Bài đăng

Trước họa xâm lăng Trung Quốc, không được xúc phạm khí phách Việt Nam!

Hình ảnh
RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trí thức đã tham gia ký tên về lá thư ngỏ bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị. [caption id="attachment_4478" align="alignleft" width="344"] Một cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 05/08/2012 phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông. REUTERS/Stringer[/caption] RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, các nhân sĩ trí thức đã hai lần gởi kiến nghị lên Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi, vì sao lại có thêm lá thư ngỏ lần này ? Giáo sư Tương Lai : Như các bạn đã biết, ngày 10/7 năm ngoái chúng tôi đã có một kiến nghị gởi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bản kiến nghị đó, chúng tôi nêu lên toàn diện các vấn đề đối nội, đối ngoại, mà trong đó đặc biệt làm nổi bật vấn đề gay gắt nhất là nguy cơ chủ nghĩa bành trướ

Hồ Cẩm Đào và ủy ban quân sự trung ương.

Hình ảnh
Đảng Cọng sản nổi giận trước sự thúc đẩy của quân đội để gây ảnh hưởng nhiều hơn ở Trung Quốc. [caption id="attachment_4473" align="alignleft" width="300"] Phó chủ tịch Tập Cận Bình ở Los Angeles hồi tháng Hai, có thể ông ta phải chờ đợi để nắm lấy lãnh đạo quân đội TQ.[/caption]EDWARD WONG và ANSFIELD JONATHAN. 7, Tháng Tám, năm 2012 Theo New York Times BHM Lược Dịch. BẮC KINH - Trong một bữa tiệc nhân ngày lễ dành cho giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc vào đầu năm nay, một vị tướng đầy quyền lực đã đột ngột chỉ trích trong một cơn thịnh nộ do say rượu, chống lại những gì ông tin là một động thái không thành thật kềm hãm ông ta không được đề bạt lên cơ quan cầm quyền hàng đầu của quân đội. Vị tướng, Zhang Qinsheng, trút cơn giận dữ của mình trước mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào , theo bốn người am hiểu sự kiện. Tại bữa tiệc, thậm chí ông ta còn xô đẩy một cách thô bạo một vị tướng chỉ huy chúc rượu ; Hồ Cẩm Đào bỏ đi trong sự chán ghét. Tràng đã kích của ông tuớng

Chiến tranh với Trung Quốc.

Hình ảnh
Một trong những phương tiện cải thiện triển vọng cho phòng thủ tuyệt đối và giảm nguy cơ leo thang là để cho Hoa Kỳ giúp gia tăng các khả năng và củng cố quyết tâm của các nước láng giềng của Trung Quốc. Một chiến lược như vậy nên được thiết kế để nâng cao cái giá phải trả của việc Trung quốc xử dụng vũ lực và kiểm tra sự quyết đoán của Trung Quốc gây tổn hại sự ổn định khu vực và lợi ích của Mỹ. James Dobbins . 01 Tháng Tám. 2012 Theo Taylor & Francis online BHM Lược Dịch. Tóm tắt Kể từ khi Liên Xô biến mất, Trung Quốc đã trở thành kẻ thù mặc định của Mỹ, là quyền lực chống lại các phương tiện quân sự của Hoa Kỳ, ít nhất là khi không có một kẻ thù gần hơn trong tầm nhìn. Trước sự cố 9/11, cựu Tổng thống George W. Bush đã xác định Trung Quốc là mối đe dọa chính của Mỹ, nhưng một khi "cuộc chiến chống khủng bố" được đưa ra, Trung Quốc lại trở thành một đối tác chiến lược. Bây giờ, vào năm 2012, với chiến tranh của Mỹ tại Iraq qua đi, chiến tranh ở Afghanistan kết thúc v

Ngoại giao cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc : Một xu hướng mới và đáng lo ngại.

Hình ảnh
Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng hợp tác kinh tế với Trung Quốc có những rủi ro cố hửu. Các quốc gia nên cần lưu tâm đến xu hướng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc sử dụng các phương tiện kinh tế để bắt buộc các quốc gia trong tầm ngắm thay đổi chính sách của họ để phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc có thể tăng tính dễ tổn thương của các nước đang phải chịu sức ép như vậy. Bonnie S. Glaser. Ngày 6 tháng 8 năm 2012. Theo CSIS BHM Lược dịch. Khi 10 quốc gia thành viên của ASEAN không đạt được thỏa thuận về các từ ngữ của một thông cáo chung lần đầu tiên trong 45 năm, hầu hết các chuyên gia đổ lỗi cho Chủ tịch ASEAN năm nay, Campuchia, không vượt khó để tiến tới một sự đồng thuận. Tuy nhiên, đằng sau sự thụ động của Phnom Penh, là áp lực từ Bắc Kinh ngăn cản bất kỳ sự đề cập nào đến Biển Đông, đặc biệt là các bế tắc gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough, không được ghi vào bản tuyên bố cuối cùng. Điều mà Trung Quốc gây ảnh hưở

Chiến thuật cắt mỏng xúc xích ở Biển Đông.

Hình ảnh
Phương pháp tiếp cận chậm rãi ; kiên nhẫn của Trung quốc để thống trị châu Á. [caption id="attachment_4437" align="alignleft" width="300"] PETER PARKS/AFP/GettyImages[/caption]ROBERT HADDICK | 3 tháng 8 năm 2012. Theo Foreign Policy BHM Lược Dịch. Lầu Năm Góc gần đây đã đưa kiến nghị của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) về kế hoạch bố trí quân đội của nó ở Thái Bình Dương. Báo cáo của CSIS vào ngày 27 tháng 6 khuyến cáo rằng Lầu Năm Góc cần tái phân bổ lực lượng đi từ Đông Bắc Á và hướng đến biển Đông. Cụ thể, CSIS kêu gọi Lầu Năm Góc bố trí nhiều hơn các tàu ngầm tấn công ở Guam, tăng cường sự hiện diện của Thủy quân lục chiến trong khu vực, và nghiên cứu khả năng bố trí một nhóm tàu sân bay tấn công ở Tây Úc. Biển Đông chắc chắn nóng lên như là một nơi xảy ra bạo động tiềm năng. Tranh chấp về lãnh thổ, quyền đánh bắt cá, và cho thuê khai thác dầu đã tăng tốc trong năm nay. Một hội nghị gần đây của ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia, nhằm

Mô hình chiến tranh của Mỹ trong tương lai thổi bùng những căng thẳng với Trung Quốc và bên trong Lầu Năm Góc.

Hình ảnh
Ở chổ riêng tư, các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc thừa nhận rằng mục tiêu của Hải-Không Chiến là để giúp lực lượng Hoa Kỳ khắc phục một cuộc tấn công ban đầu của Trung Quốc và phản công tiêu diệt dàn radar tinh vi và hệ thống tên lửa được xây dựng để giữ cho tàu Mỹ cách xa khỏi bờ biển của Trung Quốc. [caption id="attachment_4430" align="alignleft" width="300"] Một radar mái vòm mới được xây dựng trên Subi Reef do Trung Quốc kiểm soát, cách khoảng 15 hải lý về phía tây bắc của đảo Pag-asa do Philippines kiểm soát trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. [/caption] Greg Jaffe, 2 tháng 8 /2012 Theo Washington Post BHM Lược dịch. Khi Tổng thống Obama kêu gọi quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á hồi đầu năm nay, Andrew Marshall, một nhà tương lai học 91 tuổi, đã có một tầm nhìn về những gì cần phải làm. Văn phòng nhỏ của Marshall trong Lầu Năm Góc đã trải qua hai thập kỷ qua đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh chống lại một Trung Quốc tức giận,

Sự kháng cự dũng cảm ở Biển Đông.

Hình ảnh
Giống như tất cả các quốc gia ven biển, Philippines và Việt Nam hành xử thẫm quyền hoàn toàn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển và đáy biển trong vòng 200 hải lý từ bờ biển của họ. James R. Holmes. 02 tháng 8 2012. Theo The Diplomat BHM Lược dịch. Trong một phiên chất vấn sau bài nói chuyện của tôi ở Paris , một quý ông từ Đại sứ quán Trung Quốc hỏi liệu phải chăng Hoa Kỳ -- bằng cách thúc đẩy một giải pháp thương lượng các tranh chấp lãnh thổ hàng hải đang khuấy đục biển Đông -- đang khuyến khích các nước Đông Nam Á yếu kém có lập trường mà họ không thể có khác đi khi đứng trước sức mạnh áp đảo của Trung Quốc . Hàm ý rằng : Washington đã tự thực hiện như là một đối tác thầm lặng của Philippines, Việt Nam, và các nước tuyên bố chủ quyền khác. Tôi cho rằng đúng, ngoại giao Mỹ có thể làm cho họ bạo gan. Điều đó dường như làm vui lòng ông ta. Nhưng tôi vội vã bổ sung thêm rằng đó là một điều tốt nếu Manila, Hà Nội và các quốc gia tương tự cảm thấy đủ tự tin để giử

Khuấy động Biển Đông (II) : Những phản ứng ở khu vực.

Hình ảnh
Một sự thiếu thống nhất giữa các bên tranh chấp đối địch của Trung Quốc, cùng với sự yếu kém của các khuôn khổ đa phương trong khu vực, đã cản trở việc tìm kiếm một giải pháp. Báo cáo Châu Á N ° 229/Intrnational Crisis Group - 24 tháng 7 năm 2012 Theo Crisis Group BHM Lược dịch. TÓM TẮT Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á -- Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei -- đã đạt đến một bế tắc. Những quan điểm quyết đoán ngày càng tăng giữa các nước tuyên bố chủ quyền đã đẩy căng thẳng khu vực lên những tầm cao mới. Do dự trử tiềm năng hydrocarbon và việc suy giảm trữ lượng cá , Việt Nam và Philippines nói riêng đang ở vào một tư thế đối đầu với Trung Quốc. Tất cả các bên tuyên bố đều đang mở rộng các khả năng quân sự và khả năng thực thi pháp luật, trong khi chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng ở mỗi nước đang trao sự tự tin cho phe bảo thủ thúc đẩy một lập trường cứng rắn hơn đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Ngoài ra, các bên tuyên bố

Con đường giải quyết vấn đề tranh chấp Nam Hải (biển Đông) - "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông

Hình ảnh
Cái thành phố Tam Sa mới đẻ ra kia lại một lần nữa cưỡng hóa ấn tượng đối với chúng ta – một ấn tượng sai lầm và tai hại về cái “ biên giới Trung Quốc” không tồn tại ấy. Nguyên nhân là vì cái Nam Hải này trước nay chưa từng thuộc về Trung Quốc. [caption id="attachment_4261" align="alignleft" width="300"] Phi đạo hiện tại trên đảo Phú Lâm.[/caption] Zhou Fang , ngày 28 Tháng Sáu, 2012../19:57 Bản dịch chính thức của Hu Zi. BHM chỉnh sửa một số đoạn, có phụ chú nguyên bản tiếng Hán. Một vài nơi có phụ chú nhưng không chỉnh sửa để tiện theo dỏi. Chủ nghĩa yêu nước cũng cần phải thực sự cầu thị ( dựa vào thực tế giải quyết), nếu không cũng chỉ là mong ước viển vông, không ai phục tùng cái tà ý (意淫) đó cả. Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển chung của quốc tế (国际公海) ? Vấn đề này cần phải dựa vào thực tế để giải quyết, trong lịch sử loài người, chỉ có một quốc gia đã từng ôm trọn đại dương mà không có ai tranh chấp cùng, đó chính là cường quốc đ

Nghệ thuật của sức mạnh khôn khéo.

Hình ảnh
"Đó là năm 2012, và một nước Mỹ mạnh mẽ đang làm việc với các quyền lực và các đối tác mới để cập nhật một hệ thống quốc tế được thiết kế để ngăn chặn xung đột toàn cầu và thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu." Hillary Rodham Clinton/ New Statesman.18 tháng 7, 2012 Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ BHM Lược dịch. Tôi đã đáp máy bay đến Bắc Kinh hồi tháng Năm để tham dự vòng 4 Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc với một chương trình nghị sự dày đặt, nhưng thay vào đó sự chú ý của thế giới đã tập trung trên số phận của 1 người mù phản đối về quyền con người và đã tìm kiếm nơi ẩn náu trong Đại sứ quán Mỹ. Đột nhiên, một chuyến đi vốn sẵn nhạy cảm đã trở thành một bài kiểm tra vượt khuôn khổ về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Trong suốt lịch sử, sự nổi lên của những quyền lực mới thường diễn ra trong điều kiện tổng bằng không. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã đặt ra những câu hỏi về tương lai của trật tự toàn cầu

Khi Trung Quốc nói đến thay đổi, nổi sợ hãi dâng lên trên những rủi ro.

Hình ảnh
Nhiều người đồng cảm với phái cải cách nhìn thấy sự thay đổi dẫu gì đi nửa là không thể tránh khỏi, bởi vì xã hội biến động sẽ buộc nó phải thay đổi , họ nói. Theo quan điểm đó, bất mãn với sự bất bình đẳng đang ngày càng tăng, nạn tham nhũng, ô nhiễm và các tệ nạn xã hội khác chắc chắn sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn -- hoặc một sự quay lại đột ngột với chế độ độc tài. [caption id="attachment_4252" align="alignleft" width="300"] Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, bên trái, với người kế nhiệm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, những người có quan điểm chính trị phần lớn là bí ẩn.[/caption]MICHAEL WINES. 17 Tháng Bảy, 2012 Theo New York Times BHM Lược dịch. BẮC KINH - Một đám đông gồm những kẻ có thế lực lớn đã tụ tập trong một ngôi nhà chọc trời cao nhất ở Bắc Kinh hồi tháng Mười năm ngoái để cùng nhau tham dự một bữa tiệc .Con trai của người kế nhiệm trực hệ của Mao Trạch Đông đã có mặt ở đó, với tư cách là con gái của quan chức quân sự số 2 của đất nước tr