Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông

Sẽ là gì, sau khi Việt Nam khai triển tên lửa ở Trường Sa.

Hình ảnh
Bệ phóng tên lửa của Việt Nam có thể khiến Trung Quốc khai báo Vùng nhận dạng Phòng không Không ảnh cho thấy TQ đã xây dựng những nhà chứa máy bay lớn, nhỏ trên đá Chử thập, chiếm của Việt Nam.   ( Ảnh của CSIS)   HARRY KAZIANIS. NGÀY 11 THÁNG TÁM NĂM 2016 . Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Đó là điều chắc chắn xảy ra, nhưng các quốc gia ở biển Đông có yêu sách chồng lấn với nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đang bắt đầu đẩy ngược trở lại - và lần này chúng ta không nói về "chiến tranh pháp lý" hoặc "chiến tranh bêu xấu" yêu quý của tôi, mà cuối cùng bây giờ là sự tăng cường các khả năng quân sự của chính họ. Hôm qua (10/08/2016 ), Reuters báo cáo rằng Việt Nam "đã kín đáo bổ sung trên một số đảo ở biển Đông tranh chấp, các bệ phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công các đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc trên khắp tuyến đường thương mại quan trọng," dẫn lời từ các quan chức phương Tây giấu tên.

Liệu Trung Quốc có thể thật sự phớt lờ Luật pháp quốc tế ?

Hình ảnh
Lịch sử cho thấy các nước nhỏ cuối cùng có thể có được thế thượng phong. Hình ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại học Quốc gia Seoul. Flickr / Hàn Quốc Richard  Javad Heydarian. 01 tháng tám năm 2016. Theo National Interesrt Trần H Sa lược dịch Trong một tiểu luận gần đây, nhà khoa học chính trị nổi tiếng Graham Allison đã  hạ thấp tầm chỉ trích của quốc tế trước sự từ chối  trắng trợn của Trung Quốc về một phán quyết pháp lý bất lợi tại The Hague. Bằng cách chỉ ra những hành vi trái pháp luật của các cường quốc hi ện nay , bài viết của ông tạo ra ấn tượng sai lầm rằng việc Trung Quốc không tuân thủ quyết định của tòa án quốc tế về cơ bản là chuyện bình thường.

Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, tự vấy bẩn vào lưng của mình

Hình ảnh
Hàng chục ngàn người tham dự đám tang chở xác của Kem Ley, một nhân vật chống chính phủ và là người đứng đầu của một nhóm được ũng hộ tích cực ở nông thôn, "Khmer dành cho người Khmer", người đã bị bắn chết vào ngày 10 tháng 7, ở thành phố quê hương của ông, tại Phnom Penh, Campuchia ngày 24 tháng 7 năm 2016. REUTERS / Samrang Pring   PETER LEE trên NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2016 . Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Bằng việc hỗ trợ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông tại hội nghị ASEAN vừa qua tại Lào, và bị cáo buộc ám sát ông Kem Ley, một nhà phê bình gay gắt chế độ, có vẻ như Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã vẽ mắt của một con bò trên lưng của mình. Nhưng nó sẽ mất một hoặc hai năm để khám phá nếu những đối thủ của ông có thể tìm ra chứng cớ. Tại Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Lào vào ngày 24 tháng 7, sự không khoan nhượng của Campuchia vì lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề lớn lao vì nó thường như vậy.

Tại sao Việt Nam cần phải gây áp lực "bêu xấu" ở Biển Đông

Hình ảnh
Một tàu buồm tàu ​​do thám hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Ở hậu cảnh là một giàn khoan dầu mà Trung Quốc triển khai bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2014.  HARRY KAZIANIS . NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2016. Theo Asia Times Trần H Sa lược dịch Đối với những ai hy vọng rằng Trung Quốc và Philippines có thể hướng tới đàm phán sau chiến thắng của Manila tại The Hague đối với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông - cũng, có vẻ xem Trung Quốc như đang quay lại chiếc bị thủ thuật thông thường của nó. Sau khi Philippines phản ứng với những gì tôi coi như là sự kềm chế đáng khen - và hoàn toàn trái ngược với vô số tuyên bố chua cay của Trung Quốc - nhà lãnh đạo Philippines dường như cung cấp cho Bắc Kinh những gì họ từng thèm muốn nhất: các cuộc đàm phán song phương với một cái nhìn về hướng giải quyết. Manila thậm chí còn sẵn sàng gửi cựu Tổng thống Ramos đàm phán với Trung Quốc như là một phái viên đặc biệt , một vai trò mà cựu tổng thố

Việt Nam có thể là người chiến thắng tiếp theo ở Biển Đông

Hình ảnh
Đá Alison Reef (Tốc Tan) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Tốc Tan là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc Amanda Macias . Ngày 25/07/2016. Theo Business Insider Trần H Sa lược dịch Yêu sách chủ quyền cả vú lấp miệng em của Trung Quốc đối với vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông đã lảnh đủ một cú sốc lớn vào đầu tháng này sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA ) đưa ra một phán quyết mang tính bước ngoặt không thừa nhận yêu sách lãnh thổ "đường chín gạch ngang" của Trung Quốc.

Yêu sách chủ quyền hàng hải di sản của Trung Quốc

Hình ảnh
.Raul "Pete" Pedrozo. Thứ sáu 15 Tháng Bảy, 2016. Theo Lawfare Trần H Sa lược dịch Nhiều người đã viết trong vài ngày qua liên quan đến quyết định nhất trí mang tính bước ngoặt trong vụ kiện của tòa án trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc, qua đó đã hoàn toàn khước từ những yêu sách chủ quyền và những hoạt động quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi quyết định của tòa án gióng lên một hồi chuông báo tử cho đường chín gạch ngang khét tiếng của Trung Quốc và hành vi cưỡng chế của nó đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế không nên đánh mất tầm nhìn về một thực tế rằng, các yêu sách chủ quyền không thể bảo vệ được của Bắc Kinh ở Biển Đông chỉ là một phần trong một nỗ lực phối hợp của Trung Quốc, để thay đổi hiện trạng và làm thay đổi trật tự pháp lý dựa trên luật lệ mà đã quản trị các đại dương trên thế giới trong nhiều thế kỷ.

Xi quay sang phản đối trò chơi sau khi thất bại với tòa án trọng tài

Hình ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự từ chối của Trung quốc đối với phán quyết của tòa án gần đây liên quan đến Biển Đông. (Hình ảnh lấy từ đoạn phim tin tức của truyền hình Trung ương Trung Quốc)  Nikkei. 20 Tháng Bảy 2016 . Theo Nikkei Asia Review Trần H Sa lược dịch BẮC KINH / Ulaanbaatar / WASHINGTON - Bầu không khí ít thân mật khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk gặp nhau tại Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh vào tối ngày 12. Trước đó trong ngày, tòa án quốc tế ở The Hague đã phủ nhận nhiều tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Hoa kỳ cần chiến lược mới ở biển Đông để kềm chế Bắc kinh

Hình ảnh
Một chiếc tàu Tuần duyên Trung Quốc gần một tàu Tuần dương Việt Nam (dưới) ở biển Đông, khoảng 130 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, ngày 14 tháng 5, 2014. NGUYỄN MINH / REUTERS  JENNIFER HARRIS. Ngày 7/17/16 . Theo News Week Trần H Sa lược dịch Hôm thứ Ba, Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc đã phát hành phán quyết cuối cùng trong một vụ kiện cực kỳ quan trọng giữa Philippines và Trung Quốc về yêu sách tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Sự kiện với sự quan tâm mãnh liệt mang tính toàn cầu , vụ kiện kéo dài ba năm trở nên đáp ứng cho loại hình một Trung quốc có sức mạnh đang lên có ý định trở thành tên đầu sỏ.

Sai lầm của Washington với Bắc Kinh

Hình ảnh
Thái độ đạo đức giả của Mỹ ở Biển Đông. Binh lính của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) tuần tra gần một tấm biển trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa, 09 tháng 2, 2016. Tấm biển ghi "Nam Sa là đất của chúng tôi, thiêng liêng và bất khả xâm phạm."   Ali Wyne. 14, Tháng 7 2016 .Theo Foreign Affairs Trần H Sa lược dịch Vào ngày 12 tháng bảy, trong một phán quyết được chờ đợi từ lâu, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã quyết định nhất trí ủng hộ Philippines, quốc gia đệ trình một vụ kiện 15 điểm đến tòa án vào tháng 1 năm 2013, phản đối nhiều yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông. Tòa án đồng ý với Philippines rằng "Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines" qua việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và hạn chế sự đi lại của các nhà thám hiểm dầu khí người Philippines và ngư dân Phi trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, trong số những vi phạm khác. Quan trọng nhất, tòa án k

Ngày phán xét cuối cùng : Tòa án Trọng tài ra phán quyết về biển Đông

Hình ảnh
Các tính năng ở Trường sa bị Trung quốc cưỡng chiếm : Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi. CSIS.Ngày 12 tháng bảy năm 2016. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trần H Sa lược dịch Hôm nay, Hội đồng trọng tài tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đưa ra một phán quyết được chờ đợi từ lâu về vụ kiện của Manila chống lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tòa án gồm năm thẩm phán được thành lập theo quy định giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tố tụng, phán quyết của nó là tối hậu và mang tính ràng buộc pháp lý.

Trung Quốc đối đầu với Philippines: Thua ở cái gì trong phán quyết tại The Hague

Hình ảnh
Thời điểm cho Bắc Kinh cảm nhận hậu quả từ hành vi tồi tệ của nó. Hình ảnh : Tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường, USS Anzio . Flickr / Hải quân Mỹ   Gordon G. Chang. 11 tháng 7 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã công bố - nhiều lần - nó sẽ bỏ qua phán quyết của một ủy ban được triệu tập bởi Tòa án Trọng tài Thường trực trong vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc . Ủy ban, Bắc Kinh cho biết , là một "tòa án lạm dụng luật pháp", vụ kiện là một "trò hề", sự phân xử "có ý nghĩa không có gì nhiều hơn một mảnh giấy vụn". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói về phán quyết, "Chúng tôi sẽ không chấp nhận nó hoặc công nhận nó. "

Cáo buộc của Trung quốc và sự vô tư của tòa án The Hague

Hình ảnh
Trung Quốc đã bí mật vận động với tòa án trọng tài để loại bỏ đơn kiện của Philippines về Biển Đông. Nhưng tòa án đã lịch sự từ chối tiếp xúc The Hague   Alfredo C. Robles, Jr. Ngày 10 tháng 7 năm 2016 . Theo Robles Raissa Trần H Sa lược dịch Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch ngoại giao của mình chống lại sự phân xử của trọng tài. Trong vài tháng qua Trung Quốc thậm chí đã nhắm mục tiêu vào các thành viên của Tòa án, buộc tội họ "không công bằng", "bất cẩn" và "vô trách nhiệm" . May mắn, chúng tôi không công nhận sự giận dử bất thường này phát xuất từ một thành viên của Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mà nó có nguồn gốc từ một phó Vụ  trưởng V ụ  Biên giới và H ải  dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Mặc dù vấn đề lịch sự có lẽ là xa vời, không có trong tâm trí của Xiao Jianguo, ông ta phải nhớ rằng cần có một chút ít ỏi giải thích về những lời buộc tội nghiêm trọng như vậy, là điều cần thiết.

Tòa án quốc tế phán quyết về tranh chấp hàng hải ở Biển Đông

Hình ảnh
USS John C. Stennis (CVN 74) rời Manila, Philippines , sau khi một chuyến thăm cảng. Cung cấp một lực lượng  sẵn sàng trong việc hỗ trợ an ninh và ổn định ở   Ấn độ - Châu Á-Thái Bình Dương, John C. Stennis   hoạt động   như một phần của Hạm đội Great Green   được Hạm đội 7   triển khai thường xuyên theo lịch trình.  (Ảnh của Hải quân Mỹ /  Mass Communication Specialist Seaman Tomas  Compian / Phát hành)  Jim Garamone , 08 tháng 7 năm 2016. Theo Bộ Quốc phòng Hoa kỳ Trần H Sa lược dịch WASHINGTON, 08 tháng 7 năm 2016 - Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan sẽ sớm ra phán quyết về việc giải thích pháp luật quốc tế trong việc quản lý các khiếu nại hàng hải ở Biển Đông, và các quan chức Mỹ đã hối thúc Trung Quốc chấp nhận phán quyết của tòa án, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng nói với Quốc hội ngày hôm qua. Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ quyết định một vụ kiện do Philippines đệ trình vào năm 2013 về vấn đề bãi cạn Scarborough. Cả Philippines lẫn Trung Quốc

Hải quân Mỹ thị uy ở biển Đông

Hình ảnh
Tàu khu trục Hải quân Mỹ thị uy bên các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông Nhóm tàu nổi ở Thái bình dương (PAC SAG) 2016 (Ảnh: MC1 Jay Pugh / Hải quân)  David Larter, Navy Times ngày 06 tháng 7 năm 2016. Theo Defendse News Trần H Sa lược dịch Tàu khu trục của hải quân Mỹ đã lặng lẽ thản nhiên chạy ngang qua một số hòn đảo nhân tạo và các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong những tuần gần đây trước một phán quyết về các tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông. Hai tuần qua, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đều đã tuần tra gần các tính năng mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở bãi cạn Scarborough và trong quần đảo Trường Sa, theo hai quan chức quốc phòng cho biết.

Thời điểm để thiết lập kiểm soát các hoạt động ở hải ngoại

Hình ảnh
Yang Chung-han 楊宗翰 Thứ Tư, 06, tháng Bảy năm 2016. Theo TAIPEI TIMES Trần H Sa lược dịch Một nhà máy thép thuộc Formosa Plastics Group (FPG) đã thải ra một hợp chất hóa học độc hại dọc dài theo 193km bờ biển ở miền Trung Việt Nam, gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vào tháng tư và làm cho người dân địa phương bị ngộ độc.

Tàu chiến Hoa Kỳ và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đại quy mô ở Thái Bình Dương

Hình ảnh
Các thuỷ thủ chờ đợi để phục vụ một chiếc Super Hornet F / A 18 với những hoạt động bay trên tàu USS John C. Stennis, trong một cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Ấn-Nhật ở Biển Philippines. Kirk Spitzer/ USA TODAY Kirk Spitzer, USA Today 14:31 EDT 28 Tháng 6 2016. Defense News Trần H Sa lược dịch TOKYO - Những chiếc tàu chiến với mức kỷ lục gồm 26 quốc gia - trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc - cùng đổ về gần Hawaii trong tuần này cho một loạt diển tập quân sự kéo dài năm tuần để tăng cường an ninh quốc tế, hợp tác  thiện chí  trên biển khơi. Vâng, chúc may mắn với điều đó. Cuộc tập trận có quy mô lớn trên vùng biển Thái Bình Dương (RIMPAC) sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng và cạnh tranh ngày càng tăng trong vùng biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ bao gồm tàu ​​chiến từ ít nhất của bảy quốc gia cạnh tranh nhau về yêu sách chủ quyền hoặc lợi ích ở khu vực. Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC, được tổ chức hai năm một lần, chỉ mới lần thứ hai.

Lực lượng dân quân Biển của Trung quốc

Hình ảnh
Nó là cái gì và làm sao để đối phó với nó Các tàu đánh cá rời bến ở tỉnh Chiết Giang , Trung quốc. Tháng 9 năm 2012./ STRINGER / REUTERS   Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy.. 23 Tháng Sáu 2016. Theo Foreign Affair Trần H Sa lược dịch Tháng Mười năm ngoái, khi tàu khu trục Mỹ, USS Lassen, tiếp cận Subi Reef, một hòn đảo nhân tạo được xây dựng bởi Trung Quốc ở Biển Đông, một số tàu buôn và thuyền đánh cá Trung Quốc lượn lờ chung quanh nó, dường như đã biết trước sự tiếp cận của USS Lassen. Lassen lúc đó đang thực hiện một hoạt động tự do hàng hải , có nghĩa là chứng minh cam kết của Hoa Kỳ đối với việc duy trì tiếp cận mở với khu vực, trong đó có nhiều yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc đã xử dụng một nguồn lực khác thường để quãng bá sự phản đối của mình đối với chuyến đi: những con tàu mà đội hình có vẻ như dân sự, nhưng rất có khả năng đã thực sự dược kiểm soát bởi các lực lượng do nhà nước đở đầu, nhận lệnh từ quân đội Trung Quốc.

Aung San Suu Kyi, với gợi ý lãnh đạo ASEAN

Hình ảnh
ASEAN học hỏi tìm hướng đi cho một thời đại mới trong những toan tính của siêu cường.   Phương Nguyen. 23 Tháng Sáu 2016. Theo CSIS, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trần H Sa lược dịch Vào cuối hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc gần đây tại Côn Minh, Trung Quốc, vào ngày 13 tháng Sáu ; một cách thiếu tế nhị, Bắc Kinh đã gây áp lực lên một số thành viên ASEAN, yêu cầu họ rút lại sự hỗ trợ dành cho một thông cáo báo chí chung của ASEAN bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về những diễn biến gần đây ở Biển Đông . Sự kiện này đặt ra vấn đề căn bản về khả năng của nhóm, trong việc hòa hợp với nhau giửa những thách thức được đặt ra bởi thực tế chiến lược mới của khu vực.

Mỹ thực hiện một động thái đầy ý nghĩa ở Biển Đông

Hình ảnh
Hình ảnh : Flickr / Creative Commons. Michael Mazza. 21, tháng 06 năm 2016. Theo National Interest Trần H Sa lược dịch Hôm thứ Tư, một phi đội tạm thời với bốn chiếc Growlers EA-18G của hải quân Mỹ đã được triển khai cho Philippines. Theo bộ tư lệnh Thái Bình Dương, máy bay sẽ tham gia vào việc đào tạo song phương với các phi công của Không quân Philippines và "sẽ hỗ trợ các hoạt động thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải khu vực và bảo đảm tiếp cận các lĩnh vực hàng không và hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế."

Đệ Tam hạm đội Mỹ gửi tàu đến Đông Á.

Hình ảnh
Hải quân Mỹ đang gửi thêm tàu ​​tới khu vực Đông Á trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Một khẩu súng máy gắn trên tàu khu trục Mỹ USS Momsen (DDG92) khi nó vào bến tàu ở Ấn Độ Dương tại Mombasa, 07 tháng 5, 2008. REUTERS / Joseph Okanga   Idrees Ali và David Brunnstrom, Reuters 15 tháng 6/2016. Theo Business Insider Trần H Sa lược dịch WASHINGTON (Reuters) - Hạm đội thứ ba của Hải quân Mỹ sẽ gửi nhiều tàu ​​tới khu vực Đông Á hoạt động bên ngoài vùng trách nhiệm bình thường của nó, cùng với Hạm đội Bảy ở Nhật Bản, một quan chức Mỹ cho biết vào hôm thứ Ba, một động thái đến vào thời điểm căng thẳng tăng cao với Trung Quốc .