Bài đăng

Tìm hiểu tinh thần chống bắc thuộc của người Việt trong từng giai đoạn lịch sử. PHẦN I.

Hình ảnh
Nguồn gốc nước Việt. Hình ảnh chỉ có tính minh họa. Năm học lớp ba trường làng, ba tôi mua cho tôi quyển sách lịch sử, bìa sách màu hồng, mặt sau có hình chiếc trống đồng màu hổ phách ; quyển sách là niềm tự hào của đứa bé như tôi, vì chúng bạn ao ước có được nó như tôi mà không thể, bạn bè cũng như tôi bị lôi cuốn bởi từng trang sách thơm mùi giấy mới, với những hình ảnh quân ta hiền từ, quân Tàu hung dữ . Cùng với sách, lời thầy giáo luôn nhắc nhở trong giờ học lịch sử "Việt Nam là một dân tộc anh hùng, bất khuất, luôn đứng lên đánh đuổi bọn giặc phương bắc, lấy lại quyền tự chủ"; cả hai chất liệu sách và lời thầy giáo, đã làm cho tôi mê say môn lịch sử. Trong niềm say mê ấy, tôi không khỏi băn khoăn rằng, đã là dân tộc anh hùng, bất khuất thì tại sao Hai bà Trưng thất trận năm 43 mà mãi đến hơn hai trăm năm sau, vào năm 248 mới có la

Trung Quốc không thể thống trị châu Á, nếu họ muốn

Hình ảnh
Có rất nhiều lý do châu Á đã từng là nơi đa cực như hầu hết lịch sử đã ghi lại, và Bắc Kinh hiểu rỏ điều đó. Thủ tướng Lào, Thongloun Sisoulith; Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad; Cố vấn Nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi; Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In; Thủ tướng Singapore, Lee Hsien Loong và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha chụp ảnh nhóm trước khi bắt đầu hội nghị ASEAN-Trung Quốc vào ngày 14 tháng 11 năm 2018 tại Singapore. (Ore Huiying / Getty Images) PARAG KHANNA | NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 2019  Theo Foreign Policy Trần H Sa lược dịch. Hiện nay người ta chấp nhận rộng rãi rằng, Trung Quốc khao khát thay thế Hoa Kỳ như là siêu cường duy nhất của thế giới vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Trung quốc hiện nay. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và leo thang quân sự, bầu không khí mà nhiều người mô tả là Chiến tranh Lạnh 2.0 đã xảy ra. Nhưng bất cứ điều gì xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kết cục sẽ không phải là một thế giới đơn cực,

Mỹ-Trung: Một sự đồng thuận mới cho cạnh tranh chiến lược ở Washington

Hình ảnh
Đã có những căng thẳng trong quá khứ, nhưng lần này thì khác. Hình ảnh: AP Photo / Andy Wong Satoru Mori....Ngày 30 tháng 1 năm 2019.... Theo The Diplomat Trần H Sa lược dịch       Trong quá khứ, bất cứ khi nào một sự kiện hoặc một hành động đầy kịch tính tạo ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nó sẽ được theo sau bởi một giai đoạn giảm căng thẳng và ổn định. Có phải chúng ta đang chứng kiến ​​một giai đoạn khác của chu kỳ ổn định - căng thẳng này, hay chúng ta đang ở trên đỉnh của một thể loại mới về chất lượng trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, được mô tả bằng cụm từ "cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc?" Những nỗ lực của Hoa Kỳ đẩy lùi Trung Quốc, có sẽ tăng cường đến mức mà Hoa Kỳ có thể chấp nhận và nhận lãnh những hậu quả của việc tách rời hai quốc gia ? Đây là những câu hỏi có tác động vượt ra khỏi tầm tay của chính quyền Trump và những hậu quả tiềm tàng không chỉ đối với Hoa Kỳ mà còn đối với phần còn lại của

Kinh tế Trung quốc đang chậm lại

Hình ảnh
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc chậm nhất, kể từ năm 1990.  Con số GDP quý IV giảm xuống còn 6,4% khi chiến tranh thương mại đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Cuộc chiến thương mại đã làm suy yếu tâm lý kinh doanh tại Trung Quốc © AP Gabriel Wildau ở Thượng Hải và Emily Feng ở Bắc Kinh 21/01/2019..... Theo Financial Time Trần H Sa lược dịch Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc giảm xuống mức chậm nhất kể từ năm 1990, khi chiến tranh thương mại và các quyết định chính sách của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh đánh vào tâm lý người tiêu dùng và việc chi tiêu vốn.

Vấn đề lớn nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là cuộc chiến thương mại

Hình ảnh
GETTY Panos Mourdoukoutas, Ngày 19 tháng 1 năm 2019,  Theo Forbes    Trần H Sa lược dịch Có nhiều vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm cả tiềm năng cuộc chiến thương mại mà đã làm xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu. Đây không phải là vấn đề lớn nhất giữa hai nước. Đó sẽ là sự đối nghịch ngày càng tăng giữa các quốc gia và Biển Đông cùng với Châu Phi. Vấn đề này có thể kéo dài trong nhiều năm, nếu không phải là hàng thập niên và nó có thể dẫn đến các cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước.

Triển vọng hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam

Hình ảnh
Đưa Quan Hệ Việt Nam-Hoa Kỳ Trở Thành Một Hình Mẫu Của Mối Hợp Tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trưng bày kỷ vật chiến tranh của một quân nhân Hoa Kỳ cho Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sau cuộc họp tại Hà Nội vào ngày 25 tháng 1 năm 2018. KHAM / AFP / Getty Images Joshua Kurlantzick Tháng Mười Một 2018... Theo CFR GIỚI THIỆU Kể từ khi ông Donald J. Trump lên nắm quyền tổng thống, nhiều đối tác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á đã lo ngại về việc liệu Hoa Kỳ có còn tiếp tục là người bảo vệ an ninh và hội nhập thương mại cho khu vực này nữa hay không. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ thời Barack Obama không phải lúc nào cũng giữ lời hứa về việc trao sự tái cân bằng cho Châu Á, song họ đã thúc đẩy sự tham gia của Hoa Kỳ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ủng hộ việc tập trung chiến lược vào châu Á. Trong khi đó, cách tiếp cận của chính quyền ông Trump đối với Đông Nam Á lại thiếu sự nhất quán. Nhưng ông

Tương lai có thể không thuộc về Trung Quốc

Hình ảnh
Tái tạo thành công các nền kinh tế tăng trưởng cao khác, sắp trở nên khó khăn hơn nhiều Hình minh họa lãnh đạo Trung quốc - Ấn Độ.  © Efi Chalikopoulou Martin Wolf  01/01/2019      Theo Financial Times Trần H Sa lược dịch. Đừng suy luận từ quá khứ gần đây. Trung Quốc đã có bốn thập niên cực kỳ ấn tượng. Sau chiến thắng trong chiến tranh lạnh, cả phương tây và chính nghĩa dân chủ tự do đều bị vấp ngã. Chúng ta có nên kết luận rằng một Trung Quốc độc tài chắc chắn sẽ trở thành quyền lực thống trị  thế giới trong vài thập niên tới ? Câu trả lời của tôi là : không. Đó là một tương lai có thể, không phải là một tương lai nhất định.

Tính sổ Trung Quốc, phần cuối.

Hình ảnh
Bắc Kinh đã thách thức những kỳ vọng của Mỹ như thế nào ? Thời đại của những cảm xúc tốt đẹp: Xi và Obama tại Trung Quốc, tháng 9 năm 2016. DAMIR SAGOLJ / REUTERS Kurt M. Campbell và Ely Ratner  Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch NGĂN CHẶN ĐỊA VỊ ĐỨNG ĐẦU Một sự kết hợp giữa ngoại giao và sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ - củ cà rốt và cây gậy - được cho là để thuyết phục Bắc Kinh rằng, không những không thể mà cũng còn là không cần thiết phải thách thức trật tự an ninh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Châu Á. Washington "mạnh mẽ thúc đẩy sự tham gia của Trung Quốc vào các cơ chế an ninh khu vực để trấn an các nước láng giềng và xoa dịu các mối quan ngại về an ninh của chính họ", như chiến lược an ninh quốc gia năm 1995 của chính quyền Clinton đưa ra, được củng cố bởi các mối quan hệ quân sự và các biện pháp xây dựng lòng tin khác. Những thể thức tham gia này được kết hợp với một "hàng rào" - tăng cường sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ở k