Khuấy động Biển Đông III.

Họ đang thúc đẩy mạnh mẻ chính quyền trung ương tài trợ và phê duyệt thăm dò năng lượng trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, lập luận rằng hành động như vậy sẽ giúp củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong các khu vực này.


INTERNATIONAL CRISIS GROUP .Bắc Kinh / Brussels, 23 tháng 4 năm 2012.
Trích từ STIRRING UP THE SOUTH CHINA SEA (I)của CRISIS GROUP

Trần H Sa  Lưọc dịch.

III.CHÍN CON RỒNG

Sự gia tăng của các nhân tố (diễn viên) trong nước và cơ cấu quan liêu phức tạp phía sau sự quản lý của Trung Quốc đối với vấn đề thường được mô tả với một liên tưởng đến huyền thoại truyền thống chín con rồng khuấy động biển cả. Tuy nhiên, số lượng các diễn viên của chính phủ tham gia ở Biển Đông vượt quá số lượng của những con rồng huyền thoại. Bộ máy quan liêu cồng kềnh bao gồm 11 cơ quan chính phủ cấp ngang Bộ, theo đó có năm cơ quan thực thi pháp luật và các diễn viên tư nhân. Hầu hết hoạt động của 11 diễn viên này bao gồm trong Cục Quản lý Thuỷ sản, Giám sát hàng hải Trung Quốc, các Chính quyền địa phương, PLAN ( Hải quân Trung quốc ) và Bộ Ngoại giao.

A. Cục Quản lý Thuỷ sản

Cục Quản lý Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm đối với một trong hai lực lượng thi hành pháp luật lớn nhất có trách nhiệm với tất cả tuyên bố hàng hải lãnh thổ của Trung Quốc: Bộ Chỉ huy thực thi Luật Thủy sản Trung Quốc .

Nhiệm vụ của nó bao gồm kiểm soát ngành công nghiệp đánh bắt cá trong nước, bảo vệ các tàu đánh cá cũng như các tính năng đất, đá và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, ngăn chặn tàu nước ngoài đánh bắt cá trong vùng tuyên bố, và khi cần thiết, trục xuất họ. Trong lịch sử, nó cũng đã được chính phủ gửi đi chiếm và bảo vệ các khu vực tranh chấp ở Biển Đông như Mischief Reef.

Một trong ba cơ quan quản lý khu vực được chỉ đạo bởi Cục quản lý Thuỷ sản, Văn phòng quản lý Thuỷ sản khu vực Biển Nam chỉ đạo Bộ Chỉ huy thực thi Luật Thuỷ sản Biển Nam, qua đó chịu trách nhiệm đối với Biển Đông và đã tham gia trong rất nhiều sự cố với Việt Nam và Philippines. Khởi đầu nó là một cơ quan quản lý cấp tỉnh trực thuộc Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Quân sự Trung ương nhưng đã được chuyển qua trực thuộc Bộ Nông nghiệp năm 1984.

Trong thập kỷ qua, Bộ Chỉ huy thực thi Luật Thuỷ sản Trung Quốc đã được trang bị hiện đại ngày càng tăng, tàu tuần tra lớn, chuyển từ các tàu quân sự của PLAN không dùng do đã củ nhưng vẫn còn tốt; đã được nâng cấp cho mục đích tuần tra ngư nghiệp. Kể từ khi thông qua một luật về vùng đặc quyền kinh tế trong năm 1998, Bộ Chỉ huy thực thi Luật Thuỷ sản Biển Nam đã được tăng phạm vi tuần tra của nó, và hạm đội của nó thường đi kèm với tàu thuyền đánh cá đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Trường Sa. Những cuộc tuần tra này đã trở thành thường xuyên hơn trong những năm gần đây, một phần do khả năng được cải thiện xủ dụng trong mọi thời tiết ở các tàu mới hơn trong Hải quân.

B. Giám Sát Hàng hải Trung quốc.

Quản lý Đại dương Nhà nước ra lệnh cho Giám Sát Hàng hải Trung quốc, lực lượng thực thi luật hàng hải chính thức khác. Một trong những vai trò chủ chốt của Quản lý Đại dương Nhà nước là bảo vệ chủ quyền đối với những vùng biển đã được tuyên bố trong biển. Quyền hạn thi hành của nó có phạm vi rộng lớn nhất trong việc quản lý đại dương và được hưởng sự độc lập đáng kể bên ngoài cơ cấu quyền lực của chính phủ. Ví dụ, Giám đốc có thể chọn nhân viên của riêng mình (phê duyệt nhân viên từ bộ tài nguyên và đất đai bị phụ thuộc nhưng đây là một thói quen thủ tục), trong khi các cơ quan cùng cấp khác phụ thuộc vào thẩm quyền cao hơn của họ.

Quản lý Đại dương Nhà nước, trước đây đã tham gia vào các hoạt động trong vùng biển Đông khi nó điều động tàu trong những năm 1970 và 1980 để điều tra khả năng thiết lập các trạm quan trắc, thành lập Giám sát Hàng hải Trung quốc vào năm 1998, và Bộ Chỉ huy Biển Nam trong năm 1999. Trong những năm đầu của nó, đối phó với lạm dụng từ trong nước đối với biển là nhiệm vụ chính của Bộ Chỉ huy Biển Nam. Trong năm 2001, bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là đối với khu vực tranh chấp trên biển, đã trở thành một ưu tiên khác. Nó bắt đầu thường xuyên tuần tra các vùng biển tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bao gồm cả vùng biển Đông từ năm 2008, và đã là nhân tố chính trong một số sự cố nghiêm trọng với Việt Nam từ năm 2009. Cùng với các tàu thuyền tuần tra Thuỷ sản, nó cũng đã tham gia trong trường hợp tàu USNS Impeccable trong năm 2009 và sự cố bế tắc Trung Quốc-Philippines tại Scarborough Reef trong tháng 4 năm 2012.

C. Chính quyền địa phương

Ba chính quyền tỉnh ven biển, Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây, đã tham gia ở các cấp độ khác nhau trong tranh chấp biển Đông và hành vi theo định hướng lợi nhuận của họ đã gây leo thang căng thẳng trong khu vực. Ba bờ biển của họ tiếp giáp biển Đông, phục vụ như là một khu vực phát triển kinh tế trọng điểm trong kế hoạch kinh tế của họ.

Giống như hầu hết các chính quyền địa phương ở Trung Quốc, họ tập trung tất cả trên tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm trong nước), vì nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với tiến bộ trong hệ thống chính trị chẵng khác gì là kế thừa quyền lực chính trị gia đình. Kết quả là, chính phủ địa phương, đặc biệt mong muốn mở rộng các hoạt động kinh tế của họ, bao gồm cả thuỷ sản và du lịch, đi vào khu vực tranh chấp ở biển Đông, ngay cả với cái giá đối đầu với các nước tuyên bố khác.

Khi các thống đốc tỉnh có mức độ thẩm quyền tương đương Bộ trưởng, chính quyền của họ được hưởng tự do đáng kể với các vấn đề liên quan đến địa phương. Ví dụ, họ chỉ huy trực tiếp trên tất cả các lực lượng thực thi pháp luật cấp tỉnh. Điều này thường mang lại kết quả không thuận lợi cho chính quyền trung ương khi tỉnh xử lý các mối quan hệ với các quốc gia tiếp giáp biên giới mà không có sự điều phối có hiệu quả của trung ương. Phần lớn hoạt động của chính quyền ven biển dọc theo Biển Đông là chính quyền Hải Nam, về mặt lý thuyết đã chi phối tất cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tây Sa, Trung Sa và quần đảo Nam Sa như họ gọi theo tiếng Trung quốc) và vùng biển chung quanh kể từ khi tỉnh thành lập năm 1988. Nó đã nhiều lần cố gắng thành lập một cơ quan chủ quản các quần đảo này, hoặc để phát triển một ngành công nghiệp du lịch cao cấp trên đảo hoặc vùng biển chung quanh, bất chấp thực tế là chúng cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Những nỗ lực này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và những phản đối ngoại giao ở Việt Nam.

D. Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân (TQ)

Mặc dù nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của nó ở Biển Đông, PLAN (Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân) đã đóng một vai trò thứ cấp trong việc quản lý tranh chấp trong khu vực. Trong khi vai trò truyền thống của hải quân đã được định nghĩa như là bảo vệ chủ quyền hàng hải của Trung Quốc, nó đã không tham gia vào bất kỳ sự cố nào ở Biển Đông với các nước tuyên bố chủ quyền khác từ năm 2005 mặc dù nó đã thường xuyên tuần tra khu vực kể từ đó về sau. Khi sự cố xảy ra, nó được thông báo nhưng tàu của nó có xu hướng hoặc là ở trong hậu trường hoặc đến trễ, để cho các cơ quan thực thi pháp luật dân sự hoặc bán quân sự xử lý vấn đề. Trong khi chỉ có các cơ quan dân sự chịu trách nhiệm đối với việc tham gia những hành động đáng sợ gần đây, hải quân của Trung Quốc xây dựng và hiện đại hóa và sự thiếu minh bạch cũng gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng việc dồn ép quốc gia tuyên bố khác để tăng kích cở lực lượng hải quân của họ.

Hạm đội Biển Nam của PLAN, trước đây là yếu nhất trong ba hạm đội hải quân của Trung Quốc, đã có thể sớm vượt qua Hạm đội Biển Đông là lực lượng hải quân mạnh nhất của Trung Quốc. Ngày nay nó là hạm đội lớn nhất và tiên tiến nhất với các tàu khu trục có bản doanh trên đất nước và có thể bao gồm tàu sân bay đầu tiên được triển khai mới đây. Để thích ứng với đội tàu ngày càng tăng, căn cứ Hải quân Yulin ở thành phố Tam Á tại đảo Hải Nam đã được mở rộng bao gồm các cơ sở dưới lòng đất, theo như tin đã đưa, đáp ứng số lượng ngày càng tăng tàu ngầm hạt nhân và thông thường, cũng như các cầu cảng cho tàu sân bay. Hải quân Trung Quốc cũng đã mở rộng một đường băng trên đảo Woody trong quần đảo Hoàng Sa, và các phương tiện nâng cao của nó tại Fiery Cross Reef trong quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện hải quân của nó ở Biển Đông vì những lý do khác nhau mà việc trước tiên phải làm là nhận rỏ việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Đối mặt với những căng thẳng dai dẵng trong khu vực, một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn giúp Bắc Kinh bảo vệ quyền lực của mình để ngăn chặn các nước khác thách thức tuyên bố chủ quyền của họ và các lợi ích kinh tế. Một lý do phổ biến khác cho một lực lượng hải quân mạnh hơn là việc gia tăng ý nghĩa chiến lược Biển Đông khi nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung quốc trở nên ngày càng phụ thuộc vào vận tải biển. Từ năm 2003, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng về an ninh thông tin liên lạc tuyến biển, xem đó là một mủi nhọn trong nhiệm kỳ của ông để tăng cường Hạm đội Biển Nam.

Về mặt cấu trúc, quân đội Trung Quốc ở bên ngoài bộ máy quan liêu dân sự đối với chính sách biển Đông nhưng có tiềm năng phá hoại ngầm các nỗ lực của chính phủ quản lý căng thẳng. PLA báo cáo trực tiếp cho Ủy ban quân sự trung ương, được quản lý bởi Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị, nhưng nó vẫn được hưởng một mức độ nhất định quyền tự chủ. Chắc chắn các học viện có đường lối cứng rắn và các sĩ quan quân đội về hưu có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một xử lý quyết đoán các tranh chấp kinh tế, lãnh thổ và hàng hải. Những đòi hỏi này đối với sự quyết đoán, trong khi không nhất thiết phải đại diện cho các quan điểm của lãnh đạo PLA mà nó đến từ nhân viên PLA ở bên ngoài hệ thống phân cấp trung ương của quân đội, đã kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa của công chúng. Trong khi quân đội cho đến nay không tham gia vào các cuộc đụng độ tại các vùng biển tranh chấp kể từ cuộc đụng độ của nó với ngư dân Việt Nam trong năm 2005, việc nhanh chóng mở rộng hải quân và hiện đại hóa, cùng với sự thiếu minh bạch và thiếu thành lập cơ chế để đối phó với các sự cố, tất cả các điều đó đóng một vai trò quan trọng trong căng thẳng ngày càng tăng trong vùng biển Đông.

E. Xem xét Bộ Ngoại vụ

Là cơ quan duy nhất có kinh nghiệm trong việc xử lý các công việc ngoại giao và ủy quyền đàm phán với các nước láng giềng trên những tranh chấp Biển Đông. Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ hướng dẫn chính sách và theo dõi hoạt động của các cơ quan khác trong khu vực tranh chấp nhằm ngăn ngừa các sự cố quốc tế. Mặc dù về mặt lý thuyết nó vẫn còn chịu trách nhiệm đối với việc thành lập và thực hiện chính sách đối ngoại của Trung Quốc, vai trò lãnh đạo của nó, trách nhiệm và thẩm quyền trên hầu hết các vấn đề thuộc chính sách đối ngoại có ý nghĩa chiến lược phần lớn đã bị bỏ qua bởi những nhân tố (người chơi) khác mạnh hơn. Nhiệm vụ của nó cũng bị gây khó khăn nhiều hơn do thiếu sự rõ ràng pháp luật, tình cảm dân tộc chủ nghĩa của công chúng, và sự hiện diện của ba bộ phận nội địa khác nhau với trách nhiệm chồng chéo về vấn đề Biển Đông. Kết quả là, Bộ Ngoại giao đấu tranh vận dụng ảnh hưởng đối với các cơ quan khác, để lại nó trong một vị trí khó khăn như nó đang cố gắng để quản lý tình hình.

[caption id="attachment_3239" align="aligncenter" width="540" caption="Sơ đồ các cơ quan TQ có ảnh hưởngở Biển Đông."][/caption]

F. Các công ty Năng lượng

Một số diễn viên tiềm năng quan trọng nhất có quyền lực gần bằng chính phủ trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc là các công ty dầu khí quốc gia. Chúng bao gồm : Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tổng công ty Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) và Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Như vậy đến nay, quan tâm của các công ty dầu Trung Quốc trong việc khai thác trữ lượng dầu ở vùng biển chung quanh các khu vực tranh chấp đã được hạn chế do tình trạng không rõ ràng, chính trị nhạy cảm của vấn đề Biển Đông cũng như những lo ngại tài chính và công nghệ về tính khả thi của những hoạt động như vậy.

Các công ty này, đặc biệt là CNOOC, công ty duy nhất sở hữu 1 công nghệ khoan biển sâu, đã cố gắng để vượt qua những trở ngại này. Họ đang thúc đẩy mạnh mẻ chính quyền trung ương tài trợ và phê duyệt thăm dò năng lượng trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, lập luận rằng hành động như vậy sẽ giúp củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong các khu vực này. Cho đến nay, Bắc Kinh đã miễn cưỡng hỗ trợ họ. Tuy nhiên, CNOOC quyết định nhận lấy các hồ sơ dự thầu phát triển năng lượng dự trữ trong một số vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5 năm 2011, đặt ra câu hỏi liệu các yếu tố chế ngự những công ty này có đủ mạnh mẽ như chúng từng có .

G. Những con Rồng khác.

Trong khi mười một "con rồng" có liên quan đến những công việc ở Biển Đông, năm nhóm trong số họ hiện đang đóng vai trò nhỏ, mặc dù điều này có thể thay đổi trong tương lai. Các cơ quan này bao gồm Cảnh sát bờ biển Trung Quốc, Văn phòng Hải quan chống buôn lậu Trung Quốc, Cục Quản lý An toàn hàng hải, Cục Quản trị Du lịch quốc gia, và Bộ môi trường.

1) Cục Quản trị du lịch quốc gia, trong đó nó khuyến khích công nghiệp du lịch và cung cấp phê duyệt cần thiết cho các dự án du lịch mới ở Trung Quốc, đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các phê duyệt các tour du lịch cao cấp đến quần đảo Hoàng Sa mà đã nhiều lần gây ra sự phản đối giửa Trung Quốc và Việt Nam. Cục Quản lý Du lịch có lợi ích được hưởng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch ở biển Đông, đặc biệt khi nhu cầu cho du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng.Trong khi đó, yêu cầu như vậy đối với việc chấp thuận cho các dự án du lịch địa phương khác được hỗ trợ ở một mức độ nhất định bởi chính phủ trung ương vì du lịch là một biểu tượng của chủ quyền lãnh thổ và quản lý vùng lãnh thổ tranh chấp và giúp tăng cường tính hợp pháp của các tuyên bố của Bắc Kinh.

2) Bộ bảo vệ môi trường có trách nhiệm xem xét tác động môi trường đối với các dự án phát triển hàng hải biển gần cho đến nay. Nó không có tàu tuần tra.

3) Cảnh sát bờ biển Trung Quốc trực thuộc Bộ công an, là một lực lượng bán quân sự chủ yếu chịu trách nhiệm về chống buôn lậu và buôn bán người trên biển gần. Mặc dù tàu thuyền và các nhân viên của nó được trang bị vũ khí, lực lượng của nó thiếu nhân sự và hầu hết tàu không đủ lớn để tiến hành tuần tra thường xuyên việc ra vào vùng biển tranh chấp của Biển Đông. Hàng hải bán quân sự, và đặc biệt là Lực lượng Cảnh sát bờ biển, đối phó với lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật đối với các quan tâm mà tất cả các quốc gia với lợi ích hàng hải thường xuyên yêu cầu hợp tác quốc tế (tức là, cướp biển, buôn lậu, tìm kiếm và cứu nạn, vv). Như vậy, hàng hải bán quân sự có thể ở vị trí duy nhất để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa các nước và thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin.

4) Cục Hải quan chống buôn lậu Trung Quốc trực thuộc Tổng cục Hải quan, là một cơ quan khác có thẩm quyền thực thi pháp luật trên các tuyên bố lãnh thổ và lãnh hải chung quanh Trung Quốc. Trách nhiệm chính của nó là các hoạt động chống buôn lậu. Nó hợp tác với Thi hành Luật Hàng hải ngăn chặn các tàu nghi ngờ và kiểm tra hàng hoá của họ. Như Lực lượng Cảnh sát bờ biển, nó chưa sở hữu những tàu lớn, xử dụng trong mọi thời tiết để tuần tra thường xuyên trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Cả hai lực lượng đều không được tham gia vào việc đối đầu chính thức ở biển Đông cho đến nay.

5) Cục An toàn Hàng hải (MSA) liên kết với Bộ giao thông vận tải chỉ huy lực lượng thực thi pháp luật trên biển mạnh mẻ đứng thứ ba . Nó đóng một vai trò quản lý quan trọng trong vấn đề giao thông vận tải hàng hải của Biển Đông. Đáng chú ý nhất, nó chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động cởi mở và thông suốt các tuyến vận tải biển. Nó thường có phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật khác trên các hoạt động chống buôn lậu (với Cục Quản lý Hải quan Trung Quốc); đấu tranh với các loại hoạt động bất hợp pháp (với lệnh Thi hành Luật Hàng hải), vi phạm bản quyền (với Hạm đội Biển Đông), v...v Các quá trình phối hợp thường là lề mề và dở ẹt.

MSA đã không được tham gia trong các cuộc xung đột lớn trên các vùng biển tranh chấp cho đến nay, nhưng tham vọng của nó là tìm kiếm một vai trò lớn hơn trong biển. Từ năm 2006 đến 2010, đã có ba tàu lớn hơn 1.000 tấn được trang bị trực thăng và có kế hoạch giám sát tất cả các vùng đặc quyền kinh tế do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền cho đến năm 2015. Tàu tuần tra lớn nhất của nó, "Haixun 11", là một tàu dài 114 mét với 3.249 tấn, trực thăng có thể hạ cánh. Với sức mạnh thực thi pháp luật đầy tham vọng và ngày càng tăng, nó có thể trở thành một tay chơi lớn khác trong tranh chấp ở biển Đông trong tương lai.

Nhóm khủng hoảng quốc tế (Crisis Group) là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, phi chính phủ, với một số 130 nhân viên trên khắp năm châu, làm việc thông qua các lĩnh vực dựa trên phân tích và vận động chính sách cấp cao để ngăn chặn và giải quyết xung đột chết người.

( Còn tiếp )

1    2    3   4    5

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.