Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông

Điều thật, điều bịa và Biển Đông

Hình ảnh
Tác giả Bill Hayton, Asia Sentinel, Fact, Fiction and the South China Sea Bản dịch của Phan Văn Song (Các chú thích do chính tác giả gửi riêng cho người dịch) Cái nhìn rạch ròi của một chuyên gia và tác giả nổi tiếng về yêu sách biển của Trung Quốc. Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc (Trung Quốc) ở Biển Đông. Nơi diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa - trong thời gian nghị án vào tháng 7 - sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Máy bay, tên lửa, tử khí vùng trời biển Đông.

Hình ảnh
Theo Bonnie S. Glaser. 30 Tháng Bảy 2015 Coming Soon to the South China Sea: Chinese Fighters and Lethal Missiles? Trần Lê lược dịch. Rõ ràng là Trung Quốc có ý định xử dụng các đảo nhân tạo của nó ở Biển Đông cho các mục đích quân sự. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, tuyên bố đánh giá này trong một nhóm hội thảo mà tôi có vinh dự được tham dự tại diển đàn An ninh Aspen vào tuần trước.

Rạn san hô nhỏ, vấn đề lớn.

Hình ảnh
Theo Small reefs, big problems 25 Tháng 7 2015 | Bắc Kinh, TAIPEI VÀ TOKYO. Các lực lượng tuần duyên châu Á đang ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh để ngăn chặn Trung Quốc. Khoảng mười ngày, và hiếm khi ở những ngày cuối tuần, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đến vào lúc tám giờ sáng, gây khó chịu cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản bằng việc trao một khiếu nại chính thức cho bộ phận tuần duyên tương ứng của nó vào giờ ăn trưa.

Mỹ tuyên bố ‘không trung lập’ trong vấn đề biển Đông.

Hình ảnh
Tàu chiến USS Fort Worth (LCS 3) của Mỹ hiện diện trên biển Đông.  Thứ năm, 30/07/2015. Hoa Kỳ nhấn mạnh nước này sẽ không trung lập khi buộc các quốc gia khác phải tuân thủ luật lệ quốc tế trong vụ tranh chấp biển Đông, và sẽ cương quyết bảo đảm rằng các bên phải làm theo luật, một nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tuyên bố.

Các nhà hoạt động Việt Nam chống Trung Quốc đánh dấu trận chiến ở quầnđảo Trường Sa.

Hình ảnh
Tạ Chí Hải kéo violon ở phía trước tượng đài vua Lý Công Uẩn tại Hà Nội vào thứ năm, Hình ảnh: AFP Người biểu tình Việt Nam hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một buổi lễ dâng hoa tưởng niệm đánh dấu kỷ niệm 25 năm trận hải chiến 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam gần quần đảo Trường Sa Ảnh: Reuters Những nhà hoạt động ở Hà Nội hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc... Agence France-Presse tại Hà Nội. Thứ Năm 14 Tháng 3, 2013 [Cập nhật: 15:47] Theo SCMP BHM Lược dịch. Những nhà hoạt động ở Hà Nội hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc và dâng hoa tưởng niệm vào ngày thứ năm tại một cuộc biểu tình đánh dấu kỷ niệm trận chiến ở quần đảo Trường Sa, trong đó có 64 binh sĩ Việt Nam đã chết.

Hoa Kỳ tiến đến Biển Đông.

Hình ảnh
Một người Na-Uy và giàn khoan dầu khí ngoài khơi thuộc sở hữu Trung Quốc ở Biển Đông, tháng 5 năm 2006. (Bobby Yip / Courtesy Reuters) Tại sao sự dính dáng của Mỹ ở biển Đông sẽ có nghĩa là va chạm nhiều hơn - mà không ít hơn. Michael T. Klare. Ngày 21 tháng 2 năm 2013. Theo Foreign Affairs BHM Lược dịch. Khi các quan chức Mỹ được yêu cầu nhận xét về các tranh chấp trên các hòn đảo tranh giành nhau ở Tây Thái Bình Dương, họ luôn khẳng định rằng chính quyền Obama không có quan điểm về các vấn đề chủ quyền, nhưng phản đối bất kỳ việc sử dụng vũ lực nào để giải quyết vấn đề. "Cho dù có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông hoặc trong biển Đông Trung Quốc," Thứ trưởng ngoại giao William Burns tuyên bố hồi tháng Mười năm ngoái tại Tokyo, Hoa Kỳ "không có quan điểm trên các câu hỏi về chủ quyền cuối cùng."

Đánh giá của EIA Hoa Kỳ về Biển Đông.

Hình ảnh
Nguồn eia.gov Biển Đông là một tuyến đường thương mại quan trọng trên thế giới và là một nguồn tiềm năng hydrocarbon, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, với các quốc gia tuyên bố yêu sách cạnh tranh quyền sở hữu trên biển và các nguồn tài nguyên của nó .  15/ Tháng Hai/ 2013. Theo EIA (07/02/2013) Trần Hoàng Sa Lược dịch. Tổng quan Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca ở phía tây nam đến eo biển Đài Loan ở phía đông bắc, biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới. Biển giàu tài nguyên và giữ tầm quan trọng đáng kể trên mặt chiến lược và chính trị . Khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ, đá và san hô, với phần lớn nằm ở các chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều đảo trong số những hòn đảo này một phần đất đai bị ngập, đa số không thích hợp để ở và ít nhiều là những mối nguy hiểm đối với sự vận chuyển. Ví dụ, tổng diện tích đất đai của quần đảo Trường Sa bao gồm ít hơn 3 dặm vuông.

Biển Đông: Trở lại Chiến tranh Lạnh và cân bằng quyền lực ?

Hình ảnh
Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987 . vi.wikipedia.org Cân bằng quyền lực là một phần không thể tách rời của Chiến tranh Lạnh...  Anu Krishnan. 08,Tháng Hai, 2013. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ( IPCS ) BHM Lược dịch. Thủ tướng vừa được bầu của Nhật Bản, Shinzo Abe đã bị lạc nẻo với cách tiếp cận kiên định của ông bằng việc mở rộng đề nghị hòa bình với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng, Trung Quốc đã lựa chọn duy trì lập trường mạnh mẽ của nó trên các hòn đảo tranh chấp. Nhật Bản về cơ bản được sự hỗ trợ của Mỹ, quốc gia có mối quan tâm chính yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày nay là để trung hòa các yếu tố đe dọa căn bản của Trung Quốc. Điều này có đưa đến một cuộc chiến tranh lạnh với những căng thẳng đang tăng dần, và cả hai bên đều không mong muốn một sự leo thang xung đột ?

Biển Đông : "Cái hồ của Bắc Kinh".

Hình ảnh
Abe băn khoăn rằng Bắc Kinh sẽ lợi dụng sức mạnh hải quân của nó bên trong "cái hồ Bắc Kinh", gây thiệt hại cho Nhật Bản và các quốc gia đi biển khác. Không thể tin cậy được trước một Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực của nó một cách có trách nhiệm. [caption id="attachment_5126" align="alignleft" width="400"] Hải quân Trung quốc./ Image credit: Wikicommons [/caption] Diplomat_admin. 7 tháng 1 năm 2013. Theo Diplomat BHM Lược dịch. Một "cái hồ" trong chiến lược hàng hải là cái gì ? Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xuất bản một op-ed trong tờ Project Syndicate hồi tuần trước xác nhận sự thật rằng sức mạnh của Trung Quốc đang ngày càng thay đổi Biển Đông để trở thành "Cái hồ của Bắc Kinh". Điều đó nghe có vẻ đáng ngại. Để chống lại thế thượng phong của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam, Abe lập luận, Nhật Bản cần phải tăng cường khả năng chiến đấu và kiểm soát của họ trong khi tôi luyện một viên "kim cương" với Hoa

VẠN LÝ TRƯỜNG SA – VẠN LÝ THẠCH ĐƯỜNG .

Hình ảnh
VỀ ĐỊA DANH VÀ VỊ TRÍ VẠN LÝ TRƯỜNG SA – VẠN LÝ THẠCH ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA ĐỒ HÀNG HẢI THỜI MINH Ở THƯ VIỆN ĐẠI HỌC OXFORD. Phân tích bản đồ The Selden Map of China. Trong trường hợp Hải đồ có thêm mục đích biểu thị hoặc gián tiếp nói đến sự lệ thuộc của các hải đảo vào quốc gia lục địa nào đó, thì Vạn Lý Thạch Đường và Vạn Lý Trường Sa không thuộc vùng biển Trung Hoa.... Xem xét Hải đồ phối hợp với các tư liệu ghi chép về hàng hải, tiêu biểu như Hải ngữ và Thuận phong tương tống, chúng ta thấy có sự xác định khá rõ Vạn Lý Thạch Đường và Vạn Lý Trường Sa thuộc vùng biển Giao Chỉ (nay là Việt Nam). Phạm Hoàng Quân. Lời dẫn Qua bài viết ngắn Về địa danh Vạn Lý Trường Sa đăng trên BBC hôm 24/10/2012, chúng tôi thấy vấn đề địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường trên The Selden Map of China cần có thêm phần trích lục và phân tích các tư liệu khác có liên quan với địa danh này. Một lý do khác là, sau khi viết xong bài Về địa danh Vạn Lý Trường Sa, chúng tôi được đọc thêm bài nghiên cứu c

Vẽ một đường trên Biển Đông : Tại sao Bắc Kinh cần phải thận trọng.

Hình ảnh
Lập trường quyết đoán hơn của Bắc Kinh về các tranh chấp hàng hải tại Biển Biển Đông trong những năm gần đây có thể báo hiệu nỗ lực giai đoạn đầu của Trung Quốc để giành quyền bá chủ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ Mỹ. Để cho các vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và để cho Mỹ và Trung Quốc tránh được xung đột, ASEAN phải duy trì sự thống nhất, trong khi Mỹ vẫn phải duy trì những gì đã cam kết . Nguyễn Mạnh Hùng. Tháng Mười Hai, 2012. Theo Global Asian BHM Lược dịch. Tranh chấp hàng hải ở Biển Đông đã là chủ đề chính của các cuộc thảo luận tại rất nhiều hội nghị của các quan chức và các học viện trong vòng ba năm qua. Chủ đề liên quan chặt chẽ đến tự do hàng hải, an ninh hàng hải và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, xung đột giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Cuộc xung đột đang bị thúc đẩy bởi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và các nỗ lực quyết đoán của nó để thực thi những tuyên bố. Tất cả các quốc gia liên hệ khác nhìn

Con đường phía trước ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).

Hình ảnh
Một cách giải quyết thực tiễn sẽ được nhấn mạnh vào sự công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Bắc Kinh được tạo ra theo các quy tắc UNCLOS, một cách giải quyết mà nếu được ũng hộ thì có thể trả lại một phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như bãi cạn Scarborough cho Philippines. [caption id="attachment_4778" align="alignleft" width="300"] Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa nhìn từ vệ tinh.[/caption]David Brown. 7, tháng Mười một, 2012. Theo Asia Times BHM Lược dịch. Nhiều niềm hy vọng không thực tế đã được đầu tư vào ý tưởng rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tạo thành một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển Đông Nam Á. Người ta cho rằng nó đã được làm mạnh thêm bởi tuyên bố của Trung Quốc về "chủ quyền không thể tranh cãi" trên "vùng biển liên quan" mà dường như đến gần sát Singapore, các nước ASEAN sẽ kết nối trong một lợi ích chung và vẻ nên một phòng tuyến mà các cường quốc không ở tr

Thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam.

Hình ảnh
Theo ông Chử Đình Phúc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, còn rất nhiều bản đồ do Trung Quốc và nước ngoài xuất bản xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. [caption id="attachment_4733" align="aligncenter" width="500"] “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904 và tái bản năm 1910. Bản đồ cổ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc, một minh chứng cho thấy các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc."[/caption] Sau bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 được ông Mai Ngọc Hồng sưu tầm và trao tặng Bảo tàng lịch sử Việt Nam, ông Chử Đình Phúc cho biết, còn rất nhiều bản đồ khác do Trung Quốc và nước ngoài xuất bản cũng xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa hai quần đảo Hoàng Sa và

Qua sử chí Trung Quốc, thử tìm hiểu vùng biển giáp giới hai nước Việt Trung.

Hình ảnh
Chính sử Trung Quốc, cho đến đời nhà Thanh, đều chỉ khẳng định chủ quyền trên những đảo ven biển (trong Minh sử, thậm chí Đài Loan, Bành Hồ đều thuộc "ngoại quốc"). Hoàn toàn không có chuyện Hoàng Sa, Trường Sa là đất Trung Hoa. [caption id="attachment_4698" align="aligncenter" width="600"] Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: Internet)[/caption]. Hồ Bạch Thảo Dưới thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại ; thời Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh ; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Mi

Côn đồ ở Biển Đông

Hình ảnh
Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc không xứng đáng với yêu cầu của luật pháp, và Hoa Kỳ là quyền lực duy nhất đủ mạnh để đẩy lùi. Haiyang Dizhi 8 REVIEW & OUTLOOK ASIA. 10, Tháng Tám, 2012. Theo Wall Street Journal Trần H Sa Lược Dịch. Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng quyết định gần đây của Bắc Kinh, nâng cấp thành phố Tam Sa bé tí trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp lên "thành phố cấp quận", và thiết lập 1 đơn vị đồn trú quân sự ở đó có xu hướng "chống lại các nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết sự khác biệt và có nguy cơ tiếp tục leo thang căng thẳng trong khu vực". Sự phản đối có kềm chế đó chỉ làm cho Bắc Kinh có lý do muốn chơi một tràng "đã đảo chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Bộ Ngoại giao (Trung quốc) gọi một quan chức ở Đại sứ quán Mỹ để mắng mỏ gay gắt vào ngày thứ bảy. Phương tiện truyền thông nhà nước cũng hăng hái, phát biểu Mỹ hảy "câm mồm" và ngừng "xúi giục"

Các quốc gia nên làm gì để làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình.

Hình ảnh
Một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Hoa) là nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền đã thực hiện các khiếu nại hàng hải mơ hồ hoặc không hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. [caption id="attachment_4518" align="alignleft" width="213"] Bản đồ bán đảo Đông Dương” của Công ty Đông Ấn (Hà Lan).[/caption]Robert Beckman / The Straits Times (Singapore) .Thứ Tư, ngày 8 tháng 8 năm 2012. Bản Tiếng Anh BHM Lược Dịch. Khi chúng ta quan sát sự xôn xao của các hành động và những phản ứng của các quốc gia gây ra sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), nó thường tỏ ra rằng không có những quy tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia tuyên bố chủ quyền, và rằng tất cả là một trò chơi chính trị quyền lực. Điều này không đơn giản như thế. Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 có tầm quan trọng cơ bản đối với các tranh chấp ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) vì ba lý do.

Chiến thuật cắt mỏng xúc xích ở Biển Đông.

Hình ảnh
Phương pháp tiếp cận chậm rãi ; kiên nhẫn của Trung quốc để thống trị châu Á. [caption id="attachment_4437" align="alignleft" width="300"] PETER PARKS/AFP/GettyImages[/caption]ROBERT HADDICK | 3 tháng 8 năm 2012. Theo Foreign Policy BHM Lược Dịch. Lầu Năm Góc gần đây đã đưa kiến nghị của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) về kế hoạch bố trí quân đội của nó ở Thái Bình Dương. Báo cáo của CSIS vào ngày 27 tháng 6 khuyến cáo rằng Lầu Năm Góc cần tái phân bổ lực lượng đi từ Đông Bắc Á và hướng đến biển Đông. Cụ thể, CSIS kêu gọi Lầu Năm Góc bố trí nhiều hơn các tàu ngầm tấn công ở Guam, tăng cường sự hiện diện của Thủy quân lục chiến trong khu vực, và nghiên cứu khả năng bố trí một nhóm tàu sân bay tấn công ở Tây Úc. Biển Đông chắc chắn nóng lên như là một nơi xảy ra bạo động tiềm năng. Tranh chấp về lãnh thổ, quyền đánh bắt cá, và cho thuê khai thác dầu đã tăng tốc trong năm nay. Một hội nghị gần đây của ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia, nhằm

Sự kháng cự dũng cảm ở Biển Đông.

Hình ảnh
Giống như tất cả các quốc gia ven biển, Philippines và Việt Nam hành xử thẫm quyền hoàn toàn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển và đáy biển trong vòng 200 hải lý từ bờ biển của họ. James R. Holmes. 02 tháng 8 2012. Theo The Diplomat BHM Lược dịch. Trong một phiên chất vấn sau bài nói chuyện của tôi ở Paris , một quý ông từ Đại sứ quán Trung Quốc hỏi liệu phải chăng Hoa Kỳ -- bằng cách thúc đẩy một giải pháp thương lượng các tranh chấp lãnh thổ hàng hải đang khuấy đục biển Đông -- đang khuyến khích các nước Đông Nam Á yếu kém có lập trường mà họ không thể có khác đi khi đứng trước sức mạnh áp đảo của Trung Quốc . Hàm ý rằng : Washington đã tự thực hiện như là một đối tác thầm lặng của Philippines, Việt Nam, và các nước tuyên bố chủ quyền khác. Tôi cho rằng đúng, ngoại giao Mỹ có thể làm cho họ bạo gan. Điều đó dường như làm vui lòng ông ta. Nhưng tôi vội vã bổ sung thêm rằng đó là một điều tốt nếu Manila, Hà Nội và các quốc gia tương tự cảm thấy đủ tự tin để giử

Khuấy động Biển Đông (II) : Những phản ứng ở khu vực.

Hình ảnh
Một sự thiếu thống nhất giữa các bên tranh chấp đối địch của Trung Quốc, cùng với sự yếu kém của các khuôn khổ đa phương trong khu vực, đã cản trở việc tìm kiếm một giải pháp. Báo cáo Châu Á N ° 229/Intrnational Crisis Group - 24 tháng 7 năm 2012 Theo Crisis Group BHM Lược dịch. TÓM TẮT Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á -- Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei -- đã đạt đến một bế tắc. Những quan điểm quyết đoán ngày càng tăng giữa các nước tuyên bố chủ quyền đã đẩy căng thẳng khu vực lên những tầm cao mới. Do dự trử tiềm năng hydrocarbon và việc suy giảm trữ lượng cá , Việt Nam và Philippines nói riêng đang ở vào một tư thế đối đầu với Trung Quốc. Tất cả các bên tuyên bố đều đang mở rộng các khả năng quân sự và khả năng thực thi pháp luật, trong khi chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng ở mỗi nước đang trao sự tự tin cho phe bảo thủ thúc đẩy một lập trường cứng rắn hơn đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Ngoài ra, các bên tuyên bố

Con đường giải quyết vấn đề tranh chấp Nam Hải (biển Đông) - "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông

Hình ảnh
Cái thành phố Tam Sa mới đẻ ra kia lại một lần nữa cưỡng hóa ấn tượng đối với chúng ta – một ấn tượng sai lầm và tai hại về cái “ biên giới Trung Quốc” không tồn tại ấy. Nguyên nhân là vì cái Nam Hải này trước nay chưa từng thuộc về Trung Quốc. [caption id="attachment_4261" align="alignleft" width="300"] Phi đạo hiện tại trên đảo Phú Lâm.[/caption] Zhou Fang , ngày 28 Tháng Sáu, 2012../19:57 Bản dịch chính thức của Hu Zi. BHM chỉnh sửa một số đoạn, có phụ chú nguyên bản tiếng Hán. Một vài nơi có phụ chú nhưng không chỉnh sửa để tiện theo dỏi. Chủ nghĩa yêu nước cũng cần phải thực sự cầu thị ( dựa vào thực tế giải quyết), nếu không cũng chỉ là mong ước viển vông, không ai phục tùng cái tà ý (意淫) đó cả. Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển chung của quốc tế (国际公海) ? Vấn đề này cần phải dựa vào thực tế để giải quyết, trong lịch sử loài người, chỉ có một quốc gia đã từng ôm trọn đại dương mà không có ai tranh chấp cùng, đó chính là cường quốc đ