Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông

Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Hình ảnh
Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10 Toshi Yoshihara. Mùa Xuân 2016. Theo U.S. Naval War College Trần H Sa lược dịch   (Xin lưu ý, các dử liệu về trận hải chiến Hoàng sa 1974 được tác giả nêu lên trong bài viết này đều dựa chủ yếu vào các tài liệu Trung quốc; tài liệu của phía VNCH không có, ngoại trừ một vài bài viết của các sĩ quan hải quân VNCH tham dự trận đánh được trình bày bằng Anh ngữ. Như tác giả đã cảnh giác "Hãy cẩn thận về phẩm chất của các nguồn tài liệu và phương pháp đang được đề cập......Do đó, những gì theo sau đó không phải là một quan điểm trung lập".  Cho n ên,  người dịch mạn phép được đánh dấu những nơi mà tài liệu TQ thiếu khách quan bằng dấu hỏi kèm mẫu tự, ví dụ (a?), mong người đọc hãy khách quan nhận xét lại theo quan điểm của mình; n goài ra c ác  ghi chú nguồn tài liệu được tác giả đánh dấu bằng các số thứ tự rải rác trong bài viết  xin theo dỏi trong bản gốc tiếng Anh ở link giới thiệu bên trên .) ------------------------------

Khủng hoảng biển Đông và "Cuộc chiến dầu lửa"

Hình ảnh
Ba tàu DDG lớp Arleigh Burke của Mỹ trong những cuộc tập trận ở Thái Bình Dương Brian Kalman, Nghiên cứu toàn cầu, 13 Tháng 1 2016. Theo GlobalRechearch Trần H Sa lược dịch. Một cuộc khủng hoảng trường kỳ với những đám mây đen báo bảo trên cả hai quy mô "khu vực và toàn cầu" đã và đang gây sốt ở Biển Đông trong những năm gần đây, giữa các bên tranh chấp một loạt các đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm và quan trọng hơn là quyền truy cập vào tài nguyên dầu và khí đốt tự nhiên có giá trị hàng nghìn tỷ USD. Tuy tranh chấp này, hoặc xác định một cách chính xác hơn, nhiều vụ tranh chấp riêng tư và lồng ghép vào nhau, đi đến mức quan trọng trong những năm gần đây; thực ra chúng đã từng là nguyên nhân tranh chấp trong nhiều thế kỷ.

Những bằng chứng sai lệch trong tranh chấp biển Đông của Trung quốc.

Hình ảnh
Bản đồ Việt Nam được vẻ vào thế kỷ 16 đã ghi chú Hoàng Sa với 2 chử Cát Vàng Những Bằng chứng Không Đáng tin và vấn đề Biển Đông, phần II Bill Hayton. Theo Viet-studies Những bằng chứng sai lệch Không ngạc nhiên khi những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Anh về tranh chấp Biển Đông, được viết bởi những tác giả Trung Quốc và dựa trên nguồn tài liệu của Trung Quốc, ủng hộ cho luận điểm của phía Bắc Kinh. Nhận định của Cheng (tr. 277) là, "có lẽ là đủ để nói rằng lập trường của Trung Quốc đối với những quần đảo tranh chấp ở Biển Đông là 'yêu sách có lý hơn'". Chiu và Park (tr.20) kết luận rằng "so với Việt Nam, yêu sách của Trung Quốc đổi với chủ quyền Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tỏ ra có sức nặng hơn”. Quan điểm của học giả Shen được thể hiện một cách rõ ràng ngay từ tiêu đề các nghiên cứu của ông: 'International Law Rules and Historical Evidence Supporting China's Title to the South China Sea Islands’ (Các quy định của luật quốc tế và bằng chứn

Yếu tố lịch sử trong những bằng chứng tranh chấp ở biển Đông.

Hình ảnh
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 . Những Bằng chứng Không Đáng tin và vấn đề Biển Đông, phần I Bill Hayton. Theo Viet-studies TÓM TẮT Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông, nhưng có rất ít tác phẩm nghiên cứu về yếu tố lịch sử của tranh chấp. Hầu hết các tác phẩm đều dựa vào một số ít các công trình nghiên cứu trong những năm 1970, 1980. Các tác phẩm này chỉ phản ánh kiến thức về vấn đề Biển Đông tại thời điểm đó. Hệ quả là bây giờ những tranh cãi về Biển Đông được đóng khung trong các thông số được thiết lập cách đây đã 40 năm. Tuy nhiên tìm hiểu một cách cẩn thận những tác phẩm đầu tiên này cho thấy đây là những nghiên cứu không dựa trên những nguồn tài liệu gốc cũng như không dựa trên bối cảnh lịch sử.

Bầu trời biển Đông chuyển mình

Hình ảnh
Nga có lập trường mơ hồ về Biển Đông Máy bay do thám Mỹ giới hạn Trung Quốc tuần tra Biển Đông Máy bay Sukhoi của Nga tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam hoan nghênh Mỹ can dự ở biển Đông? Đài Loan khánh thành hải đăng trên hòn đảo lớn nhất Trường Sa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội (Ảnh tư liệu ngày 12/11/2013) Nga có lập trường mơ hồ về Biển Đông . 09.12.2015 Không như Hoa Kỳ, điện Kremlin không bày tỏ quan điểm dứt khoát và rõ rệt về vụ tranh chấp Biển Đông, bất chấp chính sách xoay trục sang hướng Đông của Moscow, theo quan điểm của ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ở Singapore. Trong một bài viết tải lên trang mạng của tạp chí Eurasia, nhà nghiên cứu này cho rằng có hai lý do về hướng tiếp cận không thu hút nhiều sự chú ý của điện Kremlin, đó là Nga không phải là một bên có quyền lợi gắn liền với Biển Đông, và lý do thứ nhì là bởi vì Moscow k

Biển Đông, âm mưu đen tối và lý lẻ minh bạch

Hình ảnh
Thêm hậu thuẫn cho vụ kiện Biển Đông Biển Đông : Dân biểu Mỹ tố cáo Trung Quốc thiếu thành thật Chưa xác định được ‘tàu lạ’ bắn chết ngư dân Việt ở Trường Sa Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ " luật hóa " sáng kiến can thiệp Biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Makati, phía đông Manila, Philippines, ngày 12/11/2015 .  Thêm hậu thuẫn cho vụ kiện Biển Đông  04.12.2015 Philippines tiếp tục nhận thêm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông. Italy là nước mới nhất vừa lên tiếng hậu thuẫn con đường theo đuổi pháp lý của Manila trong cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng. Truyền thông Philippines loan tin tại cuộc họp ở Rome hôm 3/12, Thủ tướng Matteo Renzi và Tổng thống Sergio Mattarella của Italy đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Tổng thống Begnino Aquino về việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra nhờ tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phân xử. Trước Italy, một số nước khác cũng đã lên tiếng bày tỏ

Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và ngoại vi ( phần 2 )

Hình ảnh
PHẦN II Tính kiên định ngu xuẩn hay là chiếc Chén Thánh biệt ly? (*) Carlyle A. Thayer trình bày ở Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 với Hợp tác an ninh khu vực và phát triển, tại khách sạn Hoàng gia, Vũng Tàu, Việt Nam ; ngày 23 - 24 tháng 11, 2015. Trần H Sa lược dịch từ Viet-studies   Các vấn đề quan trọng, khó khăn và phức tạp Những quy định hợp tác và các nguyên tắc . Nhóm ASEANLChina về quy tắc ứng xử ở Biển Đông nên kết hợp " các yếu tố đề xuất của ​​ASEAN về một quy tắc ứng xử Vùng ở Biển Đông (COC) giữa các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được thông qua ngày 09 tháng 7, 2012. Đây là các yếu tố quan trọng trong một COC chung cuộc : Điều I dự thảo COC của ASEAN hàm chứa các điều khoản có ý nghĩa đặc biệt và kêu gọi các bên "tôn trọng và tuân thủ Hiến chương LHQ, UNCLOS 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và Năm Nguyên tắc cùng tồn tại hòa b

Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và Ngoại vi

Hình ảnh
PHẦN I   Tính kiên định ngu xuẩn hay là chiếc Chén Thánh biệt ly? (*) Carlyle A. Thayer trình bày ở Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 với Hợp tác an ninh khu vực và phát triển, tại khách sạn Hoàng gia, Vũng Tàu, Việt Nam ; ngày 23 - 24 tháng 11, 2015. Trần H Sa lược dịch từ Viet-studies Giới thiệu Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) lần đầu tiên được đề cập khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào ngày 04 Tháng 11, năm 2002. Điểm 10 , điểm cuối cùng trong DOC, nói : "Các bên liên quan khẳng định rằng việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và đồng ý thực hiện, trên cơ sở đồng thuận, hướng tới việc đạt được rốt ráo mục tiêu này." Từ năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các điều khoản tham chiếu của Nhóm làm việc chung ASEANLChina (JWG) về việc thực hiện đầy đủ DOC và trong năm 2011 đã thông qua các

Biển Đông, hồi ba, màn một

Hình ảnh
Nhật Bản và Mỹ đồng ý tập trận chung tại Biển Đông Biển Đông : Manila phản bác quy chế đảo của nhiều thực thể địa lý Vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông : Anh muốn làm « quan sát viên trung lập ». Trung Quốc phản đối Mỹ và Nhật tập trận ở biển Đông Philipppines yêu cầu Tòa án Trọng tài công nhận quyền khai thác ở Biển Đông Đài Loan tìm kiếm một vai trò trong vụ tranh chấp Biển Đông Tàu chiến Trung Quốc ‘chĩa súng’ vào tàu Việt Nam Nhật Bản và Mỹ đồng ý tập trận chung tại Biển Đông Một máy bay huấn luyện của hải quân Nhật bay từ Tokyo đến Manila . (Reuters) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương vừa đồng ý tiếp tục các cuộc tập trận hỗn hợp song phương, và nhất là phát huy các cuộc tập trận ở Biển Đông với các nước Đông Nam Á, giúp các nước này tăng cường năng lực trên biển. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, thỏa thuận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Đô Đốc Mỹ Harry Harris vào hôm 24/11/2015, nhằm chứng minh qua

Biển Đông hồi hai, hạ màn.

Hình ảnh
 22-11-15 Trefor Moss và Chun Han Wong, Theo Wall Street Journal Trần H Sa lược dịch ; từ Viet-studies Các quốc gia châu Á trông vào bên ngoài Asean trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Các nước như Philippines và Việt Nam dựng liên minh mới trong tranh chấp với Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN giữa 10 quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác đã kết thúc với việc ký kết tuyên bố khai sinh một cộng đồng kinh tế, nhưng không có tiến bộ thực sự về tranh chấp ở Biển Đông. Eva Tam của WSJ đã theo dỏi sát hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày.

ASEAN sang trang giửa biển Đông đầy sóng gió.

Hình ảnh
ASEAN ký thỏa thuận lịch sử Nhật Bản sẽ không gửi lực lượng tới Biển Đông Tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông được xếp cao trong nghị trình ASEAN ASEAN đồng thanh quan ngại về tranh chấp Biển Đông TQ tuyên bố ‘tự chế’ khi đối mặt với tàu chiến Mỹ ở Biển Đông Tổng thống Mỹ kêu gọi ngưng quân sự hóa biển Đông Hải Quân Mỹ có thể trở lại tuần tra ở Biển Đông tháng 12 Trung Quốc tuyên bố ‘không ngưng xây dựng’ ở biển Đông Liên Hiệp Quốc kêu gọi kiềm chế ở biển Đông ASEAN thành lập cộng đồng có hơn 600 triệu dân Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Malaysia ký vào thỏa thuận lịch sử ở Kuala Lumpur hôm 22/11 ASEAN ký thỏa thuận lịch sử 22.11.2015 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt hôm nay. Thỏa thuận có tên gọi Tuyên bố Kuala Lumpur tạo ra một cộng đồng kinh tế ASEAN, cho phép dòng chảy thương mại và nguồn vốn tự do hơn tại một khu vực với dân số là 625 triệu người với tổng sản lượng kinh tế trị gi

Dấu ấn ASEAN

Hình ảnh
. Các Bộ trưởng ASEAN quan ngại về Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama vẩy tay chào khi đến phi trường Subang tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thứ sáu 20 tháng 11, năm 2015. Obama đang ở Malaysia, nơi ông tham gia cùng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề kinh tế, thương mại, chủ nghĩa khủng bố và những tranh chấp trên Biển Đông. (Joshua Paul / Associated Press)   Associated Press ngày 20 tháng 11, 2015. Theo Washington Post Trần H Sa lược dịch KUALA LUMPUR, Malaysia - Mười nhân vật đứng đầu các nhà nước Đông Nam Á và chín nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Barack Obama, đang họp tại Malaysia để thảo luận về các vấn đề kinh tế và thương mại. Khủng bố và những tranh chấp trên Biển Đông cũng ở trên chương trình nghị sự. Ngày 20 tháng 11 năm 2015; (Tất cả theo thời gian địa phương): 08:00 sáng Cảnh sát Malaysia cho biết họ đã tăng cường an ninh đáng kể cho hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trong khu vực 'cuối tuần này giữa lúc có báo cáo c

Biển Đông hồi hai hiệp cuối

Hình ảnh
Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do lưu thông trên Biển Đông Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền Nhật 'không có quyền' nói về Biển Đông? Việt Nam và Philippines ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược Obama: TQ phải ngưng xây đảo ở Biển Đông Mỹ giúp Việt Nam nắm thông tin tình báo về biển Đông? TT Obama: Cần 'những bước táo bạo' để giảm căng thẳng Biển Đông Trung Quốc: Obama nên tránh xa vấn đề Biển Đông Thượng đỉnh APEC im lặng về Biển Đông Nhật Bản có thể phái lực lượng tới Biển Đông Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do lưu thông trên Biển Đông 13.11.2015 Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự do hàng hải và tự do bay trên không phận Biển Đông, bất chấp những bản tin tường thuật rằng các kiểm soát viên Trung Quốc đã cảnh cáo các máy bay Mỹ bay trên vùng không phận Biển Đông hồi trong tuần. Bản tin của ABC dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói rằng Trung Quốc c

Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông : Obama

Hình ảnh
Tổng thống Benigno Aquino (L) và Tổng thống Mỹ Barack Obama  đã tổ chức một cuộc họp song phương hôm thứ tư tại Manila.  17 / 11 / 2015 Theo Asia Times (Tin từ Reuters): Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hôm thứ tư rằng Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông đang tranh chấp và khẳng định cam kết của Washington đối với quốc phòng và an ninh của Philippines, một trong các bên tranh chấp. Obama, phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Manila, rằng ông mong muốn được hợp tác với tất cả các bên yêu sách trên tuyến đường hàng hải để giải quyết tranh chấp của họ. Hôm thứ Ba, Tổng thống Obama đã đến thăm một chiến thuyền tuần duyên do Mỹ tặng cho Philippines, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực.

Trung quốc phải học cách làm thế nào để được là một siêu cường

Hình ảnh
05/11/2015. Philip Stephens. Theo Finalcial Times Trần H Sa lược dịch Quốc gia đã nổi lên trong hai thập kỷ liên tiếp như là cường quốc thứ nhì chỉ đứng sau Mỹ. Khi một tàu chiến Mỹ hăng hái chạy ngang qua Biển Đông, Trung Quốc thì phản đối ngày này qua ngày khác và hàng xóm của "thị" thì hoan nghênh. Washington cho biết họ đang duy trì tự do hàng hải trong khu vực đối diện với các dự án cải tạo đất của Trung Quốc qua đó đang biến những hòn đá tranh chấp thành đảo nhân tạo. Bắc Kinh cảnh báo chống lại sự khiêu khích từ một nước bên ngoài không có yêu sách riêng trong khu vực. Còn chúng ta thì được nhắc nhở về định mệnh ảm đạm từ ý kiến của Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian.

Hoạt động tự do hàng hải quanh rạn san hô Subi của Hải quân Mỹ: Giải mã tín hiệu của Mỹ

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / US Navy 06 Tháng 11 2015, Bonnie S. Glaser, Peter A. Dutton. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch "Để đảm bảo rằng Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới hoàn toàn hiểu những gì đã diễn ra, Lầu Năm Góc nên giải thích hoạt động của mình trên cơ sở pháp lý và làm rõ loại thông điệp gì định gửi đi cho thế giới." Kể từ khi Hoa Kỳ cho tàu chạy trong vùng biển gần rạn san hô Subi , một vùng đá nửa chìm nửa nổi (LTE) mà Trung Quốc đã xây dựng thành một hòn đảo nhân tạo lớn, một số chuyên gia cáo buộc rằng Mỹ đã hoạt động vụng về bằng cách tiến hành một "đi ngang qua vô hại", ngấm ngầm cấp cho Trung Quốc một vùng lãnh hải 12 hải lý chung quanh LTE mà nó không được hưởng. Lời buộc tội này là không hợp lệ, và phản ánh một sự hiểu biết không đầy đủ về những gì như đã được thừa nhận là một yếu tố phức tạp trong Công ước Luật Biển.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có mặt tại vùng tranh chấp Biển Đông

Hình ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại một cuộc họp báo tại hội nghị  Bộ trưởng Quốc phòng Asean hội họp tại  Kuala Lumpur, Malaysia, 04 Tháng Mười Một 2015 . Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã bay tới một tàu sân bay Mỹ đang quá cảnh trong vùng Biển Đông tranh chấp vào thứ Năm và đổ lỗi cho Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, qua một chuyến viếng thăm chắc chắn sẽ càng chọc giận Bắc Kinh.

Biển Đông hồi hai hiệp một

Hình ảnh
Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm Mỹ tiết lộ lịch trình tuần tra Biển Đông : Hai lần mỗi quý 'Mỹ sẽ hoạt động bất cứ khi nào, nơi nào luật quốc tế cho phép' Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Biển Đông, đổ lỗi TQ gây căng thẳng Việt Nam đồng ý cho tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc  02.11.2015 Phản lực cơ của hải quân Trung Quốc có trang bị phi đạn tiến hành thao dượt trên khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, một động thái rõ ràng là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông

Tổng hợp tình hình liên quan Biển Đông trong tuần qua.

Hình ảnh
Tuần dương hạm USS Lassen của hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến tuần tra ở Biển Đông    Đã hết kiên nhẫn, Mỹ tuần tra Biển Đông để trấn an đồng minh RFI . Từ nhiều tháng qua, nhiều dân biểu, nghị sĩ và những tiếng nói «diều hâu» Mỹ đã cất lên thúc giục Tổng thống Barack Obama có phản ứng mạnh mẽ trước hành động thay đổi nguyên trạng Biển Đông một cách quy mô của Bắc Kinh, nhưng Nhà Trắng vẫn tỏ ra dè dặt.

Câu hỏi hết sức hóc búa : Ai sẽ kiểm soát Biển Đông?

Hình ảnh
Ảnh: Flickr / Official US Navy 29 tháng chín năm 2015, Theo Peter Harris, The Trillion-Dollar Question: Who Will Control the South China Sea? Trần Lê lược dịch Một cái nhìn trở lại lịch sử đem lại một số kết luận thú vị. Những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã chất đống những kế hoạch chiến lược mà Mỹ đã thiết lập với một con số những tình huống lúng túng thúc bách. Hoa Kỳ có nên gửi tàu chiến chạy thông qua các tuyến đường biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như là lãnh hải ? Bằng cách nào Washington có thể đưa tín hiệu kiên quyết và bảo đảm với các đồng minh trong khu vực mà không làm mếch lòng các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc ? Sự pha trộn cần phải có của ngoại giao, quân sự, và cam kết chính trị là gì ?