Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH LUẬN

Hoa kỳ cần chiến lược mới ở biển Đông để kềm chế Bắc kinh

Hình ảnh
Một chiếc tàu Tuần duyên Trung Quốc gần một tàu Tuần dương Việt Nam (dưới) ở biển Đông, khoảng 130 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, ngày 14 tháng 5, 2014. NGUYỄN MINH / REUTERS  JENNIFER HARRIS. Ngày 7/17/16 . Theo News Week Trần H Sa lược dịch Hôm thứ Ba, Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc đã phát hành phán quyết cuối cùng trong một vụ kiện cực kỳ quan trọng giữa Philippines và Trung Quốc về yêu sách tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Sự kiện với sự quan tâm mãnh liệt mang tính toàn cầu , vụ kiện kéo dài ba năm trở nên đáp ứng cho loại hình một Trung quốc có sức mạnh đang lên có ý định trở thành tên đầu sỏ.

Sai lầm của Washington với Bắc Kinh

Hình ảnh
Thái độ đạo đức giả của Mỹ ở Biển Đông. Binh lính của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) tuần tra gần một tấm biển trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa, 09 tháng 2, 2016. Tấm biển ghi "Nam Sa là đất của chúng tôi, thiêng liêng và bất khả xâm phạm."   Ali Wyne. 14, Tháng 7 2016 .Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch Vào ngày 12 tháng bảy, trong một phán quyết được chờ đợi từ lâu, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã quyết định nhất trí ủng hộ Philippines, quốc gia đệ trình một vụ kiện 15 điểm đến tòa án vào tháng 1 năm 2013, phản đối nhiều yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông. Tòa án đồng ý với Philippines rằng "Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines" qua việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và hạn chế sự đi lại của các nhà thám hiểm dầu khí người Philippines và ngư dân Phi trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, trong số những vi phạm khác. Quan trọng nhất, tòa án k

Ngày phán xét cuối cùng : Tòa án Trọng tài ra phán quyết về biển Đông

Hình ảnh
Các tính năng ở Trường sa bị Trung quốc cưỡng chiếm : Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi. CSIS.Ngày 12 tháng bảy năm 2016. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trần H Sa lược dịch Hôm nay, Hội đồng trọng tài tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đưa ra một phán quyết được chờ đợi từ lâu về vụ kiện của Manila chống lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tòa án gồm năm thẩm phán được thành lập theo quy định giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tố tụng, phán quyết của nó là tối hậu và mang tính ràng buộc pháp lý.

Cáo buộc của Trung quốc và sự vô tư của tòa án The Hague

Hình ảnh
Trung Quốc đã bí mật vận động với tòa án trọng tài để loại bỏ đơn kiện của Philippines về Biển Đông. Nhưng tòa án đã lịch sự từ chối tiếp xúc The Hague   Alfredo C. Robles, Jr. Ngày 10 tháng 7 năm 2016 . Theo Robles Raissa Trần H Sa lược dịch Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch ngoại giao của mình chống lại sự phân xử của trọng tài. Trong vài tháng qua Trung Quốc thậm chí đã nhắm mục tiêu vào các thành viên của Tòa án, buộc tội họ "không công bằng", "bất cẩn" và "vô trách nhiệm" . May mắn, chúng tôi không công nhận sự giận dử bất thường này phát xuất từ một thành viên của Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mà nó có nguồn gốc từ một phó Vụ  trưởng V ụ  Biên giới và H ải  dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Mặc dù vấn đề lịch sự có lẽ là xa vời, không có trong tâm trí của Xiao Jianguo, ông ta phải nhớ rằng cần có một chút ít ỏi giải thích về những lời buộc tội nghiêm trọng như vậy, là điều cần thiết.

Hải quân Mỹ thị uy ở biển Đông

Hình ảnh
Tàu khu trục Hải quân Mỹ thị uy bên các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông Nhóm tàu nổi ở Thái bình dương (PAC SAG) 2016 (Ảnh: MC1 Jay Pugh / Hải quân)  David Larter, Navy Times ngày 06 tháng 7 năm 2016. Theo Defendse News Trần H Sa lược dịch Tàu khu trục của hải quân Mỹ đã lặng lẽ thản nhiên chạy ngang qua một số hòn đảo nhân tạo và các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong những tuần gần đây trước một phán quyết về các tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông. Hai tuần qua, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đều đã tuần tra gần các tính năng mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở bãi cạn Scarborough và trong quần đảo Trường Sa, theo hai quan chức quốc phòng cho biết.

Liên minh Quốc phòng Mỹ-Philippines

Hình ảnh
Eleanor Albert , 29 tháng 6 / 2016. Theo Hôị đồng Quan hệ Đối ngoại ( CRF ) Trần H Sa lược dịch Giới thiệu Hoa Kỳ và Philippines có một mối quan hệ an ninh lâu dài và phức tạp. Dựa trên một hiệp ước quốc phòng được kiến tạo trong những năm đầu thời Chiến tranh Lạnh, Washington và Manila tiến hành tập trận chung và các hình thức đào tạo quân sự khác để tăng cường sự sẵn sàng của các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng và những thảm họa nhân đạo. Mối quan hệ cũng được xem là một trụ cột trong chiến lược tái cân bằng sang châu Á của Mỹ. Quân đội Mỹ cung cấp an ninh sống còn cho Philippines vào thời điểm căng thẳng về chủ quyền hàng hải và sự lo lắng kéo dài ở lực lượng vũ trang trong nước. Liên minh cũng cho phép Hoa Kỳ một chỗ đứng để phát huy tốt hơn sự ổn định và hòa bình trong một khu vực ngày càng biến động.

Tình bằng hửu Trung quốc - Mỹ , đến bao giờ ?

Hình ảnh
Xin lỗi nhé, các bằng hửu : Trung Quốc và Mỹ chẵng bao giờ trở thành đồng minh mãi mãi Trong những năm đầu thập niên 1990, Trung Quốc không có những loại vũ khí giống như thứ vũ khí dẫn đường chính xác của Mỹ mà đã giúp Mỹ tiêu diệt lực lượng Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh . HARRY KAZIANIS . 29 THÁNG 6 2016 . Theo ASIA TIMES Trần H Sa lược dịch Đối với những ai theo dỏi, thậm chí chỉ tình cờ, cuộc chạy đua gây ảnh hưởng quyền lực trên lãnh vực chính trị quốc tế, chắc chắn chỉ có một thực tế là - không có một tình huống nào là có khuynh hướng vĩnh cửu. Đi xa hơn một bước nữa, những gì mang các quốc gia ngồi lại với nhau trong một cái gọi là "đối tác chiến lược" hay thậm chí là một liên minh kiểu cũ cũng không thể kéo dài hoặc có vẻ mạnh mẽ như bạn nghĩ.

Tàu chiến Hoa Kỳ và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đại quy mô ở Thái Bình Dương

Hình ảnh
Các thuỷ thủ chờ đợi để phục vụ một chiếc Super Hornet F / A 18 với những hoạt động bay trên tàu USS John C. Stennis, trong một cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Ấn-Nhật ở Biển Philippines. Kirk Spitzer/ USA TODAY Kirk Spitzer, USA Today 14:31 EDT 28 Tháng 6 2016. Defense News Trần H Sa lược dịch TOKYO - Những chiếc tàu chiến với mức kỷ lục gồm 26 quốc gia - trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc - cùng đổ về gần Hawaii trong tuần này cho một loạt diển tập quân sự kéo dài năm tuần để tăng cường an ninh quốc tế, hợp tác  thiện chí  trên biển khơi. Vâng, chúc may mắn với điều đó. Cuộc tập trận có quy mô lớn trên vùng biển Thái Bình Dương (RIMPAC) sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng và cạnh tranh ngày càng tăng trong vùng biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ bao gồm tàu ​​chiến từ ít nhất của bảy quốc gia cạnh tranh nhau về yêu sách chủ quyền hoặc lợi ích ở khu vực. Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC, được tổ chức hai năm một lần, chỉ mới lần thứ hai.

Lực lượng dân quân Biển của Trung quốc

Hình ảnh
Nó là cái gì và làm sao để đối phó với nó Các tàu đánh cá rời bến ở tỉnh Chiết Giang , Trung quốc. Tháng 9 năm 2012./ STRINGER / REUTERS   Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy.. 23 Tháng Sáu 2016. Theo Foreign Affair Trần H Sa lược dịch Tháng Mười năm ngoái, khi tàu khu trục Mỹ, USS Lassen, tiếp cận Subi Reef, một hòn đảo nhân tạo được xây dựng bởi Trung Quốc ở Biển Đông, một số tàu buôn và thuyền đánh cá Trung Quốc lượn lờ chung quanh nó, dường như đã biết trước sự tiếp cận của USS Lassen. Lassen lúc đó đang thực hiện một hoạt động tự do hàng hải , có nghĩa là chứng minh cam kết của Hoa Kỳ đối với việc duy trì tiếp cận mở với khu vực, trong đó có nhiều yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc đã xử dụng một nguồn lực khác thường để quãng bá sự phản đối của mình đối với chuyến đi: những con tàu mà đội hình có vẻ như dân sự, nhưng rất có khả năng đã thực sự dược kiểm soát bởi các lực lượng do nhà nước đở đầu, nhận lệnh từ quân đội Trung Quốc.

Viễn cảnh của Đông Nam Á trước sự cạnh tranh Mỹ-Trung

Hình ảnh
CFR .23 Tháng Sáu 2016. Theo CFR Trần H Sa lược dịch Vào tháng Tư năm 2016, Tổ chức quốc tế của Hội đồng quan hệ đối ngoại, chương trình Quản trị toàn cầu và Viện Chính sách Quốc tế Lowy có trụ sở ở Australia đã tổ chức một hội thảo về viễn cảnh của Đông Nam Á trước sự cạnh tranh Mỹ-Trung . Hội thảo đã được thực hiện bởi sự hỗ trợ của Quỹ tài trợ Robina. Những quan điểm được mô tả ở đây chỉ là của những người tham gia hội thảo và không phải là quan điểm của CFR, Viện, hoặc Quỹ tài trợ Robina. Hội đồng Quan hệ đối ngoại không có quan điểm của tổ chức về vấn đề chính sách và không đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra, các quy định chính sách được đề xuất là quan điểm của cá nhân tham gia và không nhất thiết đại diện cho một sự đồng thuận của các thành viên tham dự.

Tấn công bằng Xung điện từ ( EMP) .

Hình ảnh
Tiến sĩ James Jay Carafano, Tiến sĩ Richard Weitz. 17 tháng 11 2010. Trích từ Heritage Foundation Trần H Sa lược dịch Hầu hết người Mỹ - dù là thành viên của công chúng hay là chính trị gia trong Quốc hội - đều làm ngơ hoặc không nhận thức được mối đe dọa rất thực tế của một cuộc tấn công bằng xung điện từ (EMP). Một thiết bị hạt nhân phát nổ ở độ cao trong bầu khí quyển bên trên đất liền của Mỹ, có thể dễ dàng vô hiệu hóa mạng lưới điện quốc gia - làm ngưng hoạt động gần như tất cả các hệ thống thông tin liên lạc, vận tải và hệ thống dịch vụ. Trong chốc lát, cuộc sống hàng ngày như người Mỹ thường biết, sẽ là một điều của quá khứ. Có nhiều cách để ngăn chặn sự tàn phá từ một EMP - và Mỹ phải đầu tư vào chúng ngay bây giờ trước khi quá muộn. Hai trong số các chuyên gia an ninh quốc gia ưu việt của Hoa kỳ, giải thích cách thức ngăn chặn điều tồi tệ nhất.

Aung San Suu Kyi, với gợi ý lãnh đạo ASEAN

Hình ảnh
ASEAN học hỏi tìm hướng đi cho một thời đại mới trong những toan tính của siêu cường.   Phương Nguyen. 23 Tháng Sáu 2016. Theo CSIS, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trần H Sa lược dịch Vào cuối hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc gần đây tại Côn Minh, Trung Quốc, vào ngày 13 tháng Sáu ; một cách thiếu tế nhị, Bắc Kinh đã gây áp lực lên một số thành viên ASEAN, yêu cầu họ rút lại sự hỗ trợ dành cho một thông cáo báo chí chung của ASEAN bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về những diễn biến gần đây ở Biển Đông . Sự kiện này đặt ra vấn đề căn bản về khả năng của nhóm, trong việc hòa hợp với nhau giửa những thách thức được đặt ra bởi thực tế chiến lược mới của khu vực.

Mỹ thực hiện một động thái đầy ý nghĩa ở Biển Đông

Hình ảnh
Hình ảnh : Flickr / Creative Commons. Michael Mazza. 21, tháng 06 năm 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Hôm thứ Tư, một phi đội tạm thời với bốn chiếc Growlers EA-18G của hải quân Mỹ đã được triển khai cho Philippines. Theo bộ tư lệnh Thái Bình Dương, máy bay sẽ tham gia vào việc đào tạo song phương với các phi công của Không quân Philippines và "sẽ hỗ trợ các hoạt động thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải khu vực và bảo đảm tiếp cận các lĩnh vực hàng không và hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế."

Theo dỏi sự hổ trợ Tòa án Trọng tài

Hình ảnh
    AMTI Leadership 15 THÁNG 6/ 2016. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á Trần H Sa lược dịch Chẵng bao lâu nửa phán quyết cuối cùng dự kiến sẽ được công bố​ từ Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague, phân xử vụ kiện Manila chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Có bao nhiêu quốc gia công nhận quyết định có tính ràng buộc pháp lý cho cả hai bên trong vụ kiện và kêu gọi nó cần được tôn trọng, sẽ xác định giá trị cuối cùng của nó, vì áp lực quốc tế là cơ chế thực thi duy nhất của tòa án. Trong một nỗ lực để làm chệch hướng áp lực đó, các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc vừa rộ lên rằng một số quốc gia đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh rằng tòa án thiếu thẩm quyền trong vụ kiện và phán quyết do đó không hợp lệ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng con số đã tăng lên 60 nước, nhưng đã không cung cấp được danh sách các quốc gia hay, trong hầu hết các trường hợp, bằng chứng hỗ trợ của họ.

Hải quân Trung quốc hiện đại hóa như thế nào ?

Hình ảnh
Hải quân Trung Quốc đã hiện đại hóa nhanh chóng như thế nào để cạnh tranh với Mỹ. Reuters   Alex Lockie. 18/06/2016 . Theo Business Insider Trần H Sa lược dịch Một báo cáo gần đây từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ trình bày tỉ mỉ cách hải quân của Trung Quốc, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN), đã trải qua một sự thúc đẩy hiện đại hóa gây ấn tượng sâu sắc, qua đó đặt nó gần tương đương với Mỹ. Trong thực tế, tư thế quân sự và sự thành thạo của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương đặt ra cho Mỹ một thách thức vô hình kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

5 câu chuyện hoang đường phổ biến về sức mạnh của Trung Quốc

Hình ảnh
Bắc Kinh không phải là nhân vật siêu phản diện Ảnh: Wikimedia Commons / Không quân Mỹ Bonnie S. Glaser và Matthew P. Funaiole . 16 Tháng Sáu 2016 .theo National Interest Trần H Sa lược dịch Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ một đất nước đang phát triển, bị cô lập thành một thần chết (*) kinh tế và là diễn viên toàn cầu đang nổi lên, có lẽ là sự thay đổi quyền lực quan trọng nhất đối với nền chính trị quốc tế ở thế kỷ hai mươi mốt . Nền kinh tế của nó bây giờ là lớn thứ hai trên thế giới, trong khi ngân sách quân sự tăng vọt từ 20 tỉ $ năm 1989 đến 215 tỷ $ vào năm 2015 - một số lượng lớn hơn so với ngân sách quân sự của Nga, Đức và Anh cộng lại.

Địa chính trị mới của Trung Quốc, Ấn Độ, và Pakistan

Hình ảnh
Chiếc bóng của một tham luận viên đang nhìn vào bản đồ minh họa cho dự án vĩ đại "Một Vành đai, Một Con đường" của Trung quốc, tại diển đàn Asian Financial ở Hong Kong, Trung quốc, ngày 18 tháng Giêng, 2016 (Bobby Yip/Reuters) Hội nghị chuyên đề CFR. Ngày 26, Tháng Năm, 2016. Theo Hội đồng quan hệ đối ngoại ( CFR ) Trần H Sa lược dịch Vào tháng 5 năm 2016, chương trình Châu Á của Hội đồng Quan hệ Ngoại giao (CFR) đã triệu tập một hội nghị chuyên đề về địa chính trị mới của Nam Á, có thể được thực hiện với sự hỗ trợ hào phóng của Quỷ tài trợ MacArthur . Sự kiện đã được truyền hình trực tiếp, và có thể được tìm thấy trên kênh YouTube của CFR. Những quan điểm được mô tả ở đây chỉ đại diện cho những người tham gia hội nghị chuyên đề và không đại diện cho quan điểm của CFR hoặc của Quỹ tài trợ MacArthur Foundation. Hội đồng Quan hệ đối ngoại sẽ không có quan điểm về vấn đề chính sách và không xác định tư cách của các tác giả như là nhân viên của Chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra

Đại bàng đã hạ cánh

Hình ảnh
Trung Quốc kh ông còn đứng nổi  trong thập kỷ tới. PETER LEE , 10 THÁNG SÁU 2016 . Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Quan điểm chính trị của Tổng thống, những quan tâm về sự thống trị trong ngành an ninh quân sự của Mỹ, và việc tìm kiếm một câu chuyện địa chính trị hữu ích để duy trì vai trò ngoại hạng của Mỹ như là nhà lãnh đạo thế giới, đang hội tụ tại một tiêu điểm thù địch, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Quan điểm của Trung Quốc đối với việc tái lập quan hệ Mỹ-Việt

Hình ảnh
Image: Wikimedia Commons/U.S. Navy. Yun Sun, 06 tháng sáu năm 2016. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Trần H Sa lược dịch Chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước, và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt. Trong khi phương tiện truyền thông và các nhà quan sát nói chung, đã giải thích việc tái lập quan hệ như là nhắm đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt của Bắc Kinh phần lớn là vắng bặt. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ giúp vạch ra các phản ứng tiềm năng của Trung Quốc. Quan trọng hơn, nó sẽ tiết lộ thông tin quan trọng về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng những vấn đề chính trị trong nước cùng các mục tiêu chính sách của nước mình; và ở mức độ nhỏ hơn, hiểu biết sự thật về mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.

Xem xét học thuyết của Tập Cận Bình

Hình ảnh
  Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình đọc bài phát biểu tại lễ khai mạc cuộc họp các ngoại trưởng thường kỳ lần thứ năm trong "Hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Diaoyutai State Guesthouse ở Bắc Kinh ngày 28 Tháng Tư, năm 2016. REUTERS / Kyodo News   Michael Auslin .31, tháng Năm, 2016| Theo AEI Trần H Sa lược dịch Khi Tổng thống Obama tìm kiếm thực hiện dấu nhấn cuối cùng của mình ở châu Á, viếng thăm Việt Nam và Nhật Bản vào tuần trước, ông đã đối đầu với mục tiêu chiến lược ngày càng rõ ràng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Mặc dù Xi tiếp tục tập trung vào các vấn đề trong nước, bao gồm một nền kinh tế suy yếu, những cuộc đàn áp thẳng tay vào các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với một luật lệ mới thô bạo , ông cũng đã làm cho rõ ràng rằng Trung Quốc có ý định quyết định bản chất môi trường an ninh ở Đông Á. Mặc dù chưa chính thức nói rỏ ràng như vậy, khớp nối lại, các tuyên bố của ông hình thành nên những gì có thể được gọ