Trật tự tự do trước đây và trong tương lai Phần II


Sự xói mòn trật tự quốc tế dường như bắt nguồn từ sự suy giảm tinh thần kiên cường của các quốc gia.


Hình IISS
Hanns W. Maull, Tháng 3 năm 2019 Theo IISS, Viện Nghiên cứu Chiến lược 

Trần H Sa lược dịch

(Tiếp theo Phần I)

Bosnia là một bước ngoặt

Kể từ khi bắt đầu vào năm 1990, trật tự này đã trải qua một sự phát triển đáng chú ý. Điều này đã được tiến hành trong bốn giai đoạn riêng biệt. Thứ nhất, từ năm 1990 đến 1995, trật tự được củng cố dưới những chỉ trích. Tiếp theo, từ năm 1995 đến năm 2000, nó trải qua sự mở rộng và đổi mới. Nó đạt đến đỉnh và bắt đầu suy giảm từ năm 2001 đến 2008, và đã trải qua sự xói mòn nhanh chóng kể từ đó. Trong giai đoạn một, vào đầu những năm 1990, LIO 2.1 (trật tự quốc tế tự do 2.1 ) đã phải chịu một loạt thách thức và thử nghiệm: Iraq xâm chiếm và cố gắng sáp nhập Kuwait, và những biến chuyển thay đổi ở Đông Âu đã thúc đẩy căng thẳng khu vực, và gây ra sự bùng nổ chiến tranh và nội chiến ở Nam Tư cũ , cũng như trong và giữa các quốc gia kế thừa của Liên Xô cũ. LIO 2.1 đã vượt qua các thử nghiệm này, mặc dù có một số điều được ghi nhận là hổ lốn. Sự đảo ngược tình trạng xâm lược Iraq và dỡ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học rộng lớn đã tạo nên một thành công to lớn, nhưng các cuộc chiến tranh từ sự tan rã ở Liên Xô cũ và Nam Tư đã được xử lý khá ít ấn tượng. Điểm thấp trong giai đoạn này là nạn diệt chủng ở Rwandan. Cả tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lúc đó là Kofi Annan và tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sau đó đã xin lỗi người dân Rwanda vì họ đã không ngăn chặn được cuộc tắm máu này.


Sự can thiệp của NATO vào cuộc chiến ở Bosnia năm 1995 có thể được coi là bước ngoặt giữa giai đoạn một và giai đoạn hai. Từ năm 1995 đến 2000, "Trật tự quốc tế tự do 2.1" đã có những bước tiến lớn trong việc điều chỉnh thay đổi hoàn cảnh quốc tế và đưa ra những đổi mới quan trọng. Có lẽ quan trọng nhất trong số này là cải cách chế độ thương mại quốc tế thông qua việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bao gồm một cơ chế tư pháp để giải quyết xung đột. Tiến bộ quan trọng cũng được thực hiện trong trật tự hạt nhân (ví dụ, thông qua việc gia hạn vô thời hạn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và mở đầu 'các cuộc kiểm tra đặc biệt');  trong các hệ thống giải quyết các trường hợp khẩn cấp của y tế công cộng quốc tế (thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm có hiệu quả); và trong chính sách biến đổi khí hậu (đàm phán và thông qua Nghị định thư Kyoto).  Trong các trật tự khu vực Toàn châu Âu và Đông Á, các tổ chức hiện có như NATO và Cộng đồng châu Âu đã được đào sâu, để tăng cường sự gắn kết và mở rộng, để nhận thêm thành viên mới. Chỉ có Trung Đông và không gian mạng cho thấy có ít hoặc không có tiến bộ nào trong việc tăng cường trật tự quốc tế.

Sau đó là vụ 9/11 và 'cuộc chiến chống khủng bố' của Mỹ. Điều này đã mở ra giai đoạn thứ ba trong sự tiến hóa của "Trật tự quốc tế tự do 2.1". Việc khai triển khổng lồ sức mạnh quân sự của Mỹ vào Afghanistan và Iraq đã nhanh chóng thay đổi được chế độ ở hai nơi đó, nhưng không thể tạo ra được trật tự nội bộ thay thế, có thể tồn tại ở hai quốc gia này. Niềm tin sai lầm của chính quyền George W. Bush vào sức mạnh quân sự đã bộc lộ những hạn chế của sức mạnh đó: vũ khí tối tân và lực lượng vũ trang to lớn có thể giúp đập tan mọi thứ dễ dàng, nhưng không giúp ích gì nhiều trong việc xây dựng trật tự chính trị.

Nếu chính quyền Bush, trong cơn thịnh nộ và kiêu ngạo của mình, đánh giá quá cao sự hữu ích của sức mạnh quân sự, thì nó đã đánh giá thấp giá trị của việc thủ đắc sự ủng hộ của các chủ thể khác trước khi sử dụng vũ lực. Thay đổi chế độ thông qua can thiệp quân sự ở Afghanistan đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ủy quyền hoàn toàn, nhưng Washington quyết tâm lặp lại kỳ tích đó ở Iraq, mà không có lý do chính đáng nào khác, ngoài việc dựa vào bản năng để không thích sự tàn bạo và nguy hiểm như đã được thừa nhận của chế độ Saddam Hussein, thậm chí đã biến một số các đồng minh thân cận nhất của Mỹ, đặc biệt là Đức và Pháp, chống lại nó. Nhìn rộng hơn, vị thế của Hoa Kỳ trong dư luận quốc tế trở nên tồi tệ nặng nề.

Do đó, cuộc xâm chiếm Iraq của Hoa Kỳ năm 2003 đã trở thành một bước ngoặt, không chỉ đối với Hoa Kỳ mà còn đối với cả "Trật tự quốc tế tự do 2.1" nói chung. Trật tự quốc tế tự do bắt đầu bị xói mòn trong một quá trình, mà đã nhanh chóng có đà chồng chất thêm những xói mòn. Sự tan rã đã được thúc đẩy mạnh mẽ thêm từ năm 2008 đến 2009 bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm giảm thêm uy tín và tính hợp pháp của sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Bằng chứng cho sự suy giảm này có thể được nhìn thấy trong nhiều hệ thống hợp thành "Trật tự quốc tế tự do 2.1". Ví dụ, vòng đàm phán Doha của chế độ thương mại quốc tế đã nhanh chóng bị sa lầy chua cay và chỉ tạo ra kết quả khiêm tốn. Trật tự hạt nhân đã bị phá vỡ bởi các vụ thử nghiệm hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan vào năm 1998; những điều này được theo sau bởi sự thay đổi của chính quyền Bush thoát khỏi chủ nghĩa đa phương, hướng đến chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân đơn phương thông qua sự thay đổi chế độ ở Iraq. Điều này có thể đã giúp thuyết phục chính phủ Libya tiết lộ chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của họ, nhưng cũng được cho là đã thúc đẩy những nỗ lực phát triển răn đe hạt nhân của Triều Tiên và Iran.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra bởi sự thất bại của ngân hàng đầu tư Mỹ, Lehman Brothers, vào tháng 9 năm 2008 đã thúc đẩy đáng kể xu hướng tan rã. Cuộc khủng hoảng đã làm tổn hại uy tín của mô hình chính trị, tự do và kinh tế xã hội của phương Tây, đồng thời nâng cao sức hấp dẫn được nhận thức từ kinh nghiệm của Trung Quốc, những thứ dựa vào quản trị độc đoán và can thiệp chính trị vào nền kinh tế. Vào cuối năm 2009, sự hỗn loạn trên thị trường tài chính thế giới đã mở ra giai đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng đó, lần này làm rung chuyển các nhà cho vay và ngân hàng có chủ quyền thuộc châu Âu ở khu vực đồng euro. Liên minh châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển trong trật tự khu vực Trung Đông, gây ra bởi những biến động trong trật tự quốc gia vào năm 2011. Điều này đã gây ra một làn sóng người tị nạn - chủ yếu từ Syria, và còn từ các quốc gia khác trong "vòng cung bất ổn" ở phía nam EU, và xa hơn nữa. Những phong trào dân cư này là minh chứng cho sự hấp dẫn liên tục của mô hình châu Âu, nhưng cũng đẩy EU vào cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong lịch sử. Sự suy thoái của các mối quan hệ Đông - Tây sau những biến động chính trị ở Ukraine và việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014; cũng như sự gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc, quốc gia mà từ năm 2010 đã chuyển sang một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, đã đẩy mạnh hơn nữa sự xói mòn của "Trật tự quốc tế tự do 2.1". Rồi đến cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 và cuộc bầu cử của Donald Trump, người tổng thống nên được coi là hậu quả của cả một chính thể rối loạn sâu sắc và một bài kiểm tra nghiêm túc về khả năng phục hồi của nền dân chủ Mỹ.

Được thúc đẩy bởi những sự kiện này, một số người đã bắt đầu mô tả trật tự quốc tế tự do là lịch sử, và thậm chí là 'huyền thoại'. Tuy nhiên, những phê bình này đặt nền tảng trong quan niệm phổ biến nhưng sai lệch rằng, trật tự quốc tế trước năm 1990 là tự do. Trên thực tế, "trật tự quốc tế tự do 2.0" nhanh chóng trở thành kém quan trọng hơn trật tự Chiến tranh Lạnh, loại trật tự vốn ưu tiên cho răn đe hạt nhân. Sau năm 1990, khi "trật tự quốc tế tự do 2.1" xuất hiện, răn đe hạt nhân vẫn là tàn dư của trật tự Chiến tranh Lạnh, nhưng sự liên quan của nó đối với sự phát triển "trật tự quốc tế tự do" kể từ đó là rất ít. Hơn nữa, "trật tự quốc tế tự do 2.1" không chỉ khác biệt đáng kể so với hóa thân của nó sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà còn phát triển theo các giai đoạn được mô tả trước đó.


(Còn tiếp )



1    2
3    4     Phần Cuối
-----------------------------|||------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.