Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại giao

Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P IV )

Hình ảnh
Ảnh minh họa  Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016. Theo CSIS     Trần H Sa lược dịch Liên minh Mỹ-Nhật Bản và xây dựng năng lực ở Biển Đông Tác giả Taylor M. Wettach Sau một thời kỳ biến đổi dần chiến lược, liên minh Mỹ-Nhật Bản đã được tái xác nhận khi nền tảng an ninh khu vực dưới chính quyền Abe cam kết sẽ nâng cao vị thế quốc tế của Nhật Bản. Điều này đang củng cố liên minh, được minh chứng bằng việc sửa đổi Hướng dẫn Quốc phòng Mỹ-Nhật Bản, được thúc đẩy bởi một loạt các cải cách an ninh quốc gia Nhật Bản bao gồm việc giải thích lại hiến pháp để cho phép tự vệ tập thể và việc loại bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí lâu đời. Trong khi sự phát triển như vậy phản ảnh xu hướng tư tưởng của chính phủ Abe, chúng bắt nguồn từ một môi trường an ninh cạnh tranh và đặc biệt, sự nổi lên của Trung Quốc.

Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P III )

Hình ảnh
Ảnh minh họa   Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016.Theo CSIS Trần H Sa lược dịch Bắc Triều Tiên: mối đe dọa chiến lược thực sự của Nhật Bản Tác giả Alison Szalwinski Sự phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên là - bằng nhiều đo lường - thách thức an ninh trước mắt và quan trọng nhất đang đối mặt ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản vẫn còn bận tâm với tiềm năng đe dọa lâu dài gây ra bởi Trung Quốc, gây thiệt hại cho hợp tác song phương đã gia tăng, và hợp tác ba bên với Hàn Quốc, do liên quan đến Bắc Triều Tiên. Vào đầu tháng sáu năm nay, 100 học giả cao cấp của các bên liên quan ở khu vực tư nhân, các quan chức chính phủ trước đây và hiện tại của Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gặp nhau tại Tokyo trong một cuộc đối thoại cấp cao về một loạt vấn đề quan trọng cho cả hai quốc gia. Tuy nhiên, dễ thấy trong sự vắng mặt của họ, là những thảo luận về mối đe dọa được đặt ra bởi các hoạt động hiếu chiến và chương trình hạt nhân đan

Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P II)

Hình ảnh
Ảnh minh họa  Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016. Theo CSIS Trần H Sa lược dịch Tăng cường liên minh Mỹ - Nhật bản có thể ngăn chặn mà không khiêu khích Trung quốc Tác giả Justin Conrad Liên minh Mỹ-Nhật Bản cung cấp hy vọng lớn nhất và trực tiếp nhất trong việc ngăn chặn sự xâm lăng của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp. Với quyết định mới đây của Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực về các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, và sau đó là sự gia tăng hành động khiêu khích hàng hải của nó, nổi lo ngại của  Mỹ và của châu Á về một Trung Quốc hung hăng và bành trướng có thể đi tới một bước ngoặt. May mắn thay, những thay đổi gần đây trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản cung cấp một cơ hội đúng lúc để tích hợp hoàn toàn Nhật Bản vào các nhiệm vụ an ninh toàn cầu do Mỹ dẫn đầu bên ngoài châu Á. Sự hỗ trợ như vậy, cách xa "tiền tuyến" tranh chấp với Trung Quốc, có thể phục vụ như là một ngăn chặ

Quan hệ đối tác Mỹ - Nhật là Cơ chế giải quyết vấn đề khu vực.(P I)

Hình ảnh
Ảnh : CSIS Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế . 25 tháng 8 năm 2016. Theo CSIS Trần H Sa lược dịch   Liên minh Mỹ-Nhật Bản : yếu tố quyết định cho một kiến ​​trúc hợp tác giáo dục đại học ở khu vực Tác giả Annette Bradford Liên minh Mỹ-Nhật Bản phục vụ như là nền tảng của an ninh châu Á-Thái Bình Dương khi những cạnh tranh chính trị phức tạp ngày càng trở nên nguy hiểm và những thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi sự quan tâm. Giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải cải thiện sự hợp tác, không chỉ giữa các quốc gia, mà còn giữa các cộng đồng riêng biệt ý thức nhiều hơn về tính quốc tế, có khả năng tốt hơn để hiểu các giá trị của người khác, và nắm giữ sự tinh thông lớn hơn trong tư duy chiến lược. Trao đổi giửa người với người và quan hệ hợp tác giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng này. Hơn nữa, quan hệ hợp tác giáo dục có thể làm cho giáo dục địa phương hiệu quả hơn và tăng cường chất lượng của nó. Mặc dù số lượng các sáng

Tổng thống Hillary có thể đảo ngược tiến trình TPP như thế nào

Hình ảnh
Bà phản đối thỏa thuận. Nhưng nếu nó thay đổi ? Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói chuyện với những người ủng hộ ở Phoenix, Arizona. Flickr / Gage Skidmore   Simon Lester. Ngày 25 tháng 8 năm 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Sau khi giúp thúc đẩy Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi là bộ trưởng bộ Ngoại giao, bà Hillary Clinton đã thay đổi quan điểm về vấn đề này khi là một ứng cử viên tổng thống. Đối mặt với thách thức khó khăn hàng đầu từ người chỉ trích TPP, Bernie Sanders, và bây giờ là một chiến dịch tranh cử chống lại người phản đối TPP, Donald Trump, bà đã đưa ra một lập trường mạnh mẽ chống lại nó: "Thông điệp của tôi cho mọi người lao động ở Michigan và trên khắp nước Mỹ này là: Tôi sẽ ngăn chặn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giết chết công ăn việc làm hoặc cắt giảm tiền lương, bao gồm cả Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Tôi phản đối nó bây giờ, tôi sẽ phản đối sau cuộc bầu cử, và tôi sẽ phản đối nó khi là tổng thống

Thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo đối đầu với Nga

Hình ảnh
Hình Internet  Scott N. Romaniuk & Emeka T. Njoku. Tháng Tám 12, 2016. Geopolitical Monitor> Trần H Sa lược dịch Nghi ngờ về vai trò của Nhà nước Hồi giáo (IS) trong các vụ đánh bom tự sát ở gần một đồn cảnh sát ở khu vực Novoselitsky (Stavropol) đã được tăng lên bởi nhiều người vào tháng Tư năm 2016, bao gồm Mikhail Roshchin và Akhmet Yarlykapov, hai chuyên gia Nga về đạo Hồi, những người đã lập luận rằng một hoạt động như vậy là quá tốn kém cho một thành tựu ít ỏi. Sự kiện này được theo sau lời kêu gọi của IS khoảng bốn tháng trước đó rằng, những ai ủng hộ IS nên thực hiện các  cuộc tấn công thánh chiến chống lại Nga, giết chết họ "trong nhà của họ". Một thành viên đeo mặt nạ của nhóm được nhìn thấy trong một đoạn video ngắn trên phương tiện truyền thông xã hội nêu rõ, "[hảy ] nghe đây [Tổng thống Nga Vladimir] Putin, chúng tôi sẽ đến Nga và sẽ giết chết ông ngay tại nhà của ông ... Nào Các anh em, hảy thực hiện thánh chiến và tiêu diệt và chiến đấu với

Liệu Biển Đông có báo hiệu sự rối loạn cho Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh?

Hình ảnh
Thương mại đòi hỏi sự tin tưởng, và tin tưởng được xây dựng trên nguyên tắc pháp luật. Hình ảnh : vận chuyển container của Trung Quốc ở Oakland, California. Flickr / Jed Sullivan  Christine Guluzian. Ngày 16 tháng 8 năm 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Phản ứng của các quan chức Trung Quốc đối với phán quyết hồi tháng trước của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) trên Biển Đông có thể có những tác động rộng rãi cho con đường tơ lụa của Trung Quốc, một sáng kiến kinh tế mà Trung Quốc coi là một ưu tiên quốc gia hàng đầu.

Trung quốc chuẩn bị cho máy bay quân sự ở Trường sa.

Hình ảnh
Hình ảnh của CSIS. AMTI. Tháng 8 /2016 . Theo Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, CSIS Trần H Sa lược dịch Máy bay dân sự hạ cánh trên các rạn san hô Subi và Mischief lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 7, khai trương ba đường băng của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Ngoại trừ một chuyến đi ngắn ngủi của một máy bay vận tải quân sự đến Fiery Cross Reef vào đầu năm nay, không có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã triển khai máy bay quân sự tới những tiền đồn này. Nhưng việc xây dựng nhanh chóng nhằm cũng cố các nhà chứa máy bay ở cả ba tính năng chỉ ra rằng điều này có thể sẽ thay đổi. Mỗi một trong ba hòn đảo nhỏ sẽ sớm có không gian chứa máy bay cho 24 máy bay chiến đấu phản lực cộng với 3-4 chiếc máy bay lớn hơn.

Chiến tranh 'không thể tưởng tượng' với Trung Quốc của RAND

Hình ảnh
Tàu chiến Mỹ ở Biển Đông   PETER LEE trên THÁNG TÁM 12, 2016 . Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Một nghiên cứu mới do Tổng công ty RAND dành cho quân đội Mỹ trình bày các giả định có vấn đề trong khi nghiên cứu một cuộc chiến tranh lâu dài và nghiêm trọng hoặc ngắn ngủi có thể có giửa hai nước Mỹ-Trung. Bằng một cách hung hản, nó tập trung vào những tổn thất và chi phí quân sự, kinh tế; bỏ qua các tác động bi thảm của một cuộc xung đột như vậy đối với người dân của hai quốc gia này và ngay cả với những người dân ngoài cuộc . Nghiên cứu này giả định cuộc chiến sẽ không liên quan đến các sức mạnh khác, sẽ vẫn giới hạn ở Đông Á và vũ khí hạt nhân sẽ không được xử dụng. Nó chỉ chứng minh rằng Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. RAND vừa ban hành một báo cáo về "chiến tranh với Trung Quốc, suy gẩm điều không thể tưởng tượng". Theo ý kiến của tôi, nó đã làm một công việc không đủ tốt, không thể tưởng tượng là khôn ngoa

Sẽ là gì, sau khi Việt Nam khai triển tên lửa ở Trường Sa.

Hình ảnh
Bệ phóng tên lửa của Việt Nam có thể khiến Trung Quốc khai báo Vùng nhận dạng Phòng không Không ảnh cho thấy TQ đã xây dựng những nhà chứa máy bay lớn, nhỏ trên đá Chử thập, chiếm của Việt Nam.   ( Ảnh của CSIS)   HARRY KAZIANIS. NGÀY 11 THÁNG TÁM NĂM 2016 . Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Đó là điều chắc chắn xảy ra, nhưng các quốc gia ở biển Đông có yêu sách chồng lấn với nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đang bắt đầu đẩy ngược trở lại - và lần này chúng ta không nói về "chiến tranh pháp lý" hoặc "chiến tranh bêu xấu" yêu quý của tôi, mà cuối cùng bây giờ là sự tăng cường các khả năng quân sự của chính họ. Hôm qua (10/08/2016 ), Reuters báo cáo rằng Việt Nam "đã kín đáo bổ sung trên một số đảo ở biển Đông tranh chấp, các bệ phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công các đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc trên khắp tuyến đường thương mại quan trọng," dẫn lời từ các quan chức phương Tây giấu tên.

Chiến lược xung đột thường xuyên của Trung Quốc là đòn phép của kẻ khôn ngoan.

Hình ảnh
Xung đột thường xuyên trong những lãnh vực xen kẽ, phi chiến tranh, là điều phù hợp nhất cho lợi ích của Bắc Kinh. Hình ảnh : Hải quân Mỹ và tàu Malaysia trong một cuộc tập huấn. Brian Bannon.  J. Michael Cole. 09 Tháng Tám 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Tokyo đã trao cho Trung quốc một loạt kháng nghị vào cuối tuần qua liên quan đến việc tiếp tục hoạt động của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông đang tranh chấp. Nhật Bản đã tuyên bố rằng Trung Quốc vừa mới cài đặt một radar trên một dàn khí gas ngoài khơi Trung Quốc. Phản đối của  Nhật Bản xảy ra sau khi 230 tàu đánh cá và sáu tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc xâm nhập vùng tiếp giáp chung quanh quần đảo Senkaku vào ngày thứ Bảy, và hai tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải chung quanh các đảo vào ngày chủ nhật. Hôm thứ sáu, tám tàu cá và tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc như tin đã đưa cũng đi vào vùng lãnh hải chung quanh quần đảo Senkaku. Tokyo, là nơi điều hành và tuyên bố quyền sở hữu ba

Hợp tác hay cạnh tranh trong phát triển chiến lược cân bằng quân sự Mỹ-Trung ?

Hình ảnh
Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa kỳ  Barack Obama Anthony H. Cordesman. Theo Trích từ "Phát triển chiến lược trong cân bằng quân sự Mỹ-Trung ( CSIS) Trần H Sa lược dịch Nói đi đôi với làm Tuyên bố chiến lược là một chuyện. Hành động là một chuyện khác, và thường chứng tỏ là ầm ỉ hơn. Tài liệu chiến lược của Hoa Kỳ có xu hướng minh bạch hơn và rõ ràng hơn so với tài liệu của Trung Quốc. Mặc dù, một sức mạnh mới nổi khôn ngoan có nhiều lý do để thận trọng hơn so với một sức mạnh hiện có, và lịch sử của Trung Quốc trong hai thế kỷ qua chắc chắn là đã không tạo được niềm tin cho hoặc là phương Tây hoặc là các nước láng giềng.

Một cuộc chiến không tưởng tượng nổi giữa Mỹ và Trung Quốc

Hình ảnh
Một phái đoàn ngoại giao đang đợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để cùng đi đến Joint Base Andrews, bang Maryland, 30 Tháng 3 năm 2016, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân. Ảnh Jonathan Ernst / Reuters  David C. Gompert. 4 tháng 8 năm 2016 . Theo RAND Trần H Sa lược dịch Một nghiên cứu mới của RAND có tựa đề "Chiến tranh với Trung Quốc: suy gẩm và kết luận không tưởng tượng nổi" cho thấy rằng việc cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc gây nghi ngờ cho giả định rằng, Hoa Kỳ sẽ sớm chiến thắng và dứt khoát chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Báo cáo lưu ý rằng khả năng tấn công tiên tiến của mỗi bên, kết hợp với việc thu hẹp khoảng cách quân sự giữa hai bên, có thể tạo ra một cuộc chiến tranh khốc liệt, hủy diệt ghê gớm, và lại còn bị kéo dài.

Liệu Trung Quốc có thể thật sự phớt lờ Luật pháp quốc tế ?

Hình ảnh
Lịch sử cho thấy các nước nhỏ cuối cùng có thể có được thế thượng phong. Hình ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại học Quốc gia Seoul. Flickr / Hàn Quốc Richard  Javad Heydarian. 01 tháng tám năm 2016. Theo National Interesrt Trần H Sa lược dịch Trong một tiểu luận gần đây, nhà khoa học chính trị nổi tiếng Graham Allison đã  hạ thấp tầm chỉ trích của quốc tế trước sự từ chối  trắng trợn của Trung Quốc về một phán quyết pháp lý bất lợi tại The Hague. Bằng cách chỉ ra những hành vi trái pháp luật của các cường quốc hi ện nay , bài viết của ông tạo ra ấn tượng sai lầm rằng việc Trung Quốc không tuân thủ quyết định của tòa án quốc tế về cơ bản là chuyện bình thường.

Tại sao Việt Nam cần phải gây áp lực "bêu xấu" ở Biển Đông

Hình ảnh
Một tàu buồm tàu ​​do thám hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Ở hậu cảnh là một giàn khoan dầu mà Trung Quốc triển khai bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2014.  HARRY KAZIANIS . NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2016. Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Đối với những ai hy vọng rằng Trung Quốc và Philippines có thể hướng tới đàm phán sau chiến thắng của Manila tại The Hague đối với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông - cũng, có vẻ xem Trung Quốc như đang quay lại chiếc bị thủ thuật thông thường của nó. Sau khi Philippines phản ứng với những gì tôi coi như là sự kềm chế đáng khen - và hoàn toàn trái ngược với vô số tuyên bố chua cay của Trung Quốc - nhà lãnh đạo Philippines dường như cung cấp cho Bắc Kinh những gì họ từng thèm muốn nhất: các cuộc đàm phán song phương với một cái nhìn về hướng giải quyết. Manila thậm chí còn sẵn sàng gửi cựu Tổng thống Ramos đàm phán với Trung Quốc như là một phái viên đặc biệt , một vai trò mà cựu tổng thố

Việt Nam có thể là người chiến thắng tiếp theo ở Biển Đông

Hình ảnh
Đá Alison Reef (Tốc Tan) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Tốc Tan là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc Amanda Macias . Ngày 25/07/2016. Theo Business Insider Trần H Sa lược dịch Yêu sách chủ quyền cả vú lấp miệng em của Trung Quốc đối với vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông đã lảnh đủ một cú sốc lớn vào đầu tháng này sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA ) đưa ra một phán quyết mang tính bước ngoặt không thừa nhận yêu sách lãnh thổ "đường chín gạch ngang" của Trung Quốc.

Yêu sách chủ quyền hàng hải di sản của Trung Quốc

Hình ảnh
.Raul "Pete" Pedrozo. Thứ sáu 15 Tháng Bảy, 2016. Theo Lawfare Trần H Sa lược dịch Nhiều người đã viết trong vài ngày qua liên quan đến quyết định nhất trí mang tính bước ngoặt trong vụ kiện của tòa án trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc, qua đó đã hoàn toàn khước từ những yêu sách chủ quyền và những hoạt động quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi quyết định của tòa án gióng lên một hồi chuông báo tử cho đường chín gạch ngang khét tiếng của Trung Quốc và hành vi cưỡng chế của nó đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế không nên đánh mất tầm nhìn về một thực tế rằng, các yêu sách chủ quyền không thể bảo vệ được của Bắc Kinh ở Biển Đông chỉ là một phần trong một nỗ lực phối hợp của Trung Quốc, để thay đổi hiện trạng và làm thay đổi trật tự pháp lý dựa trên luật lệ mà đã quản trị các đại dương trên thế giới trong nhiều thế kỷ.

Xi quay sang phản đối trò chơi sau khi thất bại với tòa án trọng tài

Hình ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự từ chối của Trung quốc đối với phán quyết của tòa án gần đây liên quan đến Biển Đông. (Hình ảnh lấy từ đoạn phim tin tức của truyền hình Trung ương Trung Quốc)  Nikkei. 20 Tháng Bảy 2016 . Theo Nikkei Asia Review Trần H Sa lược dịch BẮC KINH / Ulaanbaatar / WASHINGTON - Bầu không khí ít thân mật khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk gặp nhau tại Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh vào tối ngày 12. Trước đó trong ngày, tòa án quốc tế ở The Hague đã phủ nhận nhiều tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Hoa kỳ cần chiến lược mới ở biển Đông để kềm chế Bắc kinh

Hình ảnh
Một chiếc tàu Tuần duyên Trung Quốc gần một tàu Tuần dương Việt Nam (dưới) ở biển Đông, khoảng 130 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, ngày 14 tháng 5, 2014. NGUYỄN MINH / REUTERS  JENNIFER HARRIS. Ngày 7/17/16 . Theo News Week Trần H Sa lược dịch Hôm thứ Ba, Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc đã phát hành phán quyết cuối cùng trong một vụ kiện cực kỳ quan trọng giữa Philippines và Trung Quốc về yêu sách tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Sự kiện với sự quan tâm mãnh liệt mang tính toàn cầu , vụ kiện kéo dài ba năm trở nên đáp ứng cho loại hình một Trung quốc có sức mạnh đang lên có ý định trở thành tên đầu sỏ.

Sai lầm của Washington với Bắc Kinh

Hình ảnh
Thái độ đạo đức giả của Mỹ ở Biển Đông. Binh lính của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) tuần tra gần một tấm biển trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa, 09 tháng 2, 2016. Tấm biển ghi "Nam Sa là đất của chúng tôi, thiêng liêng và bất khả xâm phạm."   Ali Wyne. 14, Tháng 7 2016 .Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch Vào ngày 12 tháng bảy, trong một phán quyết được chờ đợi từ lâu, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã quyết định nhất trí ủng hộ Philippines, quốc gia đệ trình một vụ kiện 15 điểm đến tòa án vào tháng 1 năm 2013, phản đối nhiều yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông. Tòa án đồng ý với Philippines rằng "Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines" qua việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và hạn chế sự đi lại của các nhà thám hiểm dầu khí người Philippines và ngư dân Phi trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, trong số những vi phạm khác. Quan trọng nhất, tòa án k