Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách tham khảo

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...ZEN ( THIỀN NHẬT BẢN )

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Zen Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 9… ZEN ( THIỀN NHẬT BẢN ) Khi tâm trí người Trung Quốc tiếp xúc với tư tưởng Ấn Độ dưới hình thức Phật giáo, khoảng đầu thế kỷ thứ nhất, sau công nguyên, hai diễn biến song song đã diễn ra. Một mặt, việc phiên dịch kinh điển Phật giáo đã kích thích các nhà tư tưởng Trung Quốc, và khiến họ giải thích những lời dạy của Đức Phật ở Ấn Độ dưới chiều hướng triết lý của riêng họ. Do đó, như đã đề cập, đã nảy sinh một cuộc trao đổi ý tưởng vô cùng hiệu quả, mà lên đến đỉnh điểm là trong trường phái Phật giáo Hoa Nghiêm (tiếng Phạn: Avatamsaka) ở Trung Quốc và trong trường phái Kegon ở Nhật Bản.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...LẢO GIÁO.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Hình minh họa Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 8… LẢO GIÁO. ( hay ĐẠO GIÁO ). Trong hai xu hướng chính của tư tưởng Trung Quốc, Nho giáo và Đạo giáo, thì Đạo giáo là xu hướng theo định hướng huyền bí và do đó phù hợp hơn cho sự so sánh của chúng ta với vật lý hiện đại.

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Thái cực đồ Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 7. TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA. Khi Phật giáo đến Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nó bắt gặp một nền văn hóa hơn hai nghìn năm tuổi. Trong nền văn hóa cổ đại này, tư tưởng triết học đã đạt đến đỉnh cao vào cuối thời kỳ nhà Chu (khoảng 500-221 TCN), thời kỳ vàng son của triết học Trung Quốc, và từ đó trở đi triết học luôn được coi trọng. Ngay từ đầu, nền triết học này có hai khía cạnh bổ sung cho nhau. Người Trung Quốc là những con người thực tế với ý thức xã hội đã phát triển ở trình độ cao, bằng cách này hay cách khác, mọi trường phái triết học của họ đều liên quan đến cuộc sống trong xã hội; với các mối quan hệ của con người, các giá trị đạo đức và các mối quan hệ với nhà cầm quyền. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của tư tưởng Trung quô

ĐẠO CỦA VẬT LÝ...ẤN ĐỘ GIÁO.

Hình ảnh
Khám phá những điểm tương đồng giữa Vật lý học hiện đại và Huyền học của phương Đông. Hình Internet Frifjof Capra…..Shambhala Boulder … 1975. PHẦN II… CON ĐƯỜNG HUYỀN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. Chương 5….ẤN ĐỘ GIÁO. Để hiểu được bất kỳ triết lý nào được mô tả, điều quan trọng là phải nhận ra rằng, về bản chất chúng đều thuộc về tín ngưỡng. Mục đích chính của chúng là sự trải nghiệm huyền bí trực tiếp về thực tại, và vì trải nghiệm này về bản chất là thuộc về tín ngưỡng, nên chúng không thể tách rời tôn giáo. Hơn bất kỳ truyền thống phương Đông nào khác, điều này đúng đối với Ấn Độ giáo, nơi mà mối liên hệ giữa triết học và tôn giáo đặc biệt mạnh mẽ. Người ta đã nói rằng hầu hết mọi tư tưởng ở Ấn Độ đều là những tư tưởng mang cảm tính tín ngưỡng và trong suốt nhiều thế kỷ, Ấn Độ giáo không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tri thức của Ấn Độ, mà còn gần như hoàn toàn quyết định đời sống văn hóa và xã hội của Ấn.

DÂN CHỦ LÀ KHÁI NIỆM CỦA PHƯƠNG TÂY?

Hình ảnh
Hình Internet Những người có thái độ hoài nghi về văn hóa khẳng định rằng, vì dân chủ là sản phẩm trong lĩnh vực trí tuệ và chính trị của phương Tây và truyền thống khai sáng của châu Âu, và vì không thể tìm được nguồn gốc của tư duy và thực hành dân chủ hiện đại ở bên ngoài phương Tây, cho nên chúng ta phải kết luận rằng dân chủ là hiện tượng văn hóa có một không hai của phương Tây, không phải là phổ quát. Nhưng như Amartya Sen từng viết: “Không thể tìm được cuộc tranh đấu vì dân chủ và tự do chính trị theo nghĩa hiện đại của từ này trước thời Khai sáng tại bất cứ nơi nào trên thế giới, cả Tây lẫn Đông. Thay vào đó, cái chúng ta phải khảo sát là các phần tử, các thành tố của cái tư tưởng phức hợp này”. Và theo khía cạnh này, Sen và nhiều nhà tư tưởng cũng như học giả khác ở châu Á đã tìm được “sự hiện diện mạnh mẽ” của rất nhiều thành tố như thế.

DÂN CHỦ CÓ PHẢI LÀ XA XỈ PHẨM?

Hình ảnh
HÌNH MINH HỌA, INTERNET Cách đây bốn mươi năm, Seymour Martin Upset khẳng định rằng, các nước giàu hơn có nhiều cơ hội duy trì chế độ dân chủ hơn.  Kể từ đó, luận cứ của Upset đã trở thành lý lẽ thông thường, và các nhà nghiên cứu đã tìm cách củng cố luận cứ này bằng số liệu thống kê. Trong một công trình nghiên cứu đầy sáng tạo và nghiêm ngặt, Adam Przeworski và các cộng sự nhận thấy rằng từ năm 1950 đến năm 1990, trên thực tế, đã có mối quan hệ rõ rệt giữa mức độ phát triển và khả năng duy trì chế độ dân chủ. Tời gian tồn tại của chế độ dân chủ cũng gia tăng cùng với mức độ phát triển kinh tế của đất nước. Trong những nước có thu nhập trên trung bình (nhất là những nước giàu có hơn Argentina vào năm 1975) chế độ dân chủ chưa bao giờ bị đánh bại; trong khi đó, ở những nước nghèo nhất, chế độ dân chủ có xác suất chết là 12% trong bất kỳ năm nào, thời gian tồn tại trung bình ở những nước này là 8 năm. Moldova, Benin, Senegal, Zambia, và Kenya – đều là chế độ độc tài cạnh

Đệ Tam hạm đội Mỹ gửi tàu đến Đông Á.

Hình ảnh
Hải quân Mỹ đang gửi thêm tàu ​​tới khu vực Đông Á trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Một khẩu súng máy gắn trên tàu khu trục Mỹ USS Momsen (DDG92) khi nó vào bến tàu ở Ấn Độ Dương tại Mombasa, 07 tháng 5, 2008. REUTERS / Joseph Okanga   Idrees Ali và David Brunnstrom, Reuters 15 tháng 6/2016. Theo Business Insider Trần H Sa lược dịch WASHINGTON (Reuters) - Hạm đội thứ ba của Hải quân Mỹ sẽ gửi nhiều tàu ​​tới khu vực Đông Á hoạt động bên ngoài vùng trách nhiệm bình thường của nó, cùng với Hạm đội Bảy ở Nhật Bản, một quan chức Mỹ cho biết vào hôm thứ Ba, một động thái đến vào thời điểm căng thẳng tăng cao với Trung Quốc .

Việt Nam, Cuộc chiến cần thiết : làm sáng tỏ lại cuộc xung đột quân sự tai hại nhất của nước Mỹ.

Hình ảnh
MICHAEL LIND. Chẵng còn nghi ngờ gì nữa : sẽ có "những Việt Nam" trong tương lai của Mỹ, được xác định hoặc như là các cuộc chiến tranh, trong đó mục tiêu của Hoa Kỳ là chứng minh uy tín quân sự của nó với kẻ thù và đồng minh, chứ không phải là để bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hay như các cuộc chiến tranh mà trong đó kẻ thù cự tuyệt Mỹ sử dụng các chiến thuật cho phép quân đội Mỹ được hưởng lợi thế của nó trong chiến tranh thông thường công nghệ cao. Theo New York Times   Trần Hoàng Sa lược dịch. Dẫu có tìm cách tránh kết cục này, Hoa Kỳ đã thấy mình ở trong tình trạng chiến tranh. Nơi chốn là một bán đảo nghèo khổ gần một khu vực công nghiệp lớn, mà Hoa Kỳ đã cam kết một liên minh quân sự lâu dài. Kẻ thù là một nhà độc tài cộng sản, y đã khéo léo thao túng chủ nghĩa dân tộc ở người dân của mình trong một nỗ lực để đoàn kết tất cả các thành viên trong nhóm dân tộc thiểu số của y vào trong một nhà nước mở rộng độc nhất theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa d

Tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức,viên chức. Phần Cuối.

Hình ảnh
Các quốc gia thu nhập trung bình có nhiều hơn gấp đôi khả năng so với các nước thu nhập thấp trong việc thiết lập được một cơ quan thực thi nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin và nhiều hơn một phần ba khả năng chỉ ra được cụ thể các đầu mối yêu cầu thông tin. Cuối cùng, Việt Nam sẽ tiến một bước xa theo hướng hiện đại nếu định ra được một nguyên tắc rằng tất cả thông tin đều phải được coi là công khai, chỉ trừ những thông tin được pháp luật quy định là bí mật (như bí mật quốc gia, bí mật đời tư, hoặc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp). NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT.Tháng 9 năm 2012. Nguồn WB http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2012/11/22/000356161_20121122053014/Rendered/PDF/NonAsciiFileName0.pdf Phần III Kết luận và khuyến nghị. Tham nhũng vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Mặc dù các đối tượng trả lời phỏng vấn đều xác định các vấn đề khác thậm chí còn nghiêm trọng hơn, nhưng một bộ phận lớn công chúng vẫn quan ngại v

Tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức,viên chức. Phần II.

Hình ảnh
Lòng tham là mẹ ; Độc tài vừa là cha vừa là "thầy" dạy dổ mánh lới, bảo kê cho "tham nhũng"...BHM NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT.Tháng 9 năm 2012. Nguồn WB Phần II Các kết quả khảo sát. 2.1. Cảm nhận và trải nghiệm về tham nhũng. Hiểu rõ mức độ, hình thức và bản chất của tham nhũng sau sáu năm thực hiện Luật PCTN có ý nghĩa hết sức quan trọng để chúng ta có thể nhận diện được những thách thức mới đối với Việt Nam. Như đã đề cập trong phần giới thiệu tổng quan, các kết quả thể hiện quan điểm của 10 tỉnh trong cuộc khảo sát mà không nhất thiết đại diện cho cả Việt Nam. Do 10 tỉnh trong cuộc khảo sát có dân số chiếm 30% tổng dân số của cả nước và đóng góp 65% GDP của cả nước, các kết quả này lại rất ý nghĩa. Phần này bắt đầu bằng việc so sánh mức độ quan tâm của công chúng với các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc khác và thăm dò ý kiến của mọi người về "tham nhũng". Sau đó, báo cáo trình bày những phát hiện chính liên quan đến cảm nhận của đối tượng

Tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức,viên chức.

Hình ảnh
Tham nhũng là đại họa của quá nhiều triều đại và xã hội từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây. Ở VN, căn bệnh này có thể còn tồn tại rất lâu ; bởi nó chỉ được loại trừ trong một xã hội có đủ ý thức "dân chủ là sự sống còn của quốc gia" để mọi người dân bắt tay vào xây dựng một xã hội "dân chủ thực sự". Load bảng tiếng Việt từ trang kinh tế của THD ; BHM chỉ chuyển font chử sang Unicode. [caption id="attachment_4855" align="alignleft" width="392"] Trích trong .pdf[/caption]SÁCH THAM KHẢO / NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT. Tháng 9 năm 2012. Nguồn viet-studies Lời nhà xuất bản Hiện nay, vấn đề tham nhũng đang thu hút sự quan tâm của mọi người dân. Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, thường chỉ nhận biết được phần nổi qua những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Thông qua kết quả phát hiện, xử lý

Trung Quốc và vùng Vịnh Ba Tư.(tt, I)

Hình ảnh
Các mâu thuẫn nổi bật nhất là giữa các lợi ích của Trung Quốc trong khu vực và nỗ lực của nó để duy trì mối quan hệ suôn sẻ với Hoa Kỳ trong tổng thể chính sách đối ngoại của nó. Wu Bingbing . Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Wilson Tr ần H Sa Lược dịch. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH TRỊ VÙNG VỊNH THEO CÁCH NHÌN TỪ TRUNG QUỐC Lợi ích cốt lỏi quốc gia của Trung quốc trong khu vực vùng Vịnh hiện nay bao gồm lợi ích địa chính trị, lợi ích kinh tế và thương mại, lợi ích năng lượng, và lợi ích an ninh phi truyền thống. Lợi ích địa chính trị của nó bao gồm bốn kích thước : từ chối bất kỳ sự kiểm soát đơn phương nào của một quyền lực đơn lẻ trong toàn bộ khu vực, ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ chế độ nào chống Trung Quốc trong khu vực, phản đối bất kỳ sự hỗ trợ chính thức nào đối với các ý nghĩa độc lập của Đài Loan hoặc các lực lượng ly khai khác ở Trung Quốc bởi các chính phủ của các nước vùng Vịnh, và theo đuổi khả năng và tiềm năng hổ trợ từ khu vực vùng Vịnh cho chiến lược đối ngoại của Trung Qu

Trung Quốc và vùng Vịnh Ba Tư.

Hình ảnh
Bắc Kinh không hoàn toàn rõ ràng xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như là một lực lượng đem lại sự ổn định ở vùng Vịnh, một khoảng cách nhận thức mà có thể là một nguồn va chạm giữa hai cường quốc lớn trong những năm tới. Bryce Wakefield và Susan Levenstein. Theo Trung Tâm Nghên cứu Wilson Tr ần H Sa  Lược dịch. Bắc Kinh, trong nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn năng lượng, chậm và chắc đang xây dựng mối quan hệ với các quốc gia giàu tài nguyên ở vùng Vịnh Ba Tư. Điều này có tác động gì với Washington khi Mỹ liên tục tìm cách đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế? Cuốn sách mới này, được viết bởi Bryce Wakefield và Susan L. Levenstein, xem xét vai trò của Trung Quốc trong vùng Vịnh Ba Tư, phát triển các quan điểm về Trung Quốc từ bên trong vùng Vịnh, và sự hiện diện của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ. GIỚI THIỆU Sự trỗi dậy của Trung quốc đang hình thành là sự phát triển nổi bật nhất của chính trị và kinh tế quốc tế trong đầu thế kỷ 21, và Bắc Kinh đang ngày càng