Mỹ có thể không còn hào hứng với cuộc chiến. Đồng thời, ông cho rằng lợi ích của người Mỹ cuối cùng được phục vụ tốt nhất bằng cách kết thúc chiến tranh và tập trung vào các chiến trường quan trọng hơn, bao gồm cả việc theo đuổi tình trạng bớt căng thẳng với Liên Xô. Nhưng điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không có vẻ gì là phải rút khỏi Nam Việt Nam, dẫu trong tình thế có vẻ như những lo lắng ngắn hạn đã có lý do. Điều này đã tạo ra triết lý của Tiến sĩ Strangelove về việc "rút lui thông qua leo thang" và chính sách "khoảng cách hợp lý" trước khi thất bại : một cuộc chiến bị thua, nhưng thua từ từ và đau đớn vừa đủ, đến mức không ai nghĩ rằng các đồng minh của Mỹ đã bị bỏ rơi trong sự hoảng loạn. Đó là sự đánh lừa, mờ mờ ảo ảo, hư hư thực thực. Morgenthau nói về cách tiếp cận của Kissinger rằng, với Kissinger bất kỳ sự mất uy tín nào từ việc rút quân đều là "vấn đề suy đoán", trong khi việc mất uy tín do theo đuổi cuộc chiến là "vấn đề thực tế". Sự thật, tất cả những lời bàn tán về danh dự quốc gia đều là suy đoán. Những người theo chủ nghĩa hiện thực của Kiss đã tạo ra câu chuyện danh dự quốc gia khi họ đồng hành với Kissinger.

Kissinger không bao giờ có thể quyết định liệu những gì là thực sự quan trọng trong ngoại giao, là chiếc mặt nạ hay những gì nằm đằng sau chiếc mặt nạ. Ông coi thường nỗi ám ảnh về nhân cách của các đồng nghiệp, nhấn mạnh rằng chỉ những người có hiểu biết sâu sắc về các tác động mạnh mẽ của lịch sử trong công việc, mới có thể phán đoán được tình huống. Đồng thời, ông thường tuyên bố rằng chỉ một mình ông có thể tạo ra các mối quan hệ cá nhân mà bất kỳ cuộc đàm phán thành công nào cũng phụ thuộc vào. Ông ta nghĩ rằng ông có thể khiến mọi người thoải mái trong khi thông báo rằng ông ấy hiểu họ đang làm gì. Ông tin tưởng vào các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế : tiền bạc, sức mạnh quân sự, các liên minh vững chắc, đồng tiền luôn vô cảm với cán cân quyền lực. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng 'sự xuất hiện [của quyền lực] thường là từ thực tế thiết yếu của nó'. Ông ta thích tạo ấn tượng rằng sự khinh bạc của ông là chiếc bình phong che chắn bớt mức độ hiểu biết sâu sắc của ông, mà nếu không thì sẽ bị choáng ngợp. Nixon nói với Mao về danh tiếng ăn chơi của Kissinger: "Bất kỳ ai dùng gái xinh làm vỏ bọc phải là nhà ngoại giao vĩ đại nhất mọi thời đại. Và bất cứ ai đã tin điều đó sẽ tin bất cứ điều gì khác". Trong các cuộc họp báo của Kissinger, ông luôn thu hút các nhà báo khó tính bằng những gợi ý về những vấn đề kịch tính cao độ ở sau hậu trường, một nhà phê bình nhận xét: "Cứ như thể ông ấy đang tham gia một bộ phim của Hasty Pudding có tên Lúc nào bạn cũng muốn biết về chính sách ngoại giao nhưng Quá Sợ để Hỏi ”. Nắm được vấn đề này theo cả hai cách là món quà lớn nhất của ông ấy. Ông ấy đã chỉ ra rằng chính trị quốc tế là mãi mãi quá phức tạp để không ai khác có thể hiểu được, nhưng chỉ có ông ấy mới có thể truyền đạt cho công chúng rộng rãi biết tất cả những gì về nó.

Gewen cho rằng những bất an sâu sắc nằm sau lối sống giấu giếm của Kissinger, liên quan đến những trải nghiệm thời thơ ấu của ông ở Đức Quốc xã. Ông bị ám ảnh bởi nhận ​​thức về việc những điều chắc chắn, rõ ràng có thể bốc hơi nhanh như thế nào, và trật tự có thể rơi vào hỗn loạn. Điều này khiến ông ta luôn có cảm giác xa cách ảm đạm với những người xung quanh. Kissinger nói, "Người Mỹ rất khó để hiểu một chính sách được thực hiện với một dự báo về thảm họa". Tuy nhiên, có vẻ như cơn ác mộng thực sự của ông đã được nhiều người Mỹ chia sẻ trong những năm 1960 và trở về sau : hủy diệt hạt nhân. Ông khẳng định mục tiêu hàng đầu của mình luôn là giảm thiểu nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. Trong bối cảnh đó, việc cắt nhỏ và thay đổi liên tục có ý nghĩa nhất định. Kissinger biết rằng chừng nào đàm phán còn tiếp tục thì cuộc ném bom vẫn chưa bắt đầu. Một trong những lý do khiến ông ta ác cảm với việc bị cầm chân trong đàm phán, là vì ông ta sợ rằng bất kỳ kết quả quyết định nào cũng là cơ hội cho việc ngừng xô đẩy nhau trong việc giành lợi thế và bắt đầu ấp ủ ý định trả thù. Như John Stoessinger tóm tắt suy nghĩ của Kissinger, "Chiến thắng và thất bại chỉ dẫn đến những cuộc chiến khác. Chỉ có một cuộc dàn xếp mà không có chiến thắng hay thất bại mới có thể dẫn đến ổn định". Danh dự quốc gia được xem là một giá đở hữu ích, bởi vì danh dự không bao giờ có thể được thỏa mãn : nó luôn luôn cần được đánh bóng. Điều đó có nghĩa là Kissinger phải thường trực sẵn sàng để nhảy lên một chiếc máy bay khác và cân nhắc một cuộc tranh chấp quốc tế khác, vì bạn không bao giờ biết khi nào lợi ích của Mỹ có thể bị đe dọa bởi một vài cuộc chiến tranh khác. Ông ta có thói quen phóng đại, không ngừng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tiếp theo, dù nó xảy ra ở đâu, "sẽ quyết định vai trò thế giới của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới". Không bao giờ có bất kỳ cái nhìn triết học sâu sắc nào đằng sau những tuyên bố vĩ đại này. Chúng chỉ đơn giản là một sự thừa nhận rằng trong một thế giới được trang bị tận răng, nơi mà mọi người đều cảm thấy tối tăm, tốt hơn là nên cứ như thế để tồn tại. Cách thay thế duy nhất là dừng lại.

Gewen mô tả cách nhìn của Kissinger là "chủ nghĩa hiện thực bi quan (và mệt mỏi)". Từ trong ngoặc là từ đếm được. Nguồn lực chính trị cơ bản của Kissinger là sức chịu đựng của ông ta, chứ không phải là trí thông minh hay sự tàn nhẫn do chỉ biết lợi ích bản thân và lừa dối người khác của ông ta. Ông ta tiếp tục cố gắng lâu hơn bất cứ ai khác. Ông ấy đi xa hơn, tiệc tùng nhiều hơn, thức khuya hơn và họp hành không ngừng nghỉ. Ông ta là một người biết lắng nghe đáng ngạc nhiên cũng như là một người nói chuyện tốt, được biết đến với sự sẵn sàng lắng nghe những câu nói dài dòng từ những chính khách thường không tiếp đón ông ấy trở lại, ấy vậy mà ông ta vẫn quay lại. Ông ta có bản năng hiểu biết về sự xu nịnh và sẵn sàng chịu đựng sự lạm dụng từ những người mà ông ta phụ thuộc vào. Ông ta lắng nghe hết giờ này đến giờ khác ở những tràng đã kích bài Do thái của Nixon, đôi khi như thể Nixon đã quên rằng mình đang nói chuyện với một người Do Thái, và đôi khi hoàn toàn tỉnh táo về điều đó. Kissinger tự giới hạn mình để đáp lại, "Ồ, thưa Tổng thống, ở đằng kia có những người Do Thái và cũng là người Do Thái", mặc dù sau đó ông nói với một nhà báo: "Bạn không thể bắt đầu tưởng tượng có bao nhiêu người theo chủ nghĩa bài Do Thái ở đầu nảo của chính phủ này". Theo nhiều cách, ông ta là một cận thần bẩm sinh, mãi mãi đánh giá cao phẩm giá của đất nước nhiều hơn phẩm giá của mình.

Mary Wollstonecraft hiểu mối quan hệ giữa những tên bạo chúa với tòa án của chúng chủ yếu là ở lãnh vực tình dục. Đối với quan hệ nam nữ, không ai có thể chân thật khi quấy rối tình dục cấp dưới. Luôn luôn có xu hướng ngăn cản sự đam mê đó để tỏ ra là người lịch sự như thể điều ấy là hợp lý, nhưng chỉ vì cơ thể bị lạnh mà việc biểu lộ cảm xúc cao độ tự nó biến mất . Kissinger là bậc thầy của trò chơi này. Ông ta dường như đã trải qua những ngày đầy căng thẳng về tình dục và sự đau khổ về tình cảm hầu như không được che giấu. Bất cứ khi nào ông cảm thấy bị coi thường, ông sẽ sử dụng tất cả các bằng chứng được cho là công bằng để tấn công kẻ thù của mình - cái mà Schwartz gọi là "những phóng đại của Chiến tranh Lạnh che đậy thủ đoạn quan liêu". Bất cứ khi nào ông ta muốn đánh bại kẻ thù của mình, ông ta sẽ buộc tội họ ghen tị và bị tự ái. Nếu điều đó không hiệu quả, ông ta sẽ nói với tổng thống rằng họ đã mất trí. Năm 1972, khi nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu, cố gắng ngăn chặn sáng kiến ​​hòa bình mới nhất của Kissinger với miền Bắc, ông ta đã nổi giận trong Phòng Bầu dục: "Thiệu là một tên đáng ghét (nguyên văn 'son of a bitch' = 'thằng chó đẻ' ) bị rối loạn nhân cách, ích kỷ, hoàn toàn tồi tệ. Anh ta đúng là bị mất trí rồi". (Hãy nhớ đây là người mà chế độ Kissinger muốn ủng hộ vì danh dự của người Mỹ.) Sau chiến thắng áp đảo của Nixon trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó, Kissinger nói với sếp của mình rằng Thiệu là "80%' của vấn đề", nhưng đây là cái gì đó mà họ không thể công khai thừa nhận. Gewen viết: "Trách nhiệm ngăn cản thỏa thuận hòa bình phải nhắm vào Bắc Việt". Kissinger thông báo với Nixon vào ngày 14 tháng 12: “Tôi đã đi đến kết luận miễn cưỡng rằng chúng ta phải giải thích điều đó ở Hà Nội, thật đau đớn". Kết quả là chiến dịch "ném bom Giáng sinh" tàn bạo được mở ra trên miền Bắc vài ngày sau đó. James Reston, nhà báo chuyên mục của New York Times đã gọi đó là "cuộc chiến bởi cơn tam bành". Anh ấy không sai.

Trong khi Kissinger đang chơi trò chơi tình ái địa chính trị của mình trong Nhà Trắng, cả thế giới rộng lớn theo dõi với sự pha trộn giữa sự thích thú, ngưỡng mộ và kinh hoàng khi ông ta tán tỉnh hàng loạt phụ nữ xinh đẹp ở nơi công cộng. Cùng với việc là nhà ngoại giao nổi tiếng nhất của nước Mỹ, ông cũng là biểu tượng của bất lực tình dục hạng nhất của nước Mỹ. Kissinger cằm nọng và cáu kỉnh đã trở thành trò cười cho "kích thích tình dục đem lại sức mạnh". Ông ấy đã chơi hết mình. Khi ngân sách của chính quyền Ford cắt giảm, buộc ông ta phải đi trên các chuyến bay thương mại thay vì máy bay của tổng thống, anh ta nói với báo chí rằng anh ta rất vui khi thực hiện chuyển đổi: "Không có tiếp viên hàng không nào trên máy bay Không lực Một". Thật là một con người kỳ quặc ! Nhưng việc lăng nhăng với phụ nữ cũng vậy, dường như chỉ để biểu diễn. Một người viết tiểu sử đã mô tả ngôi nhà của ông ta là nơi trưng bày "phong cách trang trí nội thất của một Holiday Inn thuở ban đầu", và một người bạn gái nói rằng phòng khách của ông ấy "có không khí của một phòng đợi nha sĩ lắp ráp vội vàng". Khi cô nhìn vào phòng ngủ của ông ta, với đống quần áo bẩn nằm ngổn ngang, nó "có một khía cạnh đáng kinh ngạc đến mức khó có thể tưởng tượng có ai sống ở đó". Một trong những người thường xuyên hẹn hò của ông ấy cho biết: “Tôi không hề nghĩ Henry có hứng thú với tình dục", và một nhà sử học đã khảo sát vấn đề này kết luận:“ Tất cả các bằng chứng có sẵn đều khác xa với thực tế sau đêm ân ái”. Kissinger đã biến bản năng ham muốn tình dục của mình thành một cuộc đấu đá nội bộ và tinh thần chiến đấu bền bỉ. Cuộc sống tình yêu của ông ấy là một phần mở rộng của chính trị theo những cách khác.


( Còn tiếp phần cuối. )

Trích từ bài điểm hai cuốn sách mới xuất bản viết về Henry Kisinger :
1/ Bi kịch không thể tránh khỏi : Henry Kissinger và Thế giới của ông ta, tác giả Barry Gewen. (Norton, 452 trang, 22,99 bảng Anh, tháng 4, 978 1 324 00405 9)
2/ Henry Kissinger và Quyền lực Mỹ: Tiểu sử Chính trị , tác giả Thomas Schwartz .( Hill và Wang, 548 trang, £ 27,99, tháng 9, 978 0 8090 9537 7).

1      2     3


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.