Henry Kissinger: Con người của nền dân chủ Mỹ !

( Trích từ bài điểm sách "Kissinger cố sức tìm kiếm vị trí chúa trùm" của David Runciman )

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, Bắc Kinh, 17/03/2015. REUTERS/Feng Li/Pool

David Runciman…Tập 42 Số 23… · 3 tháng 12 năm 2020…… Theo London Review of books.

Trần H Sa lược dịch.

Những gì ông ta khao khát là một chúa trùm hoàn toàn. Ông đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm vai trò một 'quý ông' chính trị gia thực sự, vai trò mà ông có thể chào bán công việc của mình. Kissinger nghĩ rằng mình đã tìm thấy một 'quý ông' ở Nelson Rockefeller, thống đốc New York, người ủng hộ chính trị lớn đầu tiên của ông. Rockefeller được sinh ra trong tiền bạc, ảnh hưởng xã hội, và cố gắng giành chức tổng thống với tư cách là một đảng viên Cộng hòa ôn hòa miền Bắc, người luôn hướng tới các giá trị tử tế của người Mỹ. Kissinger ngưỡng mộ thái độ gia trưởng của Rockefeller và rõ ràng không thích những bản năng cơ bản của đảng ông. Thật không may, những gì mà Rockefeller thiếu lại là kỷ năng đặc biệt của người chiến thắng ông trong các cuộc đua. Rockefeller đã không thành công trong việc nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa vào các năm 1960, 1964 và 1968, để thua cuộc tranh cử đầu tiên và cuối cùng vào tay Nixon, người hiểu quá rõ bản năng cơ bản của đảng mình. Vì vậy, Kissinger chuyển sang phục vụ Nixon, một người mà ông không bao giờ thích hoặc tin tưởng, nhưng ông ta không khỏi ngưỡng mộ sự tinh ranh và kiên trì của Nixon. Cả hai người đều là những người ở bên ngoài giới quyền uy của đảng Cộng hòa, điều này không gắn kết họ với nhau, khiến họ nghi ngờ lẫn nhau. Kissinger phải hứng chịu những lời mắng nhiếc thô lổ, hoang tưởng của Nixon; Nixon phải chịu đựng những bài thuyết trình kiêu ngạo của Kissinger và những lời phàn nàn dễ chạm tự ái. Nhưng họ phải chịu đựng nhau với tất cả sự khó chịu vì lợi ích của những gì mà họ có thể cùng nhau hoàn thành. Nixon có được một cố vấn mà đã nhìn thấy mình có con đường dẫn đến sự vĩ đại, Kissinger có một tổng thống mà sẽ đưa ông đi cùng. Họ thích nói chuyện về chiến lược lớn cùng nhau, vì nó khiến mỗi người cảm thấy như mình nắm cả thế giới trong lòng bàn tay. Kissinger đã mở ra cho Nixon một kỷ năng mới khi Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972, cả hai đều nhận được phần thưởng của mình. Nixon được coi là người có tầm nhìn xa và Kissinger là một thiên tài chiến lược. Ngay cả George McGovern cũng nói về chuyến thăm của Nixon : "Tôi hoan nghênh trí tưởng tượng và khả năng phán đoán của tổng thống".

Chỉ khi Nixon bị sa cơ bởi bản năng cơ bản của ông ấy, thì vận may của Kissinger mới thực sự xuất hiện. Nhiều người cho rằng Ford sẽ không cần đến sự phục vụ của Kissinger, bởi vì ông ta có quan hệ mật thiết với tổng thống tiền nhiệm bị thất sủng. Thay vào đó, Ford tự ràng buộc mình chặt chẽ hơn với người ngoại trưởng mà ông thừa kế, tin rằng chỉ có Kissinger mới có thể hướng dẫn ông vượt qua bãi mìn trong quan hệ quốc tế. Kissinger cũng đã thuyết phục được Ford chọn Rockefeller làm phó tổng thống. Về nhiều mặt, Ford là vị tổng thống lý tưởng của Kissinger : đủ thông minh để biết ơn những lời khuyên của ông, đủ ngu ngốc để không nhận ra rằng phần lớn lời khuyên của ông là đồ dỗm. Mối quan hệ của họ tan vỡ vào cuối năm 1976, khi Ford đang chống lại Carter để tìm kiếm vị trí tổng thống, và vật lộn trong các cuộc thăm dò. Kissinger đồng ý hướng dẫn Ford cho một cuộc tranh luận quan trọng trên truyền hình về các vấn đề quốc tế. Ông ta cố gắng giải thích với ông chủ thiếu kinh nghiệm và nhẹ dạ cả tin của mình rằng, cần giới hạn đúng lúc việc người Nga dính dáng đến sự phân chia các quốc gia Đông Âu với những bậc thầy múa rối Liên Xô của các quốc gia đó. Hiệp định Helsinki được đồng ý gần đó, mà Carter đang cố gắng vẽ ra như một vụ bán tháo, đã công nhận biên giới quốc gia của Châu Âu. Điều này có nghĩa là người Nga đã ký vào nguyên tắc quốc gia tự chủ, ngay cả khi họ có thể dùng sức mạnh quân sự để bỏ qua nó trên thực tế. Có phải điều này cho thấy đàm phán không có lợi ích ? Đó là một biện pháp bảo vệ tinh tế ở cách tiếp cận của Kissinger đối với tình trạng lắng dịu - không có chiến thắng hay thất bại rõ ràng, chỉ là những nhượng bộ vô tận trước thực tế - và nó đã bị mất vào tay Ford, người dù sao đã có ấn tượng vào sức thuyết phục rõ ràng của Kissinger. Khi được hỏi trong cuộc tranh luận rằng liệu Helsinki có ngụ ý rằng chủ nghĩa cộng sản là một thứ ở lì lâu dài tại châu Âu hay không, Ford trả lời: "Không có sự thống trị của Liên Xô đối với Đông Âu, và sẽ không bao giờ có dưới chính quyền Ford". Khi người hỏi tỏ ra bối rối, Ford tiếp tục: "Tôi không tin rằng người Ba Lan tự coi mình bị Liên Xô thống trị. Mỗi một quốc gia này đều độc lập, tự chủ; có toàn vẹn lãnh thổ của riêng nó. Và Hoa Kỳ không thừa nhận rằng các nước này đang chịu sự thống trị của Liên Xô". Ông ta cố gắng dốc hết sự pha trộn giữa ngụy biện và cáu kỉnh của Kissinger, nhưng điều đó trở nên vô nghĩa. Cú hớ của Ford nhanh chóng được công nhận là tệ nhất trong lịch sử các cuộc tranh luận tổng thống. Trong một cuộc sát hạch chặt chẻ, nó có thể đã khiến ông ta bị thiệt hại vô phương cứu chữa.

Thay vì đổ lỗi cho Kissinger vì đã quá thông minh trong quá trình chuẩn bị tranh luận, Ford lại tự trách mình đã quá chậm chạp qua việc thực hiện điều đúng đắn trong cuộc họp. Schwartz mô tả những gì xảy ra tiếp theo:

"Gặp Kissinger sau cuộc tranh luận vài ngày, Ford hỏi ông ta một cách khá rầu rĩ : "Ông có định từ chức vì tổng thống của ông đã làm ông thất vọng hay không ?" Kissinger nhanh chóng trả lời: "Thậm chí không nghĩ về những gì đã xảy ra. Một chút trục trặc". Ford đã nhảy cẩng với lời khen ngợi, nói với Kissinger: "Tôi nghĩ mọi việc diễn ra tốt đẹp ngoại trừ một lần trượt chân". Kissinger nói thêm: "Ông đã xác nhận trong cuộc tranh luận đó đất nước cần ông và thảm họa mà Carter sẽ gặp phải".

Ông chúa trùm cầu xin sự tha thứ của tể tướng. Vị tể tướng hào phóng đáp ứng, và ném vào một chút tâng bốc để khởi động, chúa trùm vỗ tay hoan hô. Không có gì lạ khi Kissinger thấy Ford rất ưng ý. Khi Carter đã thắng, và Ford đã ra đi, Kissinger không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm vai vế chúa trùm. Ông biết sẽ không còn Rockefellers nữa, vì người cố vấn cũ của ông đã là một người hết thời. Ông ta đã cảnh giác về việc tòng quân cho một Nixon khác. Giá mà ông ta có thể tìm được một ông Ford khác! Thật kinh ngạc, vào năm 1988, ông ấy nghĩ rằng mình đã có. Kissinger - hoặc ít nhất là tự nhận - mình là một người rất ngưỡng mộ Dan Quayle (phó tổng thống dưới thời Tổng thống George H. W. Bush). Kissinger đã khuyên George HW Bush chọn anh ta làm ứng cử viên phó tranh cử vào năm 1988, và mô tả Quayle nổi tiếng mờ mịt là "một trong những thượng nghị sĩ có hiểu biết tốt nhất về các vấn đề an ninh quốc gia mà tôi biết". Chuyện gì đã xảy ra? Khi Kissinger nói với bạn của mình là Arthur Schlesinger rằng ông thấy Quayle là người "thông minh và hiểu biết rộng rãi", Schlesinger hiểu điều đó có nghĩa là "Quayle lắng nghe Henry một cách tôn kính và Henry nghĩ rằng Quayle có thể là tổng thống vào một ngày nào đó". Khi giấc mơ đó mất đi, ông chuyển sang George W. Bush. Năm 2008, ông được cả Obama và Hillary Clinton trích dẫn khi họ tìm kiếm sự đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù Kissinger thất vọng vì Obama không mời ông vào nhóm có chung mục đích ngay sau khi Obama trở thành tổng thống. Khi Trump đắc cử đã gọi Kissinger U 90 cho lời khuyên, gần như thể đó là một trong những nhiệm vụ mang tính cách nghi lễ gắn liền với văn phòng tổng thống. Có Chúa mới biết họ đã làm gì với nhau. Nhưng đó cũng là một khoảnh khắc hoàn hảo của Kissinger. Những gì ông Trump muốn là để công chúng cảm thấy có cảm giác yên tâm xưa cũ rằng, Super K đang ở bên cạnh tổng thống. Thoáng qua nhanh với Trump - và có lẽ nó chỉ có thể xảy ra với Trump - cuối cùng thì Kissinger cũng hiểu được.

Kissinger từ lâu đã trở thành một chiếc chong chóng chỉ hướng gió cho xã hội Mỹ. Sự hiện diện khắp nơi của ông ấy, cùng với tính cách chính trị hay lãng tránh của ông ta, có nghĩa là mọi người tiếp tục tìm thấy ở ông ta những gì họ muốn. Các nhà phê bình ông có xu hướng thuộc ba loại, phản ánh ba quan điểm rộng rãi của dư luận Mỹ. Đối với nhiều người ở cánh tả, thành tích của ông khi đương nhiệm là một sự sỉ nhục đối với luật pháp quốc tế và phản bội ý tưởng về nhân quyền. Những người thuộc phái tân bảo thủ, bao gồm nhiều người xung quanh George W. Bush, từ lâu đã coi ông quá mềm dẻo trong các vấn đề nguyên tắc, đặc biệt là khi đứng lên chống lại các nhà độc tài. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc - chũng tộc, những người có ảnh hưởng dai dẳng đối với nền chính trị Hoa Kỳ mà cuối cùng đã cho chúng ta Trump, luôn coi Kissinger là một người nước ngoài không đáng tin cậy và không trung thành - một người Do Thái theo chủ nghĩa quốc tế không có lòng trung thành ổn định và không có bản năng Mỹ thực sự. Năm 1975, nhà vận động chính trị bảo thủ Phyllis Schlafly là đồng tác giả của cuốn sách dày 846 trang, có tên "Kissinger on the Couch" (Kissinger trên giường). Trong đó, cô mô tả ông ta là "con nhện béo lùn ở giữa một mạng nhện", người sử dụng "sự xảo quyệt" và "sự ngụy biện" của mình để lừa các tổng thống. Cô tiếp tục "Ở bất cứ đâu trong cuốn sách này, chúng tôi không buộc tội bất kỳ ai là kẻ phản bội hoặc tội phản quốc". Nhưng "nếu người đọc cảm thấy rằng bằng chứng nêu ra một trường hợp phản quốc ở trên thực tế, thì đó là kết luận cho Kissinger". Không cần đến internet để những lời hùng biện chua cay này trở thành bàn đạp cho chủ nghĩa dân túy. Năm 1982, khi đi qua sân bay Newark, Kissinger chạm trán Ellen Kaplan, một người ủng hộ nhà lãnh đạo nổi tiếng và cực đoan chính trị, Lyndon LaRouche, người từ lâu đã tuyên bố rằng cựu ngoại trưởng Kissinger là một người đồng tính luyến ái bí mật, Đức quốc xã và là kẻ giết người. Kaplan hét vào mặt ông ta: "Có thật là ông ngủ với các chàng trai trẻ ở khách sạn Carlyle hay không?". Sự căng thẳng của chính trị Mỹ tạo ra QAnon không phải là mới. Điểm mới là nó có một người phát ngôn trong Phòng Bầu dục.

Vào ngày 10 tháng 9 năm 2001, Christopher Hitchens nói với một cử tọa tại Đại học Washington rằng ngày hôm sau sẽ thấy gia đình của một vị tướng Chile bị sát hại sẽ khởi kiện Kissinger tại tòa án liên bang ở Washington. Sự ủng hộ của Kissinger đối với cuộc đảo chính năm 1973 chống lại Salvador Allende, và sự say mê chế độ Pinochet của ông, bị các đối thủ của ông ở cánh tả coi là tội ác tồi tệ nhất. Bấy giờ Hitchens đã hoan hỉ : "Vì vậy, các đồng chí và bạn bè, các anh chị em, chúng ta có thể nói ngày mai - 11 tháng 9 năm 2001 - sẽ được ghi nhớ lâu dài như một ngày quan trọng trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền". Không chính xác. Các cuộc tấn công khủng bố vào New York và Washington đã thay đổi mọi thứ, kể cả đối với Hitchens, người bắt đầu cuộc hành trình hướng tới sự lên án gay gắt "Chủ nghĩa Hồi giáo", ủng hộ Chiến tranh Iraq và quyền công dân Mỹ. Khoảng cách đạo đức với kẻ thù không đội trời chung không còn trong Hitchens , ngày 11/9 đã đưa Kissinger và Hitchens vào cùng một không gian. Hitchens phát hiện ra rằng không dễ dàng gì để tránh các quan điểm của những kẻ theo Kissinger trong suốt sự nghiệp lâu dài làm giáo chủ về chính trị quốc tế của ông ta, và việc khoác lấy tiêu chuẩn kép như là nguyên tắc triết học không phải lúc nào cũng có ích. Kissinger không phải là một triết gia vĩ đại hay một chiến lược gia vĩ đại. Ông cũng giống như rất nhiều người khác: một kẻ cơ hội chính trị, cố gắng hết sức để đi trước một bước so với những người quyết tâm hạ bệ ông. Nguyên tắc chỉ đạo của ông, trong cái bóng của thảm họa, là tiếp tục chuyển đổi. Việc nắm giữ đời sống công chúng ở Mỹ của ông có liên quan rất nhiều đến chủ nghĩa kỳ lạ của ông, và ông biết điều đó. Mặc dù ông thích phàn nàn về sự giống nhau đến nhàm chán của các chính khách châu Âu, những người mà ông cảm thấy đã hy sinh tầm nhìn lớn để ủng hộ những thủ đoạn chính trị của đảng, chắc hẳn ông hiểu rằng ông cũng sẽ phải vật lộn để trở nên nổi bật trong số họ. Có rất nhiều Heinz Kissingers đưa ra lời khuyên cho các nhà lãnh đạo châu Âu. Nhưng chỉ có một Henry, với sự chú ý của các tổng thống Hoa Kỳ. Không được bầu chọn, không có trách nhiệm, không bao giờ thực sự đại diện cho bất kỳ ai ngoài chính bản thân mình, ông ấy đã vươn cao và tồn tại rất lâu trong ý thức chính trị của nước Mỹ, bởi vì sự thay hình đổi dạng của ông ấy cho phép mọi người tìm thấy ở ông ta những gì họ muốn tìm. Ông ấy chứa đựng nhiều thứ. Henry Kissinger: Con người của nền dân chủ Mỹ.


Trích từ bài điểm hai cuốn sách mới xuất bản viết về Henry Kisinger :
1/ Bi kịch không thể tránh khỏi : Henry Kissinger và Thế giới của ông ta, tác giả Barry Gewen. (Norton, 452 trang, 22,99 bảng Anh, tháng 4, 978 1 324 00405 9)
2/ Henry Kissinger và Quyền lực Mỹ: Tiểu sử Chính trị , tác giả Thomas Schwartz .( Hill và Wang, 548 trang, £ 27,99, tháng 9, 978 0 8090 9537 7).

1      2     3


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.