Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại giao

Học thuyết Đông Nam Á của Biden : Sửa chữa thiệt hại và sự sao lãng từ những năm Obama và Trump.

Hình ảnh
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguồn ảnh: Ảnh chính thức của Nhà Trắng, Cameron Smith Murray Hunter, Ngày 17 tháng 8 năm 2021… Theo Eurasia Review. Trần H Sa lược dịch. Khi Joe Biden nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1 năm ngoái, Đông Nam Á dường như không nằm trong danh sách ưu tiên của ông. Sau khi đưa ra định hướng trong khu vực châu Âu và Đông Á, chính quyền Biden đã đặt ra mục tiêu sửa chữa những thiệt hại trong thời Obama; và sửa chữa những gì mang bản chất mua bán của mối quan hệ đã bị sao lãng, vốn kéo dài trong những năm Trump. Biden bắt đầu tái hội nhập với khu vực bằng rất nhiều việc phải làm.

Taliban ở Afghanistan là ai?

Hình ảnh
Lực lượng Afghanistan từng che chở cho Osama bin Laden đã quét qua đất nước trong những ngày gần đây, sau khi Mỹ rút quân. Các chiến binh Taliban ăn mừng ngày Chủ nhật khi họ tiến vào Kabul….ẢNH: VICTOR J. BLUE / THE WALL STREET JOURNAL Dion Nissenbaum, ngày 16 tháng 8 năm 2021 … Theo The Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Taliban, một lực lượng Hồi giáo chính thống cai trị Afghanistan từ năm 1996 cho đến khi bị quân đội Mỹ lật đổ năm 2001, đã tiến vào thủ đô Kabul của Afghanistan hôm Chủ nhật, sau khi quét qua phần lớn đất nước trong những ngày gần đây theo sau việc Mỹ rút quân. Nhóm này đã từng che chở cho Osama bin Laden khi hắn lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, đặt ra mối đe dọa mới đối với toàn bộ trật tự chính trị và xã hội vốn được Mỹ và các đồng minh ủng hộ khi họ kết thúc hai thập kỷ chiến đấu ở Afghanistan.

Những thất bại của Mỹ ở Afghanistan là lưỡng đảng và kéo dài

Hình ảnh
Cuộc phiêu lưu ở Afghanistan đi đến một kết thúc bi thảm. Chúng ta đã học được gì? Các chiến binh Taliban đứng gác ở Kabul sau khi tiếp quản thủ đô….ẢNH: WAKIL KOHSAR / AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES Gerald F. Seib, Ngày 16 tháng 8 năm 2021. Theo The Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Ngay từ đầu cuộc phiêu lưu ở Afghanistan, các quan chức Mỹ đã cấm các cuộc đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và các thủ lĩnh Taliban, vì họ quá tự tin rằng lực lượng Hồi giáo Taliban có thể bị tiêu diệt bằng quân sự. Vào năm ngoái, chính bản thân các quan chức Mỹ đã trực tiếp đàm phán với Taliban, trong các cuộc đàm phán đó chính phủ Afghanistan là bên bị loại trừ không được tham gia. Vòng cung ngoại giao kỳ lạ đó là một vỏ bọc tốt như bất kỳ cuộc phiêu lưu dài hơi và sai lầm nào của Mỹ xuyên suốt Afghanistan, giờ đang đi đến một kết cục bi thảm, xấu xí đến mức có thể ám ảnh chính sách đối ngoại của Mỹ và nhiệm kỳ của tổng thống Biden trong một số thời gian tới.

Sự sụp đổ của Afghanistan có thể gây ra rắc rối cho kẻ thù của Mỹ.

Hình ảnh
Có một điều gì đó thường xảy ra - nếu không muốn nói là luôn luôn - xảy ra, đó là sau khi một chế độ đồng minh với Hoa Kỳ bị thay thế bởi một chế độ thù địch với nó, thì : xung đột nghiêm trọng diễn ra giữa các đối thủ của Hoa Kỳ. Hình ảnh: Reuter Mark N. Katz… Ngày 14 tháng 8 năm 2021… Theo National Interest. Trần H Sa lược dịch. Nhiều nhà quan sát, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đã dự đoán rằng sự sụp đổ của các chế độ độc tài, tham nhũng có liên minh với Hoa Kỳ, sẽ dẫn đến sự thay thế bởi các chế độ độc tài đáng sợ hơn. Các chế độ thay thế này đã, đang và sẽ thù địch với Hoa Kỳ, áp bức người dân của họ nhiều hơn, và đe dọa các nước láng giềng gần nhất của họ nhiều hơn , so với các chế độ mà họ đã lật đổ. Sự thay thế các chế độ chuyên chế thân Mỹ bằng các chế độ chống Mỹ ở Trung Quốc hồi năm 1949, ở Đông Dương năm 1975, và Iran hồi năm 1979, chỉ là một vài trong số rất nhiều trường hợp như vậy. Nếu việc Mỹ rút khỏi Afghanistan dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Kabul và s

Kế hoạch giải cứu Afghanistan

Hình ảnh
Không quá muộn để ngăn chặn một cuộc tắm máu và chiến thắng toàn diện của Taliban. Các chiến binh Taliban đứng canh gác lực lượng an ninh Afghanistan đầu hàng tại thành phố Ghazni, Afghanistan, ngày 13/8. ẢNH: GULABUDDIN AMIRI / ASSOCIATED PRESS Ban biên tập WSJ, Ngày 13 tháng 8 năm 2021.. Theo The Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Thật trớ trêu, kinh khủng, bi thảm làm sao. Hồi tháng 4 Tổng thống Biden đã chọn ngày 11 tháng 9 là hạn chót để quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan. Giờ đây, có thể vào dịp kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/9, Taliban mà một thời từng bảo vệ Osama bin Laden và từng bị Mỹ lật đổ quyền lực, có thể một lần nữa thống trị ở Kabul.

TU HÚ CON KÊU.

Hình ảnh
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Ảnh Internet Trước tiên xin mọi người đừng nhầm tựa đề "tu hú con kêu" ở trên, với truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Tuyến, một cựu giáo sư dạy văn ở trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Truyện của ông Nguyễn Quang Tuyến có tựa đề "KHI TU HÚ KÊU", chim tu hú của ông Tuyến là chim bố, còn ở đây tôi muốn nói tới tiếng kêu của chim tu hú con, loại tu hú chưa trưởng thành.

Nga, Trung Quốc và triển vọng của các căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Á

Hình ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguồn ảnh: Kremlin.ru Emil Avdaliani … Ngày 10 tháng 8 năm 2021 Theo Eurasia Review. Trần H Sa lược dịch. Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Washington được cho là đang cố gắng thiết lập lại sự hiện diện quân sự ở Trung Á, tương tự như những gì họ đã làm vào đầu những năm 2000. Mặc dù có thể hợp tác ở một mức độ nào đó với Nga trong khuôn khổ quan hệ siêu cường (và phần lớn vẫn phụ thuộc vào thiện chí của Moscow), Trung Quốc phản đối bất kỳ sự mở rộng quân sự hoặc an ninh nào của Mỹ gần tỉnh Tân Cương. Việc người Mỹ đi khỏi Afghanistan đã tạo ra một khoảng trống quyền lực. Bộ tứ Trung Quốc, Nga, Pakistan và Iran sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc Mỹ rút quân. Khu vực ít tích lũy được lợi ích nhất là Trung Á, nơi có 5 quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan; cùng với Afghanistan, tất cả đại diện cho một không gian địa lý nối liền nhau. Sự chia cắt ở khu vực này sẽ có hạ

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN CUỐI.

Hình ảnh
“Có những câu hỏi chưa được trả lời, và một số ít người biết câu trả lời.” Bảng hiệu của Tổ chức Y Tế Thế giới. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. XII. Ra khỏi bóng tối. Vào mùa xuân năm 2021, cuộc tranh luận về nguồn gốc của COVID-19 đã trở nên gay gắt đến mức các mối đe dọa chết chóc bay theo cả hai hướng.

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN VI.

Hình ảnh
Và vào giữa tháng 1, một nhóm các nhà khoa học quân sự do nhà virus học và là chuyên gia sinh hóa hàng đầu của Trung Quốc, Thiếu tướng Chen Wei, dẫn đầu, đã điều khiển các hoạt động bên trong Viện Virus học Vũ Hán. Vào năm 2012, bác sĩ chuyên khoa phổi nổi tiếng, Zhong Nanshan đã tư vấn về một trường hợp thợ mỏ bị ốm sau khi đào phân dơi ra khỏi một hang động ở huyện Mojiang. Các triệu chứng ho, sốt và khó thở của họ gợi lại đợt bùng phát dịch SARS năm 2002 nhưng cũng báo trước đại dịch COVID-19…. TPG / GETTY IMAGES. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. X. Sứ mệnh tìm kiếm thực tế ở Vũ Hán Vào đầu tháng 7 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã mời chính phủ Hoa Kỳ giới thiệu các chuyên gia cho một sứ mệnh tìm hiểu thực tế để đến Vũ Hán, một dấu hiệu của sự tiến bộ trong cuộc điều tra nguồn gốc của COVID-19 bị trì hoãn từ lâu. Những câu hỏi về sự độc lập của WHO đối với Trung Quốc, bí mật của đất nước này, và đại dịch đang hoành hành

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN V.

Hình ảnh
Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger cho biết tình trạng "mâu thuẫn" của các chuyên gia hàng đầu, những người đã phê duyệt hoặc được nhận tài trợ cho nghiên cứu 'tăng chức năng' "đóng một vai trò sâu sắc trong việc làm vẩn đục câu chuyện và gây ô nhiễm cho việc có một cuộc điều tra khách quan."… Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger cho biết tình trạng "mâu thuẫn" của các chuyên gia hàng đầu, những người đã phê duyệt hoặc nhận được tài trợ cho nghiên cứu 'tăng chức năng' "đóng một vai trò sâu sắc trong việc làm vẩn đục câu chuyện và gây ô nhiễm cho việc có một cuộc điều tra khách quan."… JABIN BOTSFORD / THE WASHINGTON POST / GETTY IMAGES. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. VIII. Cuộc tranh luận về 'tăng chức năng'. Vào ngày 3 tháng 1 năm 2020, Tiến sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nhận được

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN IV.

Hình ảnh
“Nếu đại dịch bắt đầu như một phần của vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm, thì nó có khả năng gây ra cho virus học những gì mà Three Mile Island và Chernobyl (*) đã làm đối với khoa học hạt nhân”. Đài tưởng niệm dành cho bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đã được tôn vinh như là một người tố giác ở Trung Quốc sau khi phát ra tiến nói báo động về COVID-19 vào tháng 1 năm 2020. Sau đó, ông đã chết vì căn bệnh này…. MARK RALSTON / AFP / GETTY IMAGES. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. VI. Những người ũng hộ triệt để sự đúng đắn. Vào mùa hè năm 2020, Gilles Demaneuf đã dành tới 4 giờ mỗi ngày để nghiên cứu nguồn gốc của COVID-19, trước bình minh anh tham gia các cuộc họp qua Zoom với các cộng tác viên châu Âu và không ngủ nhiều. Anh ta bắt đầu nhận được các cuộc gọi nặc danh và nhận thấy hoạt động kỳ lạ trên máy tính của mình mà anh ta cho là do sự giám sát của chính phủ Trung Quốc. Anh nói: “Chắc chắn chúng tôi đang bị giám sát.&

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN II.

Hình ảnh
Chỉ có hai phòng thí nghiệm khác trên thế giới, một ở Galveston, Texas, và một ở Chapel Hill, Bắc Carolina, đang thực hiện nghiên cứu tương tự. “Đó không phải là một tá thành phố,” ông nói. "Nó chỉ có ba nơi." Tiến sĩ Robert Redfield, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, cho biết ông đã nhận được lời đe dọa giết chết từ các nhà khoa học đồng nghiệp sau khi nói với CNN ông nghĩ rằng virus có thể đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm. “Tôi đã mong đợi điều đó từ các chính trị gia. Tôi không mong đợi điều đó từ khoa học,” ông nói… ANDREW HARNIK / GETTY IMAGES. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. II. "Một Mớ Bòng bong" Kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2019, vi rút SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 170 triệu người trên thế giới và giết chết hơn 3,5 triệu người. Cho đến ngày nay, chúng ta không biết bằng cách nào hoặc tại sao loại coronavirus mới này đột nhiên xuất hiện trong cộng đồng nhân loại. Trả lời

Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm: Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID-19. PHẦN I.

Hình ảnh
Trong suốt năm 2020, quan điểm cho rằng coronavirus mới, rò rỉ từ một phòng thí nghiệm bị cấm bàn đến. Những người dám thúc đẩy sự minh bạch về câu chuyện đó nói rằng chính trị độc hại và các chương trình nghị sự bị che giấu khiến chúng ta chìm trong bóng tối. Bên trong cuộc chiến khám phá nguồn gốc của COVID19s, Lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm… MINH HỌA BỞI MAX LÖFFLER. KATHERINE EBAN, NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 2021… Theo Vanity Fair. Trần H Sa lược dịch. I. Một nhóm được gọi là DRASTIC Gilles Demaneuf là một nhà khoa học dữ liệu làm việc ở Ngân hàng New Zealand tại Auckland. Anh ấy được chẩn đoán mắc phải Hội chứng Asperger (*) cách đây 10 năm, và tin rằng nó mang lại cho anh ấy một lợi thế về chuyên môn. Anh nói, “tôi rất giỏi trong việc tìm kiếm các mẫu trong dữ liệu, khi người khác không thấy gì”.

Châu Âu đẩy lùi Bắc Kinh với các chương trình phô diễn cơ bắp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hình ảnh
Anh và Pháp tham gia tập trận với Mỹ và các đối tác ngay ngưỡng cửa Biển Đông Một máy bay tiệm kích F-35 cất cánh từ hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth, được thiết lập để tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia ở biển Philippine. (Ảnh do Bộ Quốc phòng Anh cung cấp) FUMI MATSUMOTO và YUSUKE NAKAJIMA, Ngày 6, Tháng Tám, năm 2021 … Theo Asia Nikkei. Trần H Sa lược dịch. SYDNEY/LONDON -- Sau khi đến biển Philippine gần đây, hàng không mẫu hạm lớn nhất của Vương quốc Anh và nhóm tàu tấn công của nó được thiết lập để tham gia với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và New Zealand, cùng với các cường quốc châu Âu như Pháp, trong các cuộc tập trận gần Biển Đông.

Những ngày cuối cùng của Osama bin Laden

Hình ảnh
Tiết lộ từ các tập tin ở Abbottabad cho thấy, thủ lĩnh khủng bố đang tranh giành tính thích đáng trong một thế giới đã chuyển đổi. Lực lượng đặc nhiệm SEALS của Hải quân Hoa Kỳ đã dồn Osama bin Laden (ảnh giữa năm 1998 và dưới cùng bên phải năm 2011) vào thế cùng trong một khu phức hợp vuông vắn ở Abbottabad, Pakistan, được mô phỏng bên dưới. Bức ảnh chìm bên trong cho thấy bin Laden đang xem TV, bên trái; trên cùng bên phải, một trong những bức thư của bin Laden được thu hồi trong cuộc đột kích. ẢNH MINH HỌA CỦA SEAN MCCABE; ẢNH: GETTY IMAGES, ASSOCIATED PRESS, NGA, CIA . Peter Bergen,…Ngày 30 tháng 7 năm 2021. . Theo The Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Trong những tuần đầu tiên của năm 2011, Osama bin Laden đã rất lo lắng. Trong 5 năm, anh ta che giấu bản thân và đại gia đình của mình - vợ, con và cháu - trong một khu phức hợp có tường rào vây quanh ở Abbottabad, Pakistan, nhưng bây giờ có vẻ như nơi ẩn náu được xây dựng cẩn thận của anh ta đang bị bóc trần. Vệ s

Ấn Độ, giống như Mỹ, ngày càng mất kiên nhẫn với Trung Quốc

Hình ảnh
Các quan chức thúc đẩy thương mại và hợp tác. Rồi đến đại dịch và các cuộc đụng độ biên giới vào năm ngoái. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mamallapuram, Ấn Độ, ngày 11 tháng 10 năm 2019….ẢNH: HANDOUT / AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES. Sadanand Dhume, Ngày 22 tháng 7 năm 2021. Theo The Wall Street Journal. Trần H Sa lược dịch. Những người Ấn Độ ưa thích gấu trúc đã biến đi đâu hết rồi ? Trong hai năm qua, bài bình luận mà một thời ở đâu cũng thấy, thúc giục Ấn Độ hợp tác sâu sắc hơn với Trung Quốc và cùng nhau hướng tới việc hình thành một “thế kỷ châu Á” thống trị lục địa, đã biến mất khỏi các cuộc thảo luận của công chúng Ấn Độ. Nó khó có thể sớm xuất hiện trở lại — vì hướng đến lợi ích của Washington.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đến thăm Tây Tạng?

Hình ảnh
Thời điểm và sự im lặng ban đầu ở trên báo chí Trung Quốc về chuyến thăm cho thấy sự bất an về tính hợp pháp của sự cai trị bởi Trung Quốc ở đó. Ảnh của The Economist The Economist giải thích,…23 tháng 7 năm 2021…  Theo The Economist. Trần H Sa lược dịch. Lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao Tập Cận Bình lại lần đầu tiên chọn thăm Tây Tạng trong tuần này với tư cách là chủ tịch Trung Quốc, cũng được áp dụng cho chuyến thăm trước đó của ông ấy, với tư cách là phó chủ tịch, mười năm trước. Cả hai lần đều đánh dấu những năm kỷ niệm tròn số đáng kể về điều mà Trung Quốc coi là “ngày giải phóng hòa bình cho Tây Tạng”, vào năm 1951. Đó là năm của “thỏa thuận 17 điểm”. Theo thỏa thuận này, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn trẻ – lúc đó là nhà lãnh đạo chính trị cũng như lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng – đã nhượng lại chủ quyền đối với Tây Tạng cho Trung Quốc, để đổi lấy lời hứa về quyền tự trị. Nhưng thỏa thuận, chưa bao giờ được Trung Quốc tôn trọng và chấp nhận đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngườ

Thương mại Mỹ-Trung bùng nổ như thể virus, thuế quan chưa bao giờ xảy ra.

Hình ảnh
Trung Quốc mua nhiều hàng hóa nông sản hơn; Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh. Liên đoàn bán lẻ cho biết hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ đang 'tăng cao hơn rất nhiều'. Photographer: Qilai Shen/Bloomberg Eric Martin và James Mayger, 22 tháng 7, 2021. Theo Bloomberg. Trần H Sa lược dịch. Trung Quốc và Mỹ đang vận chuyển hàng hóa cho nhau với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm, khiến mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới trông như thể cuộc chiến thuế quan kéo dài và đại dịch chưa từng xảy ra.

Biden liên tục chọc tức Trung Quốc, và Bắc Kinh đang lúng túng đẩy lùi.

Hình ảnh
Các cáo buộc về hack và các động thái khác của chính quyền Biden đã gây ngạc nhiên và tức giận cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ đang đẩy lùi bằng các hành động trừng phạt và các bài viết đả kích của riêng họ. Một màn hình hiển thị bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một ngã tư ở Bắc Kinh trong tháng này. Qua sáu tháng nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa tìm ra được một chiến lược hiệu quả để chống lại cách tiếp cận của Mỹ. Credit…Mark Schiefelbein / Associated Press. Steven Lee Myers và Amy Qin, Ngày 20 tháng 7 năm 2021… Theo The New York Times. Trần H Sa lược dịch. Từ quan điểm của Trung Quốc, những cú đánh từ Hoa Kỳ cứ tiếp tục đến. Các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu đối với cuộc đàn áp ở Tân Cương. Một cảnh báo cho các doanh nghiệp quốc tế về khí hậu xấu đi ở Hồng Kông. Từ chối thị thực nhập cảnh cho sinh viên và các nhà nghiên cứu, do bị nghi ngờ có liên quan đến Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Trung Quốc là nạn nhân mới nhất của vấn đề Hồi giáo Pakistan

Hình ảnh
Hậu quả của vụ tấn công xe buýt hôm thứ Tư, khiến 12 người thiệt mạng, chín người trong số đó là người Trung Quốc (Ảnh: AFP qua Getty Images) Kunwar Khuldune Shahid,…Ngày 19 tháng 7 năm 2021, … Theo The Spectator. Trần H Sa lược dịch. Chín kỹ sư Trung Quốc đã thiệt mạng trong một vụ nổ gần đập thủy điện Dasu của Pakistan vào thứ Tư tuần trước. Ban đầu chính phủ nói rằng xe buýt của họ bị 'hỏng máy' khiến nó lao xuống khe núi, nhưng sau khi Bắc Kinh quyết định gửi các nhà điều tra của riêng mình đến hiện trường, cuối cùng các quan chức thừa nhận rằng tai nạn là do một cuộc tấn công khủng bố .