Bài đăng

Ông Biden cảnh báo Bắc Kinh đừng can thiệp vào chuyện riêng tư của nước khác ở Biển Đông.

Thân con tàu rỉ sét Sierra Madre của Philippines mắc cạn trên rạn san hô tranh chấp, đã trở thành điểm nóng tiềm tàng Mỹ-Trung Tác giả Demetri Sevastopulo ở Washington...Ngày 08 tháng 4 năm 2024.... Theo Financial Times. Vào  tuần này Tổng thống Joe Biden sẽ cảnh báo Trung Quốc về hoạt động ngày càng hung hăng của nước này ở Biển Đông,  tại hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết,  ông Biden sẽ bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về tình hình chung quanh Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal),  một rạn san hô chìm ở quần đảo Trường Sa,  nơi mà lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã xử dụng vòi rồng để ngăn Philippines tiếp tế cho thủy quân lục chiến của họ trên Sierra Madre, một con tàu rỉ sét đã mắc kẹt trên rạn san hô trong 25 năm. Các quan chức cho biết ông Biden sẽ nhấn mạnh rằng,  Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines áp dụng cho Sierra Madre, và nói thêm rằng ông đã bày tỏ "s

Cách tiếp cận giả điếc của Trung Quốc với thế giới.

Họ muốn các quốc gia tập trung vào lợi ích, chứ không phải các giá trị. Cẩn thận với những gì bạn mong muốn. The Economist ... Ngày 4 Tháng Tư, 2024. Đối với những người xử dụng sự man rợ giỏi nhất ở Trung quốc –   một đội ngũ ở hàng chóp bu gồm các nhà ngoại giao, các nhà kỹ trị, các đặc phái viên thương mại và những học giả chính sách đối ngoại – đây là một khoảnh khắc để nói cho bạn  hiểu. Những tiếng nói như vậy của Trung Quốc đã dành nhiều năm  thúc giục các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là những chính phủ có quan hệ sâu sắc với Mỹ, để họ bớt ồn ào hơn về các giá trị dân chủ cùng các khái niệm mờ nhạt khác, và tập trung vào các lợi ích quốc gia lạnh lùng và khó hiểu . Bây giờ, họ lập luận, thời đại đang chứng minh họ đúng. Theo cách nói của Trung Quốc, Mỹ bị vạch trần là một kẻ đạo đức giả, nhanh chóng cáo buộc Trung Quốc hoặc Nga vi phạm luật pháp quốc tế và lạm dụng nhân quyền, trong khi cung cấp bom, vốn được xử dụng để giết thường dân ở Gaza. Tại Bắc K

Hãy coi chừng một thế giới không có sức mạnh của Mỹ.

Lời đe dọa vứt bỏ các đồng minh Mỹ của Donald Trump, sẽ gây mở ra nguy cơ hạt nhân cho tất cả nhân loại.    The Economist,  Ngày 04 Tháng Tư Năm 2024. Răn đe hạt nhân đang có hiệu quả - hoặc ít nhất là cho đến nay. Để hiểu nó ra sao, hãy nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Mỹ và châu Âu trang bị vũ khí cho đồng minh nhưng không dám khai triển quân đội chiến đấu chống lại Nga. Đổi lại, Nga không dám tấn công phương Tây. Sự khiếp sợ lẫn nhau bảo đảm rằng các cường quốc hạt nhân không tấn công lẫn nhau một cách công khai, giống như nó ngăn chặn Chiến tranh Lạnh trở nên nóng, mặc dù nhiều cuộc xung đột ủy nhiệm đã nổ ra. Một dấu hiệu thành công là chỉ có chín quốc gia có vũ khí hạt nhân - ít hơn so với từng bị lo sợ, và ít hơn so với số quốc gia có thể chế tạo chúng. Khi NATO đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong tuần này, hãy cảm ơn sự hào phóng của  "việc răn đe mở rộng", qua đó Mỹ đã che chở cho các đồng minh châu Âu và châu Á dưới chiếc ô

Tokyo đàm phán với Manila về việc đưa quân tới Philippines.

Việc khai triển có thể diễn ra khi hai nước tăng cường nỗ lực răn đe Trung Quốc ở Biển Đông. Tác giả Demetri Sevastopulo ở Washington...Ngày 04 tháng 04 năm 2024. Theo Financial Times. Tokyo và Manila đã thảo luận về việc khai triển lực lượng Nhật Bản ở Philippines, khi hai nước gần đạt được thỏa thuận về một số hiệp ước an ninh nhằm tăng cường răn đe khu vực chống lại Trung Quốc. Jose Manuel Romualdez, đại sứ Philippines tại Mỹ,  cho biết chính phủ Manila và Tokyo đã gần ký một "thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau", qua đó cũng sẽ cho phép quân đội của họ huấn luyện và tập trận tại các quốc gia của nhau. Ông Romualdez cho biết hai nước đã thảo luận về việc khai triển quân đội trên cơ sở luân phiên - một thỏa thuận tương tự mà theo đó Mỹ duy trì lực lượng quân sự ở Philippines,  bất chấp hiến pháp của nước này cấm khai triển quân đội thường trực.  Ông Romualdez nói "Đó là điều mà chúng tôi đã thảo luận trong quá khứ và chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét điều đó một lần nữ

Ý nghĩa chiến lược từ việc F-16 của NATO lần đầu tiên bay vào Ukraine.

Tác giả Kung Chan...Ngày 02 tháng 04 /2024.... ANBOUND. Theo báo cáo, lần đầu tiên một máy bay phản lực chiến đấu F-16 cất cánh từ Romania, do một phi công Ukraine lái, đã bay vào không phận Ukraine, hạ cánh xuống một sân bay ở Dãy núi Carpathian, và sau đó bay trở lại căn cứ huấn luyện của Romania. Chuyến bay này đã khiến Ukraine hết sức phấn khích, vì họ coi đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa. Sau một thời gian dài đấu tranh, cuối cùng họ cũng có máy bay phản lực chiến đấu của phương Tây, báo hiệu Ukraine sở hữu máy bay quân sự của phương Tây. Ngoài ra, điều giá trị là chuyến bay này cũng xác nhận rằng các phi công Ukraine (mặc dù mới chỉ một) có khả năng làm chủ máy bay phản lực chiến đấu của phương Tây trong thời gian ngắn. Đây là những gì Ukraine muốn truyền đạt. Tất nhiên, cũng còn có những điều mà Ukraine không đề cập nhưng đáng chú ý là: việc chuyển giao vũ khí và thiết bị hiện đại của phương Tây ngụ ý sự tham gia trực tiếp sâu sắc hơn của các Lực lượng q

Putin đang chờ đợi Washington im lặng.

Nhà lãnh đạo Nga nhìn thấy cơ hội để thiết lập lại phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu. Tác giả Gideon Rachman...01/04/2024... Theo Financial Times. Vladimir Putin đang ở Đông Đức, làm việc cho KGB, khi Bức tường Berlin sụp đổ. Trong cuốn hồi ký First Person, xuất bản năm 2000, Putin nhớ lại việc yêu cầu một đơn vị Hồng quân gần đó bảo vệ trụ sở KGB ở Dresden. Câu trả lời mà ông nhận được khiến ông bị sốc: "Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì nếu không có mệnh lệnh từ Moscow. Và Moscow thì im lặng".  Putin sau đó nói: "Lúc đó tôi có cảm giác rằng đất nước không còn tồn tại. Rằng nó đã biến mất." Những trải nghiệm như thế hình thành nên Putin khi về già. Bài học mà Putin dường như đã rút ra từ năm 1989 là các đế chế vĩ đại có thể sụp đổ vì sự xáo trộn chính trị nội bộ. Sau khi chứng kiến Moscow im lặng, bây giờ Putin có thể hy vọng nhìn thấy Washington im lặng và đến lượt "đế chế Mỹ" sụp đổ. Nhìn từ Moscow, các khả năng phải trông có vẻ như trêu ngươi.

Cắt viện trợ của Mỹ sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến ở Ukraine.

Tác giả Paul Poast....29 Tháng Ba, 2024.... World Politics Review. Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine? Các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội dường như quyết tâm không chú ý vào điều đó. Cuối tuần trước, Hạ viện đã thông qua một dự luật chi tiêu lưỡng đảng, nhằm ngăn chặn việc chính phủ bị đóng cửa trong gang tấc. Dự luật đó mang tính lưỡng đảng là điều quá sức đối với một số thành viên của đảng Cọng hòa (GOP), dân biểu Margorie Taylor Greene ngay lập tức kêu gọi loại bỏ Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, một đảng viên Cộng hòa, vì đã táo bạo tìm kiếm phiếu bầu từ đảng Dân chủ để thông qua dự luật này. Cánh MAGA của GOP đã gây ra việc lật đổ Chủ tịch Hạ viện trước đây, Kevin McCarthy, vào tháng 10 vì những lý do tương tự. Công việc của Johnson có lẽ vẫn an toàn vào lúc này. Nhưng mối đe dọa bị loại bỏ có thể khiến ông phải suy nghĩ kỹ trước khi cố gắng thúc đẩy viện trợ bổ sung cho Ukraine, điều mà ông cũng sẽ cần phiếu bầu từ đảng Dân chủ để vượt qua sự phản đối dữ d